Sứ quán Nhật tại Bắc Kinh hứng “mưa đá”
Làn sóng biểu tình chống Nhật Bản hôm nay 15-9 đã lan rộng tới hơn 12 thành phố ở Trung Quốc. Hàng ngàn người biểu tình Trung Quốc bao vây sứ quán Nhật ở Bắc Kinh, ném đá, chai lọ vào tòa nhà, đồng thời chống đối cả lực lượng cảnh sát.
Người biểu tình giăng một lá cờ Trung Quốc lớn. Ảnh: AP
Nếu như các cuộc biểu tình trước đó chưa xuất hiện dấu hiệu bạo lực và sớm giải tán thì những đợt biểu tình mới lại căng thẳng hơn nhiều, trong đó hàng trăm người tìm cách xông lên vượt qua rào cản của lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên cảnh sát bán quân sự được trang bị khiên, dùi cui, mũ bảo hiểm cuối cùng không để sự việc đi quá xa. Các nhóm biểu tình quá khích còn ném đất đá, chai lọ vào đại sứ quán Nhật Bản và đốt cờ Nhật.
Người biểu tình xông lên phá hàng rào ở Đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh
Một số người biểu tình hô khẩu hiệu:”Trả lại quần đảo của chúng tôi!”trong khi những người khác còn giương cao dòng chữ:”Vì sự tôn trọng với đất mẹ, chúng ta phải chiến đấu với Nhật”.
Biểu tình cũng nổ ra ở các thành phố khác của Trung Quốc, như Tây An, Tô Châu, Nam Kinh… Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ở đây có phần trật tự hơn.
Video đang HOT
Hình ảnh biểu tình ở Thượng Hải
Chính phủ Nhật Bản hôm 11-9 đã ký hợp đồng mua 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku với chủ sở hữu tư nhân bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Đài Loan. Hợp đồng được ký kết sau quyết định của Chính phủ Nhật Bản tại cuộc họp nội các trước đó về việc chi 2,05 tỉ yen từ quỹ dự phòng để mua đảo. Với hợp đồng mới này, Chính phủ Nhật Bản đã sở hữu 4 trong số 5 đảo chính của Senkaku, đồng thời tiếp tục thuê đảo còn lại.
Ngay sau đó, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Trung Quốc nhằm phản đối Nhật Bản mua quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc số ra ngày 14-9 đã gọi hành động của Tokyo là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và xúc phạm công dân nước này.
Bài bình luận trên tờ báo này còn nhấn mạnh: “Nhật Bản đã sẵn sàng trả giá cho những hành động xấu xa của mình chư. “Những hành động đó sẽ bị coi là sự xâm lược lãnh thổ từ xa xưa của Trung Quốc và vì thế Trung Quốc sẽ kiên quyết giáng trả”.
Theo TNO
Hàng ngàn người bao vây sứ quán Nhật tại Bắc Kinh
Hàng ngàn người biểu tình Trung Quốc hôm nay 15/9 bao vây sứ quán Nhật ở Bắc Kinh, ném đá, chai lọ vào tòa nhà.
Cảnh sát chống bạo động ngăn người biểu tình tiến vào sứ quán Nhật ở Bắc Kinh ngày 15/9.
Cảnh sát bán quân sự được trang bị khiên, dùi cui đã lập hàng rào bảo vệ sứ quán Nhật tại Bắc Kinh, trong khi những người biểu tình hô khẩu hiệu, vẫy cờ có lúc cố gắng tìm cách xông vào tòa nhà.
"Trả lại quần đảo của chúng tôi!", một số người biểu tình hô khẩu hiệu. Một trong những người biểu tình còn giương dòng chữ: "Vì sự tôn trọng với đất mẹ, chúng ta phải chiến đấu với Nhật."
Căng thẳng leo thang khi xuất hiện thông tin còn có các cuộc biểu tình khác trên khắp Trung Quốc.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật đã phải cắt ngắn chuyến công du tới Australia để trở lại Tokyo vào sáng nay nhằm đối phó với tình hình.
Căng thẳng trên quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư leo thang mạnh từ ngày hôm qua khi Trung Quốc phái 6 tàu hải giám tới quần đảo nằm trên biển Hoa Đông này. Đây là đợt căng thẳng nguy hiểm nhất giữa hai cường quốc châu Á kể từ năm 2010.
Các cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra không chỉ ở Bắc Kinh mà ở trên nhiều thành phố khắp Trung Quốc.
Trung Quốc phái tàu hải giám tới Senkaku/Điếu Ngư để phản ứng trước quyết định mua quần đảo của chính phủ Nhật vào thứ ba vừa qua từ một nhà sở hữu tư nhân người Nhật, bất chấp phản đối của Trung Quốc.
Tại Thượng Hải, các tuyến phố quanh lãnh sự quán Nhật, nằm ở khu vực phía tây của thành phố, đã được phong tỏa vào ngày hôm nay. Hàng trăm cảnh sát có lúc đã để những nhóm nhỏ những người biểu tình vào.
Báo chí Nhật cho biết các cuộc biểu tình chống nhật cũng được tổ chức ở các thành phố khác của Trung Quốc, như Tây An, Tô Châu, Nam Kinh. Hình ảnh trên trang mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc Sina Weibo, cho thấy hàng trăm người biểu tình tuần hành xuống phố ở thành phố Côn Minh, tây nam nước này.
Ngoài ra còn có các cuộc biểu tình rải rác khác khắp Trung Quốc trong suốt tuần qua.
Các nhà ngoại giao cho rằng mặc dù cả Tokyo và Bắc Kinh đều muốn giữ cho căng thẳng hiện nay không vượt ra ngoài vòng kiểm soát, nhưng rất khó kiểm soát tình hình bởi cả Trung Quốc và Nhật đều chuẩn bị bước vào những kỳ bầu cử quan trọng mà ở đó sự bất tin ở nhau đang bị khoét sâu.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nhận định trong bài xã luận ngày hôm nay rằng lùi bước không phải là lựa chọn của Trung Quốc.
"Trung Quốc phải tự tin trước sự lấn lướt của Nhật", tờ báo này viết và cho rằng quân đội Trung Quốc cần phải "tăng cường chuẩn bị và tăng cường phòng ngự" trước Nhật.
"Trung Quốc sẽ không lảng tránh nếu Nhật chọn giải pháp quân sự", tờ báo tuyên bố.
Tuy nhiên, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa phái lực lượng quân sự tới vùng biển quan quần đảo.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo cũng bị nguội lạnh năm 2010, sau khi Nhật bắt một thuyền trưởng tá Trung Quốc, vì cho tàu đâm vào các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật ở gần Senkaku/Điếu Ngư. Mối quan hệ Trung-Nhật từ lâu cũng bị cản trở do quá khứ đau buồn của Trung Quốc về thời kỳ chiếm đóng của quân Nhật những năm 1930, 1940.
Theo Soha
Làn sóng biểu tình phản đối bạo lực ở CHDC Congo Ngày 1/8, hàng nghìn người đa xuông đương tham gia cac cuôc biêu tinh trên khăp Cộng hòa Dân chủ Congo để kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực ở miền Đông nước này, nơi quân đội chính phủ và lực lượng gin giữ hòa bình của Liên hợp quốc (MONUSCO) đang nô lưc ngăn chặn hoạt động của phe nổi dậy....