Sư Phượng sắp về chùa, dân phẫn nộ làm đơn phản đối
Ngày mùng Một tháng 11 âm tới (3/12/2013), sư Thích Minh Phượng sẽ về chùa làm lễ, người dân gửi đơn cầu cứu tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Dân cấm sư về chùa làm lễ ngày đầu tháng
Vụ việc nhà sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long (thôn 4, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) có lối sống xa hoa, làm mất lòng người dân, và còn tự ý tráo đổi tượng cổ hàng trăm năm tuổi bằng một tượng mới có 90% giống chân dung của mình ngày càng phức tạp. Hiện tại, gần 1 vạn dân của xã Chàng Sơn đều rất bức xúc về vị sư này, hơn nữa, còn bức xúc về việc giải quyết chậm chễ của các cấp chính quyền.
Diễn biến mới nhất của vụ việc, trao đổi với Đất Việt ngày 28/11, anh Phí Chín (thôn 5 xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi vừa nhận được thông tin ngày mùng Một tháng 11 âm tới (3/12/2013) sư Thích Minh Phượng sẽ về chùa làm một lễ gì đó rất lớn, tham gia lễ còn có gần 100 đệ tử của đạo tràng mà ông này tự thu nhận trong thời gian làm trụ trì tại đây.
Hiện tại, chúng tôi rất bất bình về vị sư này, đã có những lá đơn gồm hàng trăm hàng nghìn chữ ký của nhân dân được gửi đến các cấp chính quyền, từ xã đến huyện, đến sở văn hóa của thành phố. Ngày 28/11 chúng tôi cũng đã gửi đơn đề nghị được giải quyết vụ việc đến Thành hội Phật giáo Hà Nội, sang ngày 29/11, chúng tôi sẽ tiếp tục đề đơn cầu cứu tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Người dân xã Chàng Sơn khẳng định bức tượng Phật màu vàng kia đã bị sư Phượng thay mới bởi có nhiều đặc điểm khác biệt, đặc biệt là màu sơn son thếp vàng trên tượng mới khác hẳn với màu sơn nâu của những bức tượng cổ. Ảnh: Minh Tú
Còn việc sư Phượng về chùa làm lễ, tuy mới nghe thông tin như vậy nhưng chiều ngày 28/11, nhân dân 7 thôn xã Chàng Sơn đã đồng loạt viết đơn gửi chính quyền xã, đề nghị giữ gìn an ninh trật tự ngày hôm đó bởi chắc chắn, người dân sẽ không cho vị sư này có cơ hội vào chùa.”
Được biết, vị sư này đã rời khỏi chùa từ ngày 5/11, khi chính quyền xã lập biên bản yêu cầu đưa bức tượng đồng mới (có 90% giống chân dung sư Phượng) ra khỏi chùa. Ngày 11/11, sư Phượng có về chùa một lần ngỏ ý muốn mang ô tô riêng đi nhưng người dân không đồng ý. Sau đó, dân xã Chàng Sơn đã nhiều lần thấy vị sư này xuất hiện ở địa phương vào đêm tối.
Video đang HOT
Hiện tại, chiếc ô tô riêng của sư Phượng hiệu Kia Morning vẫn ở trong gara của sư xây ngay cạnh cổng chùa.
Ông Điệp (ngoài 70 tuổi, thôn 4 xã Chàng Sơn, Thạch Thất) cho biết thêm, người dân ở đây rất bức xúc bởi lẽ: “Với nhiều thế hệ dân Chàng Sơn, ngôi chùa có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ ngày đánh Pháp, đánh Mỹ, ngôi chùa vẫn vững vàng trong bom đạn, bao nhiêu thế hệ lớn lên, rồi khi chết đi đều được gửi vào chùa này. Đến bây giờ, chỉ vì một ông sư biến chất mà ngôi chùa trở nên hoang tàn. Người dân Chàng Sơn như đứt từng khúc ruột mỗi khi thắp nén hương lên những bát hương mới mà vị sư này mua ở chợ thay vào”.
Dân tự lắp camera để canh chùa
Anh Phí Chín cho biết, anh và một nhóm dân Chàng Sơn khoảng hơn 10 người đã góp tiền vào lắp một camera quan sát bên ngoài khuôn viên chùa.
Anh Sơn (thôn 4, xã Chàng Sơn) – người cũng góp tiền lắp camera chia sẻ: “Hệ thống này chúng tôi lắp hết khoảng 10 triệu, mấy anh em mỗi người một ít, chung tay để bảo vệ ngôi chùa. Bởi lẽ bây giờ, chùa không có sư trụ trì canh giữ, bảo vệ, trong chùa còn rất nhiều đồ cổ, đồ quý, sợ rằng trộm đạo hoành hành xâm phạm đến chốn tôn nghiêm. Còn về chính quyền xã, họ chỉ làm nhiệm vụ quản lý, giữ chìa khóa, đêm tối cũng không có ai trông nom.”
Bức ảnh kỷ niệm của sư Phượng và những người trong đạo tràng trong một lần cúng giàng ở chùa Thầy. Ảnh: Minh Tú.
Anh Sơn cũng chia sẻ thêm, vừa qua khoảng 23h ngày 24/11, đã có một người lạ tính đột nhập vào chùa. Đang loay hoay tìm cách trèo vào chùa từ ngõ phía bên trái thì bị người dân phát hiện, bắt giữ.
Khi hỏi người này đêm hôm trèo vào chùa làm gì, thì anh này lúc bảo vào lấy quả cầu, lúc bảo vào hái mấy bông hoa đại. Dù rất nghi vấn nhưng là người trong làng, và chúng tôi cũng không phải công an nên thả anh ta về. Sau đó vụ việc cũng được trình báo lên chính quyền xã, còn giải quyết thế nào, người dân không được biết.
Một điều khiến người dân xã Chàng Sơn vô cùng bức xúc là việc đã rất nhiều lần gửi đơn thư cầu cứu, đề nghị các cấp chính quyền giải quyết nhanh chóng dứt điểm vụ việc, đưa chùa trở lại hoạt động như bình thường, nhưng chưa một lần được hồi đáp.
Cô Tình (trưởng thôn 4, xã Chàng Sơn, Thạch Thất) chia sẻ: “Việc người dân tập trung trong chùa ký tên vào đơn là có thật. Bản thân tôi, vì được giao trách nhiệm trưởng thôn, nên cũng chỉ biết khuyên bà con bình tĩnh, tất cả phải chờ đợi sự xử lý của chính quyền, nhà nước”.
9000 người dân xã Chàng Sơn đều đồng lòng ký tên yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng hiện tại chưa nhận được bất cứ hồi đáp nào. (Ảnh người dân cung cấp)
Những nỗi bức xúc, mong mỏi của người dân được cụ thể hóa bằng pano, áp phích treo trước cửa chùa. Ảnh: Minh Tú.
Theo Trí Thức Trẻ
Gây chia rẽ người dân, sư Phượng bị đề nghị trục xuất
Người dân 7 thôn xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã ký tên vào đơn gửi chính quyền xã, huyện đề nghị trục xuất trụ trì ra khỏi chùa.
Xung quanh vụ việc sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long (thôn 4, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) có lối sống xa hoa, làm mất lòng người dân, và còn tự ý tráo đổi tượng cổ hàng trăm năm tuổi bằng một tượng mới, người dân nơi đây ngày càng bất bình với vị sư này.
Ngày 24/11, nhiều người dân xã Chàng Sơn cho biết đã đồng lòng lập một lá đơn, gửi đển các cấp chính quyền xã và huyện. Nội dung của lá đơn bao gồm việc đề nghị chính quyền có biện pháp bảo vệ di tích lịch sử cấp quốc gia là ngôi cổ tự Chân Long, đồng thời trục xuất sư trụ trì là Thích Minh Phượng khỏi địa phương.
Anh Phí Chín (thôn 5, xã Chàng Sơn) cho biết: "Tôi là một trong những người đầu tiên ký vào lá đơn này. Hiện tại, nhân dân 7 xã Chàng Sơn đều đồng lòng với nội dung trong đơn.
Trong lá đơn này đã có tên của trưởng thôn, phó thôn, bí thư chi bộ, hội cựu chiến binh tại các thôn. Đồng thời, đơn cũng đã được gửi đến Mặt trận Tổ quốc xã, Đảng ủy xã và nhận được sự hưởng ứng. Cả xã chúng tôi nhất trí mời sư Phượng ra khỏi chùa".
Người dân xã Chàng Sơn căng khẩu hiệu yêu cầu nhà sư trụ trì trả lại tượng cổ đã biến mất khỏi chùa để thay vào đó là tượng "chân dung" của sư.
Ông Điệp (gần 70 tuổi, thôn 4, xã Chàng Sơn) chia sẻ: "Từ ngày sư Phượng về chùa, thành lập đạo tràng riêng đã khiến dân làng chúng tôi mâu thuẫn với nhau. Tuy cả làng, cả xã thống nhất không muốn có sự hiện diện của nhà sư này tại địa phương, nhưng vẫn còn một bộ phận những người dân trong đạo tràng hết lòng bảo vệ sư Phượng".
"Từ hôm 5/11, sư Phượng rời khỏi chùa, đến ngày 15/11 có quay trở về chùa đòi mang ô tô đi nhưng nhân dân không đồng ý, ông này lại bỏ đi. Nhưng nhiều người dân trong xã chúng tôi vẫn thấy ông này thi thoảng đi về địa phương, thường qua lại với những người trong đạo tràng. Chúng tôi chỉ mong các cấp chính quyền giải quyết nhanh chóng vụ việc, để người dân yên ổn làm ăn, không phải bỏ sức bỏ công ra trông chùa, canh sư nữa".
Được biết, hiện cửa chùa thường xuyên khóa kín, chỉ mở vào ngày rằm, mùng một. Còn bình thường, muốn vào thăm chùa, phải báo cáo chính quyền xã, nếu hợp lý thì xã mới cho người giữ chìa khóa mở cửa để vào.
Băng rôn, biểu ngữ kêu cứu, đuổi sư treo kín cổng chùa Chân Long.
Theo Đất Việt
Ôtô riêng, bia rượu, keo vuốt tóc... của sư Phượng Sư Thích Minh Phượng - Trụ trì chùa Chàng Sơn (ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) có lối sống lạ: Ôtô riêng, bia rượu, nhà tắm còn có keo vuốt tóc, ảnh gợi cảm. Sau khi nhân dân xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cùng chính quyền trục xuất pho tượng đồng "giống 90% chân dung sư trụ trì" ra...