Sự ‘nuông chiều’ của trọng tài làm hỏng V.League
VFF vẫn xử lý kịp thời những sự cố bạo lực sân cỏ tại V.League. VPF cùng VFF vẫn cố gắng mở các lớp tập huấn trọng tài trước mùa giải. Nhưng chất lượng trọng tài chỉ ở mức trung bình dẫn đến sự nuông chiều cầu thủ không mong muốn.
Trọng tài vẫn được coi là “vấn đề” của bóng đá Việt Nam (ảnh mang tính minh họa).
Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn và Tổng thư ký Lê Hoài Anh của LĐBĐ Việt Nam (VFF) từng nhấn mạnh chung một luận điểm tại các lớp tập huấn trọng tài trước mùa giải mới thế này:
“Trước kia, cầu thủ Việt Nam khi thi đấu quốc tế từng phải nhận những thẻ phạt không đáng có. Một mặt đến từ ý thức chủ quan của cầu thủ. Mặt khác là do môi trường bóng đá trong nước nhiều lúc trọng tài không quyết liệt, qua đó vô tình tạo thói quen xấu cho cầu thủ khi bước ra đấu trường quốc tế. Sau những biến cố ấy, các trọng tài cần xử lý đúng luật, giúp các cầu thủ nhận thức rõ hành vi trên sân cỏ trong thời gian tới”.
Toàn thể hội trường vỗ tay hưởng ứng. Nhưng khi bước ra sân cỏ, không phải trọng tài nào cũng làm được như cách mà VFF đã kỳ vọng. Tình huống mà Hoàng Thịnh đạp gãy chân Hùng Dũng trong trận đấu giữa TP HCM và Hà Nội FC thuộc vòng 5 V.League 2021 suýt chút nữa trở thành trò cười cho dư luận, nếu như trọng tài Vũ Nguyên Vũ không nhanh tay “bẻ thẻ”, đổi từ thẻ vàng sang thẻ đỏ cho Hoàng Thịnh khi ấy. Sự phán đoán tình huống không chắc tay của trọng tài Vũ thực tế chỉ là đại diện cho nhiều pha xử lý không đúng người, không đúng tội của các trọng tài.
Video đang HOT
Vẫn là Hà Nội FC nhưng ở vòng đấu sau, trọng tài Nguyễn Đình Thái có quyết định rút thẻ vàng đầy tranh cãi. Trung vệ Trần Đình Trọng rượt theo túm quần Chevaughn Walsh bên phía Hà Tĩnh. Ngoại binh người Jamaica vung tay ngược ra sau trúng mặt Đình Trọng. Ông Thái lúc đó mới cắt còi. Nhưng người bị phạt duy nhất khi đó lại là Walsh chứ không có Đình Trọng, người đã có tình huống kéo người ngăn cản một cơ hội có thể tạo ra bàn thắng cho Hà Tĩnh. Câu hỏi mà báo giới và dư luận đặt ra khi đó hoàn toàn xác đáng: “Tại sao trọng tài Nguyễn Đình Thái lại nghiêm khắc với lỗi của Walsh, nhưng lại vờ không thấy lỗi và thẻ vàng với Đình Trọng?”.
Hai ngày sau vụ việc ấy, một tình huống khác lại khiến người hâm mộ xem V.League 2021 bất bình. Và cuối trận Sài Gòn thua Nam Định 0-3, Phan Thế Hưng (Nam Định) thẳng chân đạp vào ống quyển của Công Thành (Sài Gòn). Quá đau, Công Thành ngã xuống sân. Đó là một pha bóng khiến nhiều người rợn tóc gáy khi nó có những chi tiết tương đồng với tình huống Hoàng Thịnh đạp gãy chân Hùng Dũng. Vậy nhưng, trọng tài Nguyễn Ngọc Châu (Còi vàng năm 2016) chạy đến nói với Công Thành rằng: “Quẹt trúng, quẹt nhẹ vậy làm gì nằm ăn vạ vậy”. Vừa đau, vừa bị uất ức khi đối thủ không bị phạt còn mình thì bị chỉ trích với giọng điệu không thể chấp nhận được, Công Thành phản ứng và nhận ngay chiếc thẻ vàng! Ngược lại, ông Châu lại không rút thẻ với Thế Hưng. Để rồi khi dư luận phải làm thay nhiệm vụ phán xử của trọng tài, Ban Kỷ luật VFF mới đưa ra án phạt nguội treo giò 3 trận và phạt tiền đối với Thế Hưng.
Sự xuất hiện của Ban Kỷ luật VFF may ra còn giúp dư luận bóng đá Việt Nam cảm thấy có chút công bằng, khi những cầu thủ phạm lỗi không lọt khỏi phán xử bởi luật bóng đá và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên như đã nói từ đầu bài, các trọng tài với những quyết định không đúng lúc, không đúng người và không đúng tội vô tình làm ảnh hưởng đến chất lượng của V.League, tâm lý của cầu thủ và cả chính hình ảnh của bóng đá Việt Nam.
Tất nhiên, phải thừa nhận rằng, V.League nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung ngày càng hiếm trọng tài giỏi. Những trường hợp được xếp vào trọng tài elite như ông Ngô Duy Lân ngày càng hiếm hoi. Và cũng chỉ có duy nhất ông Duy Lân là tập trung 100% cho nghề trọng tài. Bởi đa số đồng nghiệp của ông vẫn chỉ xem đây là một trong những nghề tay trái, bên cạnh các công việc ổn định như giáo viên thể chất, làm ở sở thể dục thể thao của tỉnh.
Tuy mức thu nhập của những nghề ấy không cao bằng nghề trọng tài, nhưng chí ít, họ cũng không phải áp lực từ thể chất đến tâm lý điều hành trận đấu. Cũng vì thế, trách nhiệm khi cầm còi của các trọng tài cũng vì vậy mà chỉ dừng ở mức trung bình.
Chủ tịch VPF: Không sử dụng trọng tài có biểu hiện về tư tưởng, yếu chuyên môn
Chủ tịch VPF Trần Anh Tú cho biết, VPF sẽ không sử dụng trọng tài không đủ năng lực về chuyên môn tại các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
"Thường trực BCH Liên đoàn bóng đá Việt Nam đề nghị Ban trọng tài cần có các biện pháp kiểm soát một cách chặt chẽ quá trình thực thi nhiệm vụ của lực lượng giám sát trọng tài, trọng tài và trợ lý trọng tài.
Đánh giá, dự báo chính xác về tính chất các trận đấu để đề xuất bổ nhiệm các giám sát, trọng tài đủ khả năng, kinh nghiệm làm nhiệm vụ, nhất là những trận đấu có tính chất tranh đua cao, đồng thời xử lý nghiêm khắc những trọng tài vi phạm nghiêm trọng, có biểu hiện về tư tưởng, không phân công những trọng tài không đủ năng lực về chuyên môn, thể lực không đảm bảo", Chủ tịch VPF Trần Anh Tú nhấn mạnh trong lễ khai mạc chương trình tập huấn rút kinh nghiệm công tác giám sát trọng tài và trọng tài giữa mùa các Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2020.
Ông Trần Anh Tú cũng thẳng thắn đề cập đến các hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong công tác giám sát, trọng tài giai đoạn vừa qua, đặc biệt là các sai sót về nhận định và xử lý lỗi liên quan đến phạt đền, bàn thắng.., gây ảnh hưởng đến kết quả các trận đấu.
Ông Trần Anh Tú, Ủy viên Thường trực BCH VFF phát biểu tại buổi lễ.
Bên cạnh đó, tình trạng trọng tài chưa thực sự nghiêm khắc với hành vi phi thể thao, phạm lỗi nghiêm trọng hoặc lỗi chơi thô bạo của một số cầu thủ, sử dụng thẻ phạt chưa phù hợp với mức độ phạm lỗi của cầu thủ cũng xảy ra khá nhiều.
Ông Trần Anh Tú yêu cầu chương trình tập huấn cần có đánh giá cụ thể những sai sót, đặc biệt những sai sót có tính chất hệ thống, tìm ra nguyên nhân cơ bản để cùng rút kinh nghiệm và thống nhất biện pháp xử lý khắc phục phù hợp, hiệu quả, hạn chế tối đa việc tái diễn những sai sót gây ảnh hưởng đến kết quả chuyên môn các trận đấu.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chương trình tập huấn rút kinh nghiệm công tác giám sát, trọng tài giữa mùa giải năm nay được tổ chức làm 2 đợt. Đợt 1 tại Hà Nội và đợt 2 tại TP.HCM.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cũng khẳng định sẽ cùng với các thành viên trong Ban tổ chức lớp tập huấn tập trung và chủ động, tích cực và khẩn trương thực hiện tốt những giải pháp, biện pháp cụ thể để đảm bảo việc tập huấn rút kinh nghiệm công tác giám sát, trọng tài được thành công, hiệu quả.
Từ đó tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng cho công tác tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia trong giai đoạn còn lại của mùa giải năm nay, cũng như hướng tới mùa giải mới 2021.
Chiều 6/9 toàn bộ các trọng tài và trợ lý trọng tài tham dự tập huấn giữa mùa giải đợt 1 đã tham gia kiểm tra thể lực. Đây là bài kiểm tra đầu tiên và cũng là bài kiểm tra bắt buộc các trọng tài, trợ lý trọng tài phải đạt được các yêu cầu, chỉ số về thể lực theo qui định của FIFA.
Trọng tài nào không vượt qua được kiểm tra thể lực sẽ không có cơ hội tham gia điều hành các trận đấu trong giai đoạn còn lại của mùa giải năm nay.
Những hành động phi thể thao trong bóng đá cần phải chấm dứt Thể thao nói chung và Bóng đá nói riêng luôn cuồng nhiệt, khi sự cổ vũ của khán giả làm "nóng" khán đài, dưới sân thi đấu, các vận động viên cũng luôn "cháy" hết mình vì đam mê, cống hiến nhiệt huyết vì màu cờ sắc áo. Tuy nhiên, sự kịch tính, quyết liệt trên sân đấu với những hành động phi...