Sự nguy hiểm của tư tưởng nước lớn
Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng nước lớn của một bộ phận dư luận Trung Quốc đang là con bài nguy hiểm được sử dụng trong tranh chấp chủ quyền.
Tàu ĐNa-90152 được kéo về vịnh Đà Nẵng sau khi bị tàu TQ đâm chìm ngày 26.5 – Ảnh: Nguyễn Tú
Chỉ một ngày sau hành động vô nhân đạo của tàu Trung Quốc (TQ) đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 26.5, mạng xã hội TQ tràn ngập sự hoan hỉ của một bộ phận cư dân mạng nước này. Một người sử dụng trang Ifeng.com viết: “Bây giờ mới thấy được quyết tâm và lòng dũng cảm” (của tàu TQ – NV). Một người khác viết: “Cuối cùng thì cũng thấy được tin tức về hành động cụ thể”, theo tờ The New York Times.
Ngày 30.5, cũng tờ The New York Times đăng tải ý kiến của một độc giả Việt Nam. Độc giả này đang làm việc cho một công ty Việt Nam tham dự hội chợ thương mại tại Thâm Quyến vào trung tuần tháng 5. Một nữ khách hàng người Hoa đến gian hàng của công ty (có treo cờ Việt Nam phía trước) và nói: “Các người dám khiêu khích ngay cả một nước lớn như chúng tôi. Ngay cả Mỹ còn phải kiêng dè chúng tôi nữa là”.
Trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông vẫn chưa dịu kể từ khi TQ đơn phương hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các chuyên gia cảnh báo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, lệch lạc và tư tưởng nước lớn hung hăng hiếu chiến sẽ càng trở nên cực kỳ nguy hiểm và đẩy căng thẳng leo thang. Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc ĐH Simmons (Mỹ), nhận định với Thanh Niên: “Trung Quốc ngày càng trở nên ngạo ngược trong việc khẳng định cái gọi là chủ quyền lãnh hải chính là do yêu cầu từ một bộ phận không nhỏ dư luận mang tư tưởng hoặc bị tuyên truyền về chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Những người này có tư tưởng TQ là siêu cường và nền kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới. Giữa lúc giới lãnh đạo đang bị chỉ trích về tham nhũng, ô nhiễm và những vấn đề nội địa khác thì chính sách ngoại giao diều hâu lại bỗng dưng dễ thu phục lòng người”. Đồng ý với quan điểm trên, Giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ) nhận định: “Theo tôi, có sự tương đồng giữa động cơ gây hấn của TQ ở biển Hoa Đông với Nhật Bản và ở biển Đông với Việt Nam: chuyển hướng dư luận sang những vấn đề quốc tế để phục vụ nhu cầu đối nội”.
Video đang HOT
Ai lèo lái ai ?
Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều những ý kiến đúng đắn của người dân và học giả TQ tỏ ra yêu hòa bình, tôn trọng luật pháp và bất bình với những hành động của chính phủ nước họ. Chuyên gia Lý Lệnh Hoa thường xuyên kêu gọi phải tôn trọng Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 và phản đối đường lưỡi bò, còn The New York Times trích lời một công dân mạng TQ cảm thán rằng nước ông “hành xử không đáng mặt nước lớn” và “tư tưởng Khổng giáo đang phai nhạt” về vụ đâm tàu.
Từ đó, bà Tôn Vân, chuyên gia về TQ thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ), nói với Thanh Niên: “Chắc chắn không sai khi nói lãnh đạo TQ phải có hành động đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân. Nhưng cũng chắc chắn là nếu muốn thì chính quyền có rất nhiều phương thức để làm dịu đi các luận điệu dân tộc hung hăng, hiếu chiến trong dư luận. Câu hỏi quan trọng nhất là ai đang lèo lái ai. Chắc chắn là khuấy động dư luận trong nước sẽ giúp chính quyền có cớ ngày càng tăng cường chính sách ngoại giao cứng rắn và tạo ra đòn bẩy thuận lợi khi đàm phán với các nước có liên quan”.
Cho dù vẫn còn tranh luận về vấn đề trên, các chuyên gia đều thống nhất: Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tư tưởng nước lớn hung hăng hiếu chiến sẽ chỉ kích động hận thù và leo thang căng thẳng. Chuyên gia Richard Bitzinger thuộc ĐH Nanyang (Singapore) nhận định: “Một bộ phận không nhỏ người dân TQ tin rằng họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại biển Đông và hệ lụy nguy hiểm là Bắc Kinh sẽ tiếp tục không chịu thỏa hiệp”.
Theo TNO
Trung Quốc 'âm thầm' lấn tới ở Trường Sa
Theo giới chuyên gia, các nước trong khu vực cần cảnh giác trước nguy cơ Trung Quốc thông qua vụ giàn khoan để lấn sâu xuống nam biển Đông.
Một cơ sở phi pháp của Trung Quốc ở Gạc Ma - Ảnh: The Philippine Star
Trong lúc giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) và đội tàu hung hăng vẫn đang hiện diện phi pháp trong vùng biển Việt Nam (VN), Trung Quốc (TQ) cùng lúc tiến hành hàng loạt động thái phi pháp khác trên vùng biển Trường Sa của VN nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền trên phần lớn biển Đông. Tuy nước này không tuyên bố rùm beng như vụ giàn khoan nhưng giới quan sát cảnh báo những diễn biến mới ở Trường Sa cũng không kém phần nguy hiểm. Sự thật là những hành động của TQ đang ngày càng buộc những nước có tranh chấp trực tiếp nhưng trước giờ ít lên tiếng như Malaysia hay tưởng là ngoài cuộc như Indonesia không thể không quan ngại.
Nguy cơ giàn khoan xuống Trường Sa
Ngày 14.5, Philippines lên tiếng tố cáo TQ xây dựng trái phép một đường băng trên đá Gạc Ma thuộc Trường Sa. Đến ngày 27.5, Thời báo Hoàn Cầu "lặng lẽ" đưa tin nước này đang lên kế hoạch xây dựng một đảo nhân tạo gần Gạc Ma để triển khai cơ sở quân sự, bao gồm một căn cứ không quân và một cảng hải quân. Mới đây nhất, Reuters dẫn lời một số chuyên gia ngành dầu mỏ TQ tin rằng sau khi "hoàn tất khai thác" trong vùng biển Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương-981 đi khắp biển Đông, bao gồm cả khu vực Trường Sa.
Ông Richard A.Bitzinger, chuyên gia an ninh khu vực thuộc ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), nhận định với Thanh Niên: "Cho tàu đâm chìm tàu cá VN, cho dù có dùng tàu dân sự hay thương mại đi chăng nữa, đã là một hành động cực kỳ nguy hiểm từ phía TQ. Cũng có thể nói như thế về các hoạt động xúc tiến xây dựng ở Gạc Ma. Những hành động mới đây nhất chỉ xác tín một điều: Bắc Kinh luôn là bên hung hăng nhất trong việc khẳng định cái gọi là chủ quyền của mình trên biển Đông".
Ai cũng phải lo
Nhận định với Thanh Niên, các chuyên gia phân tích cho rằng với khả năng sẽ đưa giàn khoan Hải Dương-981 đến cả quần đảo Trường Sa, TQ ngày càng muốn cụ thể hóa chính sách đường lưỡi bò phi lý.
Điều này đã khiến Indonesia, trước đây còn đóng vai trò là bên trung lập, cấp tập chuẩn bị lực lượng đối phó. Ngay cả quốc gia lâu nay ít lên tiếng dù có tranh chấp trực tiếp tại biển Đông là Malaysia cũng không thể không quan ngại. Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc ĐH Simmons (Mỹ), nhận định: "TQ sẽ không ngừng chiếm đoạt các đảo san hô, xây dựng căn cứ và thiết lập hiện diện vĩnh viễn trên đó. Dĩ nhiên, Malaysia không thể cứ tiếp tục ngồi yên trước những toan tính của TQ".
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Ei Sun Oh (ĐH Công nghệ Nanyang), nhận định: "TQ là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và Malaysia cũng là đối tác thương mại lớn nhất của TQ tại Đông Nam Á. Giao thương giữa hai nước vô cùng lớn và điều này khiến cho Malaysia phải rất thận trọng trước khi lên tiếng về vấn đề tranh chấp tại biển Đông. Nhưng dĩ nhiên, Kualar Lumpur rất quan ngại về yêu sách đường lưỡi bò và thực tế là những tuyên bố chủ quyền của TQ đã lấn vào cả vùng biển của Malaysia".
Giới chuyên gia nhận định thông qua các hành động của mình, TQ còn muốn gửi tín hiệu đến Mỹ và Nhật, những nước đang bày tỏ quan ngại vì những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh trên biển Đông. Giáo sư Abuza nói: "Chỉ lên án thôi thì sẽ không đủ để ngăn chặn các hành vi của TQ. Cái Bắc Kinh quan ngại nhất là một hành động cụ thể do các nước như VN, Philippines, Indonesia hay Malaysia cùng liên kết để chống lại tính phi lý của những tuyên bố chủ quyền đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu không bị cản bước, Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới và có những hoạt động tương tự ngày càng sâu xuống phía nam biển Đông".
Về chiến thuật theo kiểu cố tạo ra "chuyện đã rồi" của TQ, tiến sĩ James Holmes (Trường Chiến tranh hải quân - Mỹ) nhận định: "TQ luôn có tham vọng viết lại luật pháp quốc tế nhằm phục vụ cho những tuyên bố chủ quyền của mình. Bằng những động thái như hạ đặt giàn khoan, TQ đang cố tình tạo ra một hiện trạng mới, giả vờ mặc nhiên thừa nhận đây là một động thái bình thường của Bắc Kinh".
Tiến sĩ Holmes cảnh báo: "Nếu sức kháng cự của các nước nhỏ hơn không đủ mạnh, những luật lệ Bắc Kinh tự đặt ra sẽ vô hình trung dần dà được thừa nhận. Tôi không tin luật pháp quốc tế hiện nay công nhận những tuyên bố chủ quyền của TQ nhưng Bắc Kinh luôn có tham vọng tạo riêng cho mình một vùng ngoại lệ".
Theo TNO
Trung Quốc sẽ trả giá nếu từ chối hầu tòa Trung Quốc sẽ tự gánh lấy rất nhiều tổn hại nếu tiếp tục từ chối tham dự một vụ kiện quốc tế khác như đã làm với Philippines. Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) cản đường một tàu cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan Hải Dương-981 Ảnh: AFP Liên tiếp trong mấy ngày qua, Việt Nam luôn thể...