Sự nguy hiểm của stress cấp
Stress cấp thường xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ở những cơ thể vốn đã kiệt sức và có các bệnh lý mạn tính sẽ làm cho sức khỏe càng tồi tệ hơn. Mức độ của stress cấp còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của từng cá nhân.
Ap lưc công viêc lơn la môt nguyên nhân gây stress.
Hoàn cảnh bất ngờ dễ gây ra stress cấp tính
Sau một cú sốc nặng về tinh thần (đột ngột mất việc, bị phản bội trong tinh yêu, người thân đột ngột qua đời…) nhiều người đang khỏe mạnh bỗng trở thành một cơ thể tàn tạ, mệt mỏi, rã rời, không còn ước mơ hy vọng vào cuộc sống. Trong số đó có những trường hợp bỗng nhiên rơi vào trạng thái không tiếp xúc, không nói được. Trí nhớ và chú ý giảm, vẻ mặt buồn rầu, lo âu, hốt hoảng. ý thức bị thu hẹp, đôi khi có cơn kích động, ăn kém, rối loạn giấc ngủ… Bệnh nhân được đưa đi khám và được chẩn đoán bị phản ứng với stress cấp. Sau vài tuần điều trị bằng tâm lý liệu pháp, an thần, hưng thần và nâng đỡ cơ thể, bệnh nhân se hồi phục tốt.
Đáp ứng với sự kiện gây chấn thương tâm lý thì người bệnh có các triệu chứng rối loạn phân ly hoặc rối loạn stress cấp. Cảm xúc của người bệnh bị giảm sút, khó hoặc không thể vui vẻ trong các hoạt động vốn có trước đây mà người bệnh ưa thích và có cảm giác về tội lỗi trong cuộc sống hằng ngày; khó tập trung chú ý; cảm giác tan rã các cơ quan trong cơ thể; cảm giác thế giới không thật hoặc giống như một giấc mơ hoặc rất khó khăn gợi lại các chi tiết của sự kiện chấn thương tâm lý như quên phân ly. Mặc dù chấn thương có thể giống nhau về mức độ, nhưng sự đáp ứng có thể khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Các stress trầm trọng có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi.
Những cú sốc trong đời là nguyên nhân gây ra stress cấp
Video đang HOT
Stress tâm lý cấp diễn và đủ lớn: Người thân chết đột ngột. Bị phản bội bất ngờ. Tai hoạ do thiên nhiên như động đất, núi lửa. Chiến tranh quá tàn khốc. Bị vu cáo không thể thanh minh được. Tính mạng bị đe dọa như trong vùng cháy không có đường ra. Bị làm nhục, bị hãm hiếp, bị bắt cóc, bị cướp giật…
Stress tâm lý trường diễn, chưa đủ lớn nhưng kéo dài: Quan hệ gia đình bị trắc trở. Bị thất bại và mất mát nhiều lần trong cuộc sống mà bản thân người bệnh phải gánh chịu. Mâu thuẫn dai dẳng với xung quanh, với đồng nghiệp. Bị bất công, ngược đãi, hành hạ phải âm thầm chịu đựng. Phải sống chung với người không phù hợp. Căng thẳng tâm lý và thể lực trong lao động.
Căn nguyên phụ trợ: Suy nhược cơ thể do nhiễm khuẩn, nhiễm độc; chấn thương sọ não; suy dinh dưỡng; mất ngủ kéo dài; đặc điểm nhân cách; sức đề kháng về tâm thần.
Stress tac đông manh đên hoat đông cua nao bô.
Các mức độ bệnh
Các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong nhiều phút khi có kích thích hay sự kiện gây stress và biến mất trong vòng 2-3 ngày. Trong giai đoạn này có thể quên từng phần hoặc quên hoàn toàn. Các thể bệnh hay gặp là:
Thể bất động (sững sờ): Ngay sau chấn thương tâm lý, xảy ra tình trạng bất động đột ngột ngay tại chỗ, không nói, không cử động mặc dù sự nguy hiểm rất gần. Mất khả năng phản ứng cảm xúc, mất khả năng đáp ứng với ngoại cảnh, mắt mở to nhìn vào một hướng, ý thức thu hẹp, rối loạn sự chú ý và định hướng. Cơn kéo dài từ vài phút đến nửa giờ, xen kẽ với các vận động ngắn như: bỏ chạy, tay chân quờ quạng, lục lọi,… sau đó lại lâm vào tình trạng bất động. Tình trạng trên kéo dài từ vài giờ đến 2-3 ngày, sau đó là giai đoạn hồi phục để lại tình trạng suy nhược và mất nhớ.
Thể kích động (tăng động): Ngay sau chấn thương tâm lý, xuất hiện tình trạng hưng phấn vận động như vẫy tay, kêu la hoặc kích động mạnh, bỏ chạy, lao về phía nguy hiểm. Ý thức người bị bệnh bị thu hẹp, rối loạn định hướng và chú ý. Cơn kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Sau cơn để lại tình trạng suy nhược và mất nhớ.
Các rối loạn thần kinh thực vật và cơ vòng kèm theo: vã mồ hôi, mạch nhanh, mặt đỏ bừng hoặc tái, mất tự chủ đại tiểu tiện.
Làm gì khi bị stress cấp?
Điều trị phản ứng với stress cấp bằng liệu pháp tâm lý là chủ yếu: lúc này người bệnh rất cần được quan tâm đặc biệt, cần làm cho người bệnh cảm thấy an toàn, được bảo vệ và không cô đơn. Người thân và thầy thuốc khuyến khích bệnh nhân dần dần thể hiện cảm xúc phù hợp. Tránh xa môi trường, hoàn cảnh đã gây ra stress cấp. Đồng thời có các biện pháp tập luyện nhẹ nhàng thư giãn, đem lại những hưng phấn về tinh thần. Có thể đưa người bệnh đến những nơi có môi trường trong lành, bình yên kết hợp với chế độ dinh dưỡng đảm bảo dưỡng chất, loại bỏ rượu bia, thuốc lá.
Cùng với liệu pháp tâm lý có thể cần phải sử dụng thuốc an thần như benzodiazepin cho một giai đoạn ngắn, nhưng có nguy cơ phụ thuộc thuốc. Các thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị kết quả tôt hơn. Các thuốc tăng cường tuần hoàn não, vitamin và khoáng chất cũng nên được sử dụng
Stress cấp tính có thể dẫn đến đột tử Stress được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan trọng. Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp, không vượt qua và thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi stress, dẫn đến đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn trong cuộc đời. Đột tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến của các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, đặc biệt là vữa xơ động mạch vành. Do vậy tác động tích cực lên quá trình vữa xơ động mạch sẽ làm giảm nguy cơ đột tử. Có giả thuyết cho rằng, khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất và đột tử, do kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến làm giảm đột ngột trương lực phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim. Trong khi đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử. Nguyễn Quang Bảo
PGS.TS. Cao Tiên Đưc
Theo SK&ĐS
Không nên tắm xà phòng nếu đang mệt mỏi
Những lúc cơ thể mệt mỏi, thay vì tắm bằng xà phòng, hãy dùng nước cốt chanh.
Nếu bạn bị mệt mỏi mãn tính, không nên rửa hoặc tắm bằng xà phòng. Nguyên nhân là do xà phòng có chứa nhiều kiềm mạnh, khi thâm nhập vào da chúng sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Còn nếu quen tắm bằng xà phòng thì nên pha thêm nước cốt chanh/dấm táo vào nước tắm để giảm bớt tính kiềm.
Thực tế, khoảng 30% xà phòng bánh và 75% nước xà phòng diệt khuẩn có chứa triclosan - một chất hóa học tổng hợp bị phá vỡ nhanh chóng khi tiếp xúc với nước chứa clo dư và tạo thành hóa các chất độc hại như chloroform, dichlorophenol. Sau đó, chúng có thể chuyển đổi thành chất dioxin khi tiếp xúc với tia cực tím (từ mặt trời hoặc các nguồn sáng khác). Mặc dù chất dioxin được sản xuất chỉ với số lượng nhỏ cũng tạo nên rất nhiều lo ngại cho sức khỏe vì chất dioxin cực kỳ độc hại và rất mạnh có thể phá vỡ nội tiết.
Để có một giấc ngủ ngon và cơ thể khỏe mạnh, nên tránh sử dụng xà phòng nhiêu (anh minh hoa)
Chưa kể về mặt hóa học, chất này được loại bỏ khỏi cơ thể rất chậm, thậm chí chúng có thể tích lũy đến mức nguy hiểm và sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài. Vì thế, triclosan vẫn được biết đến như một chất gây ung thư.
Ngoài ra, những loại xà phòng có chứa nguyên tố gốc lauryl sulfate (SLS) cũng có hại cho não, tim, lá lách và gan của bạn...
Lời khuyên:
Để có một giấc ngủ ngon và cơ thể khỏe mạnh, bạn nên tránh sử dụng xà phòng hoặc ít nhất là tránh lựa chọn những loại xà phòng có thành phần độc hại vì chúng có thể là thủ phạm khiến bạn bị mệt mỏi mãn tính.
(Theo Dân tri)
Nỗi khổ mề đay khi chuyển mùa Bênh mề đay (con gọi là bệnh dị ứng) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới, vùng, miền. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ Cơ địa nhạy cảm là yếu tổ thuận lợi cho bệnh xuất hiện Nguyên nhân gây nên bệnh...