Sự nghiệp quan trọng nhất của đàn bà chính là đàn ông?
Trong bữa cơm tối, mẹ chồng tôi nói: “Cô P. nghe nói vừa ly hôn rồi. Hàng xóm cứ xì xào ông chồng có mắt như mù, được người vợ vừa xinh vừa giỏi như thế, tìm được ai hơn mà cặp bồ. Thật ra thì, hôn nhân như một tấm chăn, ấm lạnh thế nào chỉ có người trong chăn mới hiểu”.
Ảnh minh họa
Tôi không quen chị P. dù đã về đây làm dâu gần 8 năm và là hàng xóm sát ngõ nhà chị. Bởi đơn giản, chị như thuộc một tầng lớp khác, không có thời gian cho những câu chuyện hỏi han trò chuyện vu vơ như chị em phụ nữ rảnh rỗi vẫn hay làm.
Chị xinh đẹp và giỏi giang, chưa đầy bốn mươi đã là tiến sĩ kinh tế. Nghe đâu, chị xuất thân từ nhà nghèo, tuổi thơ vô cùng khổ cực. Có lẽ đó là lý do khiến chị cố gắng gấp mấy lần người khác để có thể ngẩng mặt với đời.
Chị lấy chồng, sinh con nhưng không muốn mình chỉ đơn thuần là mẹ hiền vợ đảm. Ngày xưa, khi chị chỉ là một giảng viên bình thường, hàng xóm còn thấy chị đưa đón con đi học, còn thấy vợ chồng chị chở nhau đi ăn sáng cuối tuần. Dần dần, những hình ảnh đó như là một hình ảnh đẹp của quá khứ.
Đôi bận, vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, bố chồng tôi hay rủ chồng chị sang chơi cờ. Anh nói, có những ước mong, với những người khác là bình thường mà sao với anh nó xa vời quá. Ấy là mong ước mỗi chiều đi làm về thấy vợ đứng trong bếp. Ấy là mơ ước cùng vợ đi xem phim cuối tuần. Là mơ ước một ngày nghỉ được ôm vợ nằm lười trên giường không tất bật.
Chị ấy không muốn sống chậm, lúc nào cũng như đuổi theo thời gian, sợ những cơ hội trước mắt không kịp với theo sẽ trôi tuột mất. Chị có ý chí, lý tưởng và nhiều tham vọng. Chỉ là anh cần một người vợ như hầu hết những người vợ bình thường khác, ngoài giờ đi làm sẽ dành tâm sức cho chồng con, cho gia đình chứ không phải là những công trình nghiên cứu cấp nọ cấp kia, những hợp đồng bạc tỷ…
Mẹ chồng tôi nói, bà không bất ngờ khi biết chồng chị ngoại tình, càng không bất ngờ khi biết họ ly hôn, dù rằng chị hình như có níu kéo: “Một người đàn bà, dù có làm gì thì làm, cũng hãy nên coi gia đình là sự nghiệp lớn nhất của đời mình. Người phụ nữ hạnh phúc là người chọn được một người đàn ông tốt, biết chăm sóc và chiều chuộng mình. Bởi dù có tất cả mọi thứ trong tay mà không có được sự yêu thương của chồng mình, thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả”.
Video đang HOT
Tôi không biết mẹ chồng tôi nói đúng hay sai, bởi quan điểm mỗi người mỗi khác. Chỉ nhớ, tôi từng xem vài bộ phim cổ trang của nước ngoài kể về các triều đại phong kiến. Trong cung, các phi tần của hoàng đế luôn tranh giành đấu đá lẫn nhau chỉ cốt được lòng hoàng thượng. Nữ nhân nào được nhà vua sủng ái thì coi như nắm cả thiên hạ trong tay, muốn trời có trời, muốn đất có đất. Nữ nhân nào không được hoàng thượng để mắt tới thì đến cả những kẻ nô tì cũng có thể buông lời mỉa mai. Có kẻ vì quá cô đơn mà tìm đến cái chết, có kẻ vì bị nhà vua lạnh nhạt mà buồn phiền đến phát điên. Dù là hoàng hậu, nắm quyền lực lớn nhất của chốn hậu cung cũng phải cảm thấy ghen tỵ với một mỹ nhân chưa danh phận nhưng được hoàng đế ân sủng. Với họ, phu quân chính là thiên hạ của đàn bà.
Sẽ có người nói, bây giờ là thời đại nào rồi mà phụ nữ còn để hạnh phúc đời mình cho đàn ông định đoạt. Thật ra thì có rất nhiều người phụ nữ hạnh phúc mà không cần tới đàn ông. Với họ được tự chủ về kinh tế, được tự do về thể xác, được sống như cách mình muốn, làm một bông hoa không có chủ tự do khoe sắc giữa đất trời là điều tuyệt vời nhất. Làm những điều mình thích, sống cuộc sống mình muốn, chính là hạnh phúc.
Nhưng thời nào cũng thế thôi, phụ nữ hạnh phúc nhất là được yêu và cùng người mình yêu đi qua những tháng ngày yên bình nhẹ nhõm. Đến đàn ông mạnh mẽ là thế, tưởng đời chẳng có gì đáng sợ là thế mà đôi khi còn vì một nữ nhân mà suy sụp. Huống chi phụ nữ, bề ngoài càng tỏ ra cứng rắn, càng chỉ là vỏ bọc cho một tâm tư yếu mềm. Bề ngoài càng tỏ ra mình không cần đàn ông, thực chất là vì không thể tìm được một người đủ vững chãi yêu thương cho mình dựa vào tin tưởng.
Một người bạn của tôi, cô ấy từng đã có một cuộc hôn nhân vô cùng hạnh phúc. Nhưng rồi những tham vọng về lợi danh cứ cuốn trôi khiến cô ấy lơ là vun vén gia đình. Để rồi một ngày nhìn lại, chỉ ước giá như mình có thể đổi được tiền bạc chức quyền để có lại được những ngày êm ấm. Cuộc đời, cái gì cũng có cái giá của nó, chỉ là mình có muốn thật tâm đánh đổi hay không.
Phụ nữ giỏi thật tốt, thành đạt cũng thật tốt, nhưng thật tuyệt vời hơn nếu có thể vừa thành đạt vừa có thể giữ cho mình những ấm êm. Nếu không thể có cả hai, chi bằng cứ cân nhắc thứ mình mong muốn nhất trong cuộc đời là tình yêu hay sự nghiệp? Là tôi nghĩ vậy khi mỗi chiều muộn nhìn chị P. một mình trở về trên chiếc xe sang trọng mở cánh cổng sắt lạnh tanh. Chẳng cần biết chị uy quyền chức vị ra sao, chẳng cần biết chị đi ra người người xuýt xoa ngưỡng vọng thế nào. Nhưng khi về nhà, chỉ mình đối diện với mình, ai biết chắc rằng nước mắt không rơi, hay đêm sẽ dài hơn khi một mình cô quạnh?
Hay thực ra đó chỉ là suy nghĩ của một kẻ an phận bình thường như tôi. Kẻ luôn coi được làm công việc mình yêu thích với mức thu nhập bình thường là niềm vui. Kẻ chỉ thấy chồng đến bữa ăn ngon, con đến bữa an giấc, tối tối cả nhà quây quần cùng xem phim, cùng trò chuyện là niềm hạnh phúc của đời mình.
Theo Lê Giang (Dân Trí)
Xem phim "Về nhà đi con", tôi khóc òa cay đắng cho cuộc đời chết mòn của mình
Lời của ông Sơn nói với con gái Thư: "Bố có tình yêu và một ngôi nhà, để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về! Về nhà đi con! Về nhà với Bố" trong phim Về nhà đi con khiến tôi bật khóc. Suốt mười mấy năm sống trong địa ngục, chồng đánh đập, ngoại tình, phỉ bang nhưng tôi vẫn cố chịu đựng.
Tôi lấy chồng được 14 năm thì có đến 13 năm chịu cảnh chồng đánh đập. Lúc yêu thì chồng tôi cũng ngọt ngào, quan tâm, tôi chỉ thấy anh ta có tật xấu là hay la cà uống rượu. Nhưng lúc 18 tuổi, nào có ai nghĩ được sâu xa, cứ liếc mắt ưng nhau là cưới.
Nhưng về nhà chồng được 2-3 tháng, tôi đã bị chồng đạp lăn từ giường xuống đất chỉ vì "thấy chồng say mà không dậy lấy nước, chăm sóc". Tôi đau khổ, giận dỗi, ôm quần áo về nhà mẹ đẻ thì mẹ tôi khuyên "phụ nữ cố nhịn, nó đánh có mấy cái có sao".
Rồi cuộc đời tôi cứ vậy, hai ngày một trận đòn nhỏ, 5 ngày một trận đòn lớn vì bất cứ lý do gì. Tôi làm quần quật ngoài ruộng, về nhà lại vất vả chăm hơn chục con lợn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai con, hầu hạ bố mẹ chồng, cơm nước cho cả đại gia đình.
Tôi ước có người cha nói với tôi "Về nhà đi con" như trong phim Về nhà đi con này.
Nhưng chồng tôi chiều chiều đi làm về, uống vài ba chén rượu là chửi mắng, đá thúng đụng nia, gặp chuyện không vừa ý là giơ tay đánh vợ. Lúc anh ta chê nước nóng khiến anh ta bỏng, lúc chê canh mặn, khi lại dằn hắt cơm chỉ có đậu rán.
Anh ta làm phu hồ trên thị trấn, cũng đầu tắt mặt tối. Nhưng luôn khoe quen cô ở quán nước này xinh, chị ở quán gội đầu đẹp. Nằm ngủ với tôi, anh ta chê tôi mồ hôi chua, tóc khét nắng. Miệng miệt thị tôi nhưng tay chân anh ta vẫn quờ quạng, rồi ép tôi phục vụ tình dục như gái bán hoa. Không làm theo là anh ta la hét, chửi rủa. Không ít lần anh ta công khai nói với tôi ngủ với gái thích thú như thế nào.
Tôi mệt mỏi, ê chề, đau đớn lắm, nhưng đã nhiều lần tôi phản kháng thì tôi bị đánh đau hơn. Có lúc tôi đã nghĩ đến ly hôn nhưng tôi chẳng biết đi đâu, về đâu. Vì tôi ở trên mảnh đất của bố mẹ chồng.
Ngôi nhà là tôi dùng tiền buôn bán, tích cóp từ thời con gái để dựng lên nhưng vẫn đứng tên bố mẹ chồng. Tôi đưa tiền cho chồng tôi đi mua bán, xây dựng nên chả có bằng chứng gì nói rằng đó là tiền của tôi.
Một tay tôi cấy hái ở 10 sào ruộng, nuôi lợn gà, mọi tiền sinh hoạt, tiền học phí của con, viện phí của cha mẹ chồng đều do bán lúa, bán lợn mà có. Chồng tôi mỗi tháng đưa tôi hơn 1-2 triệu nhưng tháng có, tháng không hoặc đưa xong anh ta lại lấy hết đi nhậu nhẹt. Chi phí sinh hoạt ngày càng lớn, tôi chẳng dành dụm được chút tiền nào.
Nhiều lúc đau đớn, tôi muốn ly hôn thì chồng tôi cười khẩy: " Ôm quần áo rách mà đi, chứ nhà này chả có cái gì thuộc về cô". Khi tôi về nhà khóc lóc, xin sự giúp đỡ thì bố mẹ tôi bảo: "Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Khổ cũng cố mà chịu".
Nhà đất của bố mẹ tôi cũng đã cắt làm 3 mảnh cho 3 anh trai, không có phần của tôi. Mấy anh trai, chị dâu mỗi lần thấy tôi về đều rất cảnh giác, vì sợ tôi về tá túc.
Vậy là tôi không dám ly hôn, vì nếu đi thì mẹ con tôi sống ở đâu?
Ảnh minh họa
Ở xóm tôi có vài chị không chịu nổi cảnh đánh đập của chồng, thậm chí chồng vừa đánh vừa đưa gái về nhà ngủ, không ly hôn không được. Nhưng các chị ấy cũng không có nhà để về. Nên có chị ly hôn xong thì đi làm Osin trên thành phố suốt năm suốt tháng, lễ Tết chỉ về thắp hương bố mẹ rồi lại đi ngay, vì không muốn tá túc ở nhà anh trai, nhìn chị dâu lườm nguýt.
Lại có cô ly hôn xong nhờ người mai mối lấy chồng Trung Quốc, không về nữa. Nghe đâu bên đó cũng khổ lắm nhưng cũng không thể về.
Vì thế, xem phim Về nhà đi con đến đoạn bố Sơn nói với con gái lời nói ấm áp như vậy, tôi đã khóc thật lớn. Nếu như mỗi phụ nữ đều có nơi để về, có người yêu thương, che chở cho mình thì đã có thể dám đấu tranh cho hạnh phúc, dám từ bỏ cuộc hôn nhân tệ hại... Như tôi...
Theo Nguyễn Thị Hoa (Dân Việt)
Chứng kiến vợ ngoại tình, không ngờ anh trai tôi lại phản ứng ngược khiến tôi và cả nhà sững sờ Nhưng trái với những gì tôi suy nghĩ, anh tôi tát em gái rồi chỉ mặt... Nghĩ ấm ức quá mọi người ạ. Xuất phát cũng từ lòng tốt và sự bất bình, không ngờ anh tôi lại không biết đúng sai, lúc nào cũng bênh vợ chằm chặp. Nói thật là tôi không thích chị dâu ngay từ đầu. Chị ấy nhỏ...