“Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Hoàng Sa sẽ có tương lai tốt đẹp!”
Chiều 19/1, UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) tổ chức tổng kết công tác năm 2014 và gặp gỡ nhân chứng Hoàng Sa.
Theo ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa – trong năm 2014, hoạt động của UBND huyện Hoàng Sa diễn ra trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Đây là năm tròn 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái pháp hoàn toàn đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (19/1/1974 – 19/1/2014).
Các nhân chứng Hoàng Sa cùng nhau ôn lại những ngày tháng sinh sống và làm việc ở Hoàng Sa
Tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và tàu bảo vệ hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa – thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Với những hành động ngang ngược như cản phá hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của lực lượng chấp pháp Việt Nam, đâm chìm và gây thiệt hại về người và tài sản đối với ngư dân Việt Nam hoạt động bình thường truyền vùng biển Hoàng Sa, phía Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong Chính phủ, nhân dân Việt Nam cũng như dư luận quốc tế. Sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981 về nước, Trung Quốc tiếp tục có một số hành động xâm lược chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Những sự kiện và diễn biến phức tạp này đã khiến dư luận trong và ngoài nước hướng sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động của UBND huyện Hoàng Sa.
Đối với huyện đảo Hoàng Sa, ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển Hoàng Sa, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã phát biểu với báo chí phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng như tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa và phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Quang cảnh buổi lễ
Trước việc tàu bảo vệ Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã phát biểu với báo chí phản đối mạnh mẽ hành vi phi nhân đạo của phía Trung Quốc, đồng thời thăm hỏi, khảo sát tình hình thiệt hại của tàu cá. UBND huyện Hoàng Sa cũng đã tập hợp hình ảnh, video liên quan đến vụ việc, in, sang gửi các cơ quan có liên quan và gửi Bảo tàng Đà Nẵng in trưng bày, chiếu phục vụ khách tham quan, tham mưu đề xuất lãnh đạo thành phố trưng dụng vỏ tàu cá ĐNa 90152 làm hiện vật trưng bày, phục vụ công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Video đang HOT
Nhân sự kiện 40 năm ngày Trung Quốc dung vũ lực chiếm trái phép Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (19/1/1974 – 19/1/2014), huyện Hoàng Sa đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chuỗi hoạt động Hướng về Hoàng Sa.
Cũng theo ông Chánh, trong năm 2015, UBND huyện Hoàng Sa sẽ tổ chức khởi công công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa vào ngày 30/4. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh, nghiệm vụ và đưa vào sử dụng chương trình giảng dạy lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tiếp tục sưu tầm, phát hành các tài liệu tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa thăm hỏi các nhân chứng Hoàng Sa
Tại buổi tổng kết, UBND huyện Hoàng Sa cũng đã mời gặp mặt những nhân chứng đã sinh sống và làm việc tại Hoàng Sa.
Ông Nguyễn văn Cúc – một trong những nhân chứng – cho biết: “Cách đây 41 năm, lúc đó tôi mới hơn 20 tuổi đã bị Trung Quốc bắt đưa về Trung Quốc khi tôi đang sống trên Hoàng Sa. Sau đó Trung Quốc trả ông lại về Việt Nam. Đảo Hoàng Sa chính là của chúng ta. Nhân dân chúng ta phải mãi nhớ rằng Hoàng Sa là của chúng ta”.
Ông Bùi Văn Tiếng – Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Đà Nẵng chia sẻ, trong năm 2014, Hội đã phát động cuộc thi viết thư về huyện đảo Hoàng Sa thân yêu. Cuộc thi đã đem lại thành công ngoài mong đợi của Ban tổ chức. Số lượng 87.801 bài dự thi nên phải chuyển xuống cơ sở để chấm vòng loại. Bức thư đạt giải nhất viết hết sức cảm xúc. Điểm độc đáo của bức thư là viết thư cho người bạn của em ở tỉnh/thành khác hoặc nước ngoài, thể hiện tình cảm của mình đối với huyện Hoàng Sa thì em này viết ngược lại. Em đã hóa thân thành một bạn trai, một người con của Đà Nẵng đang học bên Pháp viết thư về cho bạn ở Đà Nẵng để nói lên tình cảm của mình đối với Hoàng Sa.
“Với những gì cho thấy từ cuộc thi, tôi tin sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đảo Hoàng Sa của chúng ta chắn chắc sẽ có tương lai hết sức tốt đẹp”, ông Tiếng nói.
Ông Đặng Công Ngữ – nguyên Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa – cho rằng: “Chúng ta không bàn nhiều, nói nhiều về các bằng chứng lịch sử mà chúng ta phải làm thế nào để bằng chứng lịch sử trở thành sự thật. Năm 2015, mong các cơ quan, tổ chức tiếp tục đồng hành với Hoàng Sa cùng chung tay để đấu tranh đòi Hoàng Sa”.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Sóng đánh chìm tàu hàng, 10 thuyền viên may mắn thoát nạn
Rạng sáng ngày hôm nay (19/1), trên đường vận chuyển hàng hóa từ Quảng Bình đi Phú Yên, một tàu hàng bị sóng đánh vỡ be tàu, nước tràn vào thân tàu và gây chìm. May mắn, 10 thuyền viên trên tàu được tàu cá Quảng Ngãi cứu vớt an toàn.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h ngày 19/1, tàu vận tải Xuân Lân 10 thuộc Công ty TNHH MTV Xuân Lân (trụ sở tại xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) do ông Nguyễn Văn Dưỡng (SN 1975) làm thuyền trưởng cùng với 9 thuyền viên khác.
Trên hành trình vận chuyển 3.110 tấn calanhke (vật liệu xây dựng) đi từ cảng Hòn La (Quảng Bình) đến cảng Vũng Rô (Phú Yên), đến tọa độ 15 độ 10'N - 108 độ 55'E thuộc vùng biển xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cách bờ biển khoảng 2 hải lý về hướng Đông, bất ngờ bị sóng to gió lớn đánh vỡ be tàu, nước tràn vào khoang và gây nhấn chìm tàu.
Ngay sau khi bị nạn, thuyền trưởng Dưỡng phát tín hiệu cứu hộ khẩn cấp. Nhận tín hiệu từ tàu Xuân Lân 10, Cảng vụ tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi huy động tàu ngư dân đang đánh bắt gần khu vực trên hỗ trợ cứu hộ cứu nạn.
Theo thông tin trên, tàu cá QNg 91007- TS do ngư dân Phạm Văn Xoằng (SN 1979, ngụ xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng điều khiển tàu cá tiếp cận hiện trường, đưa 10 thuyền viên thuộc tàu Xuân Lân 10 lên tàu cá và đưa vào bờ an toàn.
Các thuyền viên kể lại sau giây phút được cứu sống trong đêm do sóng đánh chìm tàu.
Thoát cửa tử thần trong đêm, thuyền viên Trần Văn Tĩnh vẫn còn bàng hoàng, kể lại: "Chúng tôi chia ca trực để nghỉ tối, lúc này hệ thống ánh sáng đã tắt trong khoang, trời rất tối và lạnh. Khi bị sóng đánh, thân tàu lắc lư dữ dội. Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì nước đã tràn vào các khoang tàu. Khi vừa thoát ra ngoài, thuyền trưởng hô hoán anh em tìm phao bè để thoát thân, chứ tàu đang chìm rất nhanh".
Tiếp nhận 10 thuyền viên trên, lực lượng biên phòng đang lấy lời khai, bố trí nơi ăn ở và phối hợp với các đơn vị chức năng tìm giải pháp trục vớt tàu hàng Xuân Lân 10 bị sóng đánh chìm.
Trong số 10 thuyền viên có 8 người ngụ ở tỉnh Nam Định và 2 lao động ở tỉnh Thanh Hóa. Danh sách 10 thuyền viên gồm Nguyễn Văn Dưỡng (SN 1975), Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1990), Trần Văn Tĩnh (SN 1986), Nguyễn Văn Thịnh (SN 1983), Trần Văn Chiến (SN 1990), Phạm Văn Tình (SN 1976), Phạm Văn Duy (SN 1970), Mai Văn Huyền (SN 1973, đều ngụ tỉnh Nam Định); 2 thuyền viên còn lại ngụ ở Thanh Hóa là Lương Văn Dũng (SN 1983) và Đỗ Lương Sơn (SN 1974).
Dân trítiếp tục theo dõi kế hoạch trục vớt tàu hàng trên.
Hỗ trợ 16 tàu cá, ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa Sáng ngày hôm nay (19/1), Hội nghề cá tỉnh và Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm và trao tiền hỗ trợ cho 16 chủ tàu cá cùng trường hợp các ngư dân ở Lý Sơn, gặp nạn trong quá trình đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa. Theo đó, mức hỗ trợ từ 2 - 20 triệu đồng/trường hợp, tùy theo mức độ thiệt hại. Trong đó, Hội nghề cá tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ cho 12 trường hợp, với tổng số tiền 108 triệu đồng và Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 4 trường hợp (tổng số tiền 24 triệu đồng).
Ông Phan Huy Hoàng trực tiếp trao tiền hỗ trợ đến các trường hợp bị nạn trên vùng biển Hoàng Sa. Ông Phan Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Với tinh thần tương thân tương ái, trong những năm qua, Hội thường xuyên phối hợp với Quỹ hỗ trợ ngư dân tiếp sức và hỗ trợ cho ngư dân Quảng Ngãi, đặc biệt là những tàu cá cùng ngư dân tham gia đánh bắt trên ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhờ đó, họ có điều kiện tiếp tục vươn khơi bám biển quê hương". Được biết, trong năm 2014, Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ cho 110 trường hợp chủ tàu, ngư dân bị nạn do thiên tai; tàu nước ngoài tấn công, bắt giữ trái phép... khi đang hoạt động đánh bắt hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa. Bên cạnh đó, Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi cũng đã hỗ trợ 11 ngư dân đóng mới và sửa chữa tàu cá, với tổng số tiền 5,2 tỷ đồng theo mức lãi suất ưu đãi.
Hồng Long
Theo Dantri
Đưa thi thể ngư dân tử nạn ở Hoàng Sa về đất liền Trưa ngày 12/1, tàu cá QNg 90639-TS cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và đưa thi thể ngư dân Võ Duy Ánh (47 tuổi, ngụ xã Bình Châu) trở về từ vùng biển Hoàng Sa. Trước đó, ngư dân Võ Duy Ánh cùng 12 ngư dân xuất bến vào ngày 6/1, trên tàu cá QNg 90639-TS của ông Võ...