Sự nghiệp của Lý Quang Diệu – huyền thoại châu Á thế kỷ 20 và 21
Từ một sinh viên luật trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore và tiếp tục có sức ảnh hưởng chính trị lớn sau khi rời ghế, Lý Quang Diệu thực hiện thành công nhiều cải cách, đưa đất nước trở thành một trong những “con hổ châu Á”.
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình khá giả ở Singapore. Ông học luật tại Đại học Fitzwilliam, thuộc Đại học Cambridge, Anh, sau Thế chiến II và tốt nghiệp với kết quả xuất sắc. Ông trở về Singapore năm 1949 và làm việc cho một công ty luật. Ảnh: Corbis
Tháng 9/1950, ông Lý kết hôn với bà Kha Ngọc Chi. Hai người có hai con trai và một con gái. Trong ảnh, ông Lý bế con trai đầu, Lý Hiển Long vào khoảng những năm 1950. Ảnh: Straitstimes
Ông Lý tháng 11/1954 cùng một nhóm trí thức trung lưu từng hưởng nền học vấn Anh thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP). PAP chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức tháng 5/1959, giành được 43 trong tổng số 51 ghế trong hội đồng lập pháp. Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, chấm dứt quãng thời gian là thuộc địa của Anh từ năm 1819.
Trong ảnh, thứ hai và thứ ba từ trái sang, ông Lý Quang Diệu đứng cạnh Tổng thống đầu tiên của Singapore, Yang di-Pertuan Negara trong lễ ký kết tháng 12/1959. Ảnh: Straitstimes
Ông Lý trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore vào tháng 6/1959 và giữ vị trí này cho đến năm 1990. Ông là chính khách đảm nhận cương vị thủ tướng lâu nhất thế giới. Ảnh: Gamma Keystone
Video đang HOT
Singapore năm 1963 sáp nhập với Malaysia nhưng tách khỏi nước này vào năm 1965, giữa những căng thẳng về chính trị và sắc tộc. Singapore sau đó trở thành cộng hòa độc lập ngày 9/8/1965. Trong ảnh, ông Lý có mặt tại một cuộc họp năm 1963. Ảnh: Ktwop
Sau khi giành được độc lập, Singapore phải đối mặt với những thách thức như thiếu thốn tài nguyên, nguồn cấp nước và khả năng phòng thủ hạn chế. Ông Lý đã chỉ đạo chương trình cải cách Singapore thành nước xuất khẩu hàng hóa thành phẩm lớn, nâng cao mức sống của công nhân và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ông đưa Singapore trở thành một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất ở châu Á. Ảnh: bart.bogaert.com
Tháng 11/1990, ông Lý Quang Diệu (giữa) về hưu và bàn giao chức vụ thủ tướng cho ông Ngô Tác Đống (trái). Ông Lý vẫn tiếp tục ở lại nội các với cương vị Bộ trưởng Cấp cao và đưa ra tư vấn. Ảnh: Straitstimes
Ngô Tác Đống tháng 8/2004 rút lui và bàn giao chức vụ thủ tướng cho Lý Hiển Long (trái, hàng trên), con trai đầu của Lý Quang Diệu. Ông Lý đảm nhiệm chức vụ mới là Bộ trưởng Cố vấn. Ảnh: The New Paper
Ông Lý rút khỏi chính trường năm 2011, sau khi đảnh Hành động Nhân dân mà ông đồng sáng lập nhận được kết quả bầu cử tồi tệ nhất trong 50 năm. Ảnh: AP
Lý Quang Diệu đã viết hai cuốn hồi ký dài hai tập: Câu chuyện Singapore, trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore, thuật lại sự cải cách của đất nước. Ảnh: Jiayingisunartsy
Ông nhận được sự kính trọng của nhiều người Singapore, đặc biệt là những người lớn tuổi, họ luôn nhớ đến khả năng lãnh đạo của ông trong thời kỳ độc lập và tách rời khỏi Malaysia. Lý Quang Diệu được quốc tế nhiều lần vinh danh như nhận huân chương Mặt trời mọc năm 1967, giải thưởng Woodrow Wilson cho dịch vụ công do Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson trao tặng. Tổng thống Obama gọi là ông Lý là “người giúp thúc đẩy các phép màu kinh tế Châu Á” và “ huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21″. Ảnh: AP
Ông Lý nhận được sự kính trọng của các nhà lãnh đạo thế giới và sự yêu mến của công chúng. Trong ảnh, ông Lý tiếp Thủ tướng Brunei Hassanal Bolkiah tháng 4/2014. Ảnh: Yahoo News
Ông Lý Quang Diệu tháng 2/2015 điều trị ở bệnh viện vì bị viêm phổi nặng. Văn phòng Thủ tướng Singapore hôm 17/3 thông báo sức khỏe của cựu lãnh đạo 91 tuổi chuyển biến xấu do nhiễm trùng. Ông qua đời ngày 22/3/2015.
Phương Vũ
Theo VNE
"Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập"
Ngày 30/4/1975, Sài Gòn giải phóng, đất nước thống nhất. Chiến thắng như huyền thoại ấy thấm bao máu và nước mắt; biết bao hy sinh, cống hiến của lớp lớp người đi trước...
Ngày 17/3, Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học: "Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập". Đây là việc làm thiết thực nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 40 năm giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Giáo sư Vũ Khiêu, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải... cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan ban ngành Trung ương, địa phương, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học giả... cùng tham dự hội thảo.
Các đại biểu trao đổi với GS Vũ Khiêu (trái) bên lề hội thảo khoa học
Trong diễn văn khai mạc, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM cho biết, cách nay 40 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ý chí "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của cả dân tộc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Tổ quốc thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, cả nước tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Cùng với miền Nam, ngày 30/4/1975, Sài Gòn giải phóng. Chiến thắng như huyền thoại ấy thắm bao máu và nước mắt, bao gian khổ, hy sinh của đồng bào, đồng chí, lớp lớp thanh niên thành phố và khắp các tỉnh thành, các vùng căn cứ của Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
"Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành độc lập vĩ đại của dân tộc luôn là đề tài phong phú cho nhiều cuộc hội thảo. Nhiều bài học vô giá đã được đúc kết. Vì vậy, hội thảo khoa học: "Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập" nhằm đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được, những khó khăn, hạn chế, yếu kém để khắc phục, rút ra những kinh nghiệm và tầm nhìn cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập trong thời kỳ mới", bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh.
Phương hướng nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, thành phố mang tên Bác đặt mục tiêu xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta trở thành đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, qua 40 năm xây dựng, hội nhập, phát triển, TPHCM đã đạt những thành tựu to lớn, toàn diện. Tuy chỉ chiếm 0,6% về diện tích tự nhiên và 8,8% dân số cả nước nhưng đến năm 2014, TPHCM đóng góp 21,7% GDP cả nước, 30,3% tổng thu ngân sách Nhà nước, 29,8% khu vực dịch vụ, 29,8% khu vực công nghiệp xây dựng, 21,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 20,7% giá trị kim ngạch nhập khẩu, 22,3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, mức thu nhập bình quân của người dân thành phố năm 2014 đạt 5.131 USD, bằng 2,5 lần so với bình quân đầu người của cả nước.
Hội thảo thu hút hơn 100 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu...
Trong giai đoạn tới, TPHCM tập trung khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực, thực phẩm)...
Trao đổi riêng với PV Dân trí bên lề hội thảo, GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, một trong những vấn đề cá nhân ông quan tâm đó chính là thực tiễn rất sinh động của TPHCM trong việc nhận thức vai trò của nhà nước và thị trường cũng như giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó đóng góp những vấn đề về lý luận hết sức thuyết phục cho việc hình thành hệ giá trị cũng như đường lối đổi mới của đất nước, nhất là trong vấn đề hoàn thiện thể chế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
"Bài học của TPHCM đó là vấn đề sản xuất kinh tế hàng hóa, phát triển nhiều thành phần kinh tế, bài học về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra môi trường cạnh tranh tự do và bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Bài học về việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, sử dụng các nguồn lực của nhà nước, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và phát huy vai trò các công cụ của nhà nước trong điều tiết phát triển nền kinh tế thị trường... Đó là những vấn đề chúng tôi hết sức quan tâm và chú trọng nghiên cứu không chỉ cho giai đoạn hiện nay mà cho việc sắp tới thảo luận và hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc", ông Vương Đình Huệ nói.
Công Quang
Theo Dantri
Thăm đường hầm kỳ diệu ẩn dưới lớp đất "cứng rắn lạ thường" Cấu tạo đất Củ Chi cứng rắn lạ thường, hầm không sâu nhưng chống được đạn, pháo và sức nặng của xe tăng, bọc thép, nhiều khu vực sâu dưới lòng đất còn chống được cả bom cỡ nhỏ... Khu địa đạo Củ Chi (TPHCM) là những dấu tích chiến tranh có từ thời kháng chiến chống Pháp và phát triển mạnh mẽ...