Sự nghiệp của ĐBQH có quốc tịch nước ngoài Phạm Phú Quốc
Trước khi làm ĐBQH ông Phạm Phú Quốc từng giữ vị trí lãnh đạo nhiều Tổng công ty Nhà nước lớn ở TP.HCM.
Ông Phạm Phú Quốc sinh ngày 3/4/1968, quê quán tại xã Triệu Phong, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị. Ông hiện cư trú tại TP.HCM.
Ông Quốc từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng tại Tổng Công ty Bến Thành, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).
Ông Quốc hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM. Ông trúng cử Đại biểu Quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 4 TP.HCM, gồm Quận 5, Quận 10 và Quận 11 khi đang là Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC).
Đại biểu Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Síp nhưng là do gia đình bảo lãnh.
Khởi đầu sự nghiệp với hoạt động du lịch
Ông Phạm Phú Quốc từng theo học 5 năm ở Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, Khánh Hòa. Ông có bằng Kĩ sư Hàng hải và bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ông cũng có bằng Cao cấp lý luận chính trị.
Khởi đầu sự nghiệp với hoạt động trong ngành du lịch, năm 1998, ông Quốc là Trưởng phòng Điều hành tour Công ty Thương mại dịch vụ Du lịch Tân Định Fiditourist thuộc Tổng Công ty Bến Thành (Bến Thành Group).
Đến năm 2000, ông Quốc được thăng chức Thư kí Hội đồng quản trị kiêm Thư ký Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bến Thành. Một năm sau ông Quốc làm Phó Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư của Tổng Công ty Bến Thành.
Đến năm 2004, ông được thuyên chuyển làm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Bến Thành (thành viên của Tổng Công ty Bến Thành). Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau tại công ty này, đến năm 2009, ông được thăng chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bến Thành.
Video đang HOT
Từ tháng 2/2014, ông Quốc được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bến Thành (theo mô hình công ty TNHH MTV).
Theo báo cáo kinh doanh của Bến Thành Group năm 2014, doanh thu toàn hệ thống đạt hơn 13.000 tỷ đồng, đạt vượt mức kế hoạch. Từ đây uy tín của ông Phạm Phú Quốc tăng cao.
Từng ngồi ghế nóng các Tổng Công ty Nhà nước lớn
Tháng 9 năm 2015, ông Phạm Phú Quốc được UBND TP.HCM bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên không chuyên trách HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) với thời hạn 5 năm. Ông đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy Công ty này.
Trụ sở Công ty Tân Thuận IPC tại TP.HCM. (Ảnh: IPC)
Đến tháng 5/2016, ông Quốc trúng cử ĐBQH (lần đầu) khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 4 TP.HCM, gồm Quận 5, Quận 10 và Quận 11 với tỉ lệ 53,94%. Thời điểm này, ông Quốc đang là Tổng Giám đốc HFIC.
Đầu tháng 2/2018, ông Quốc được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến trao quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thời hạn 5 năm.
Đến tháng 12/2019, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong điều động ông Phạm Phú Quốc về làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Ông Quốc về thay Tề Trí Dũng, bị Công an TP.HCM khởi tố và bắt giam hồi 5/2019 với tội danh tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ông Phạm Phú Quốc từng vinh dự nhận Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ năm 2011, Bằng khen UBND TP.HCM hai năm 2009, 2011, danh hiệu Doanh nhân TP.HCM tiêu biểu 2010-2012 cho những phấn đấu và đóng góp vào sự phát triển của Tổng Công ty Bến Thành.
Thông tin ông Phạm Phú Quốc trên Al Jazeera.
Mới đây, hãng tin Al Jazeera (Qatar) đăng một loạt bài viết dẫn từ tài liệu mật thu thập được, gọi là Hồ sơ Cyprus cho biết, chương trình hộ chiếu Cyprus (Cộng hòa Síp) cho phép những ai đầu tư ít nhất 2,15 triệu Euro (khoảng 2,5 triệu USD) sở hữu hộ chiếu nước này.
Những người này sẽ trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.
Bản đề xuất xin cấp quốc tịch cho vợ chồng ông Pham Phu Quoc được Bộ Nội vụ Síp gửi Hội đồng Bộ trưởng nước này. (Ảnh: Al Jazeera)
Hàng chục quan chức cấp cao một số nước và gia đình của họ đã mua “hộ chiếu vàng” này từ cuối 2017 đến cuối 2019, trong đó có Đại biểu Quốc hội TP.HCM Phạm Phú Quốc. Ông Quốc được cho đã có hộ chiếu Síp vào tháng 12/2018 cùng vợ.
'Lịch sử Quốc hội chưa từng có tiền lệ đại biểu mang 2 quốc tịch'
Theo ông Đinh Xuân Thảo, lịch sử Quốc hội chưa từng có việc đại biểu mang hai quốc tịch. Kể cả Việt kiều khi làm đại biểu cũng chỉ giữ quốc tịch Việt Nam.
Trao đổi với Zing, ông Đinh Xuân Thảo (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp) cho rằng trường hợp đại biểu Phạm Phú Quốc (đoàn TP.HCM) có quốc tịch Cyprus tương tự bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường hồi năm 2016. Khi đó, bà Hường đã bị bác tư cách đại biểu Quốc hội.
Theo ông Thảo, đại biểu Phạm Phú Quốc đã không trung thực trong kê khai hồ sơ. Nếu đúng là năm 2018 (hai năm sau ứng cử đại biểu Quốc hội), ông Quốc mới nhập quốc tịch Cyprus, thì việc một đại biểu đương nhiệm nhập quốc tịch khác vẫn phải được báo cáo các cơ quan của Quốc hội.
"Nếu đại biểu báo cáo, việc này chắc chắn không được chấp thuận", ông Thảo nói.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo. Ảnh: quochoi.vn.
Ông Thảo khẳng định lịch sử Quốc hội Việt Nam chưa từng có tiền lệ đại biểu Quốc hội mang 2 quốc tịch.
"Ngay cả những Việt kiều về nước tham gia Quốc hội như ông Nguyễn Ngọc Trân (đại biểu Quốc hội 3 khoá IX, X, XII, thuộc đoàn đại biểu An Giang), hay ông Trần Hà Anh (Quảng Bình) khi làm đại biểu Quốc hội, đều chỉ lấy một quốc tịch Việt Nam chứ không có chuyện có hai quốc tịch", ông Thảo dẫn chứng.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết đại biểu Quốc hội còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức. Trong đó, một điều kiện bắt buộc là chỉ mang quốc tịch Việt Nam.
Vì thế, việc đại biểu Phạm Phú Quốc có thêm quốc tịch Cyprus khi đương nhiệm là không đúng quy định.
"Là đảng viên và cán bộ, công chức thì chỉ được làm những gì pháp luật cho phép", ông Thảo nói.
Đại biểu Phạm Phú Quốc nói ông có quốc tịch Syprus do gia đình bảo lãnh. Ảnh: quochoi.vn.
Phân tích thêm về vụ việc, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định Luật Quốc tịch Việt Nam không cho phép công dân sở tại mang hai quốc tịch, trừ một số trường hợp đặc biệt như: Người được Chủ tịch nước cho phép; người xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam...
Với đại biểu được xác định gian dối, không còn đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội nhưng không xin thôi thì có thể bị bãi nhiệm theo quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
Cùng quan điểm, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định nếu kết quả xác minh cho thấy đại biểu Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus từ năm 2018 thì chứng tỏ vị này đã khai báo gian dối với Quốc hội.
Lập văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Thái Bình có chức năng là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và hoạt động của HĐND... Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình mới ban hành Quyết định số 16 thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội...