‘Sứ mệnh thế kỷ’ chuyển vaccine Covid-19 khắp toàn cầu
Ngành vận tải hàng không đang chuẩn bị đối mặt thách thức lớn khi phải vận chuyển vaccine Covid-19 cho hàng tỷ người trên khắp thế giới.
Khi các công ty dược phẩm toàn cầu đang chạy đua để hoàn thành thử nghiệm vaccine Covid-19, công tác hậu cần giúp đưa chúng đến mọi ngóc ngách trên thế giới bắt đầu được quan tâm và đây là một sứ mệnh độc nhất vô nhị.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), việc cung cấp vaccine cho 7,8 tỷ người trên toàn cầu sẽ đòi hỏi phải sử dụng đến 8.000 máy bay vận tải Boeing 747. Vậy nên, việc lập kế hoạch cần bắt đầu ngay từ bây giờ.
Các nhân viên sân bay Liege, Bỉ, hồi tháng 4 chuẩn bị đưa lô vật tư y tế lên một máy bay chở hàng do Chương trình Lương thực Thế giới Liên Hợp Quốc thuê để vận chuyển tới các nước đang phát triển, hỗ trợ chống Covid-19. Ảnh: Reuters.
“Vận chuyển vaccine Covid-19 một cách an toàn là sứ mệnh thế kỷ đối với ngành vận tải hàng không toàn cầu”, tổng giám đốc kiêm giám đốc điều hành (CEO) IATA Alexandre de Juniac cho biết. “Chúng tôi kêu gọi các chính phủ thúc đẩy nỗ lực hợp tác trong chuỗi cung ứng hậu cần nhằm tạo thuận lợi về cơ sở vật chất, thủ tục an ninh và quy trình xuất nhập cảnh, sẵn sàng cho nhiệm vụ phức tạp và khổng lồ phía trước”.
IATA lưu ý rằng ngành công nghiệp vận tải hàng không từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vaccine vì đáp ứng tốt yêu cầu về mặt thời gian cũng như có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo quản vaccine như nhiệt độ, độ ẩm.
Video đang HOT
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang cố gắng phát triển vaccine Covid-19 nhanh nhất có thể, sử dụng kết hợp cả những kỹ thuật cũ lẫn các công nghệ mới.
Hiện tại, có 29 loại vaccine Covid-19 được thử nghiệm trên người, chạy đồng thời trên khắp thế giới. Sau khi vaccine được chấp thuận sử dụng, việc cấp phép và sản xuất quy mô lớn sẽ diễn ra. Nhưng nếu không chuẩn bị những kế hoạch phù hợp, những vaccine này sẽ không thể “bay trên bầu trời”.
Một trong những mối lo ngại chính được IATA nêu ra là khả năng cung cấp các phương tiện và thiết bị kiểm soát nhiệt độ, bên cạnh đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu. Hệ thống giám sát cao cấp cũng cần được trang bị trên các chuyến bay vận chuyển vaccine.
Ngoài ra, các biện pháp hạn chế biên giới đang áp dụng hiện nay nên được nới lỏng nhằm tạo điều kiện cho việc phân phối vaccine. Giấy phép cho các nhà khai thác vận chuyển vaccine cần được xử lý nhanh chóng và những thành viên tổ bay cần được miễn quy định cách ly nhằm đảm bảo các chuyến bay hoạt động xuyên suốt, IATA cho hay.
Một mối quan tâm khác là vấn đề an ninh, bởi vaccine là loại hàng hóa giá trị cao. Các lô hàng sẽ cần được bảo vệ khỏi những hành vi giả mạo hoặc bị cướp.
Ngành công nghiệp hàng không đã và đang đóng vai trò quan trọng xuyên suốt đại dịch Covid-19, vận chuyển vật tư y tế thiết yếu cho đội ngũ chống dịch trên tuyến đầu. Những chiếc vận tải cơ Boeing 747 là chìa khóa cho nỗ lực này.
“Các giải pháp vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chưa bao giờ giữ vai trò quan trọng như hiện nay đối với dịch vụ y tế toàn cầu”, Tatyana Arslanova, giám đốc điều hành Air Bridge Cargo, công ty vận tải hàng không lớn nhất Nga, hồi tháng 7 cho hay.
Theo cô, các khoang hàng được kiểm soát nhiệt độ trên những chiếc Boeing 747-8F là một trong những tài sản lớn nhất của máy bay.
“Ba ngăn của nó có thể cài đặt các mức nhiệt độ khác nhau, từ 4 độ C đến 29 độ C, mang đến thêm cơ hội cho chúng ta để vận chuyển những hàng hóa dễ hỏng như dược phẩm nhạy cảm với nhiệt độ hay các thiết bị y tế cứu người”, Arslanova nói.
Tuy nhiên, IATA cảnh báo năng lực vận chuyển hàng hóa của ngành vận tải hàng không toàn cầu thực tế đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, với việc các hãng hàng không thu hẹp mạng lưới và đưa máy bay vào cất kho dài hạn do nhu cầu di chuyển sụt giảm mạnh. Khoảng 1/2 lượng hàng hóa trên thế giới đang được vận chuyển bằng máy bay chở khách.
IATA thừa nhận rằng vận chuyển bằng đường bộ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối vaccine, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển có năng lực sản xuất vaccine trong nước, “nhưng vaccine không thể được phân phối toàn cầu nếu không sử dụng vận tải hàng không”.
Đề nghị dừng xem xét chủ trương đầu tư dự án vận tải hàng không Cánh Diều
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới đây, trong Công văn số 5568/BKHĐT-GSTĐĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng Chính phủ dừng xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều.
Máy bay của các hãng hàng hàng không đậu tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Trước đó, tại Văn bản số 5833/VPCP-CN ngày 17/7/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đồng ý về nguyên tắc kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải tại Văn bản số 4620/BGTVT-VT ngày 15/6/2020; trong đó, đề xuất việc thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (năm 2022).
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm về các kiến nghị của mình trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành hàng không.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với chức năng là cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều, căn cứ kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải tại Văn bản số 4620/BGTVT-VT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án này.
Vào giữa tháng 4/2020, trong quá trình xem xét đề xuất chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát, xem xét chặt chẽ việc lập thêm các hãng hàng không mới trong tình hình mới, làm sao đảm bảo tốt nhất quản lý nhà nước về hàng không, phát triển bền vững; báo cáo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng xem xét, quyết định.
Dự án vận tải hàng không Cánh Diều có mục tiêu thành lập một hãng hàng không chi phí thấp, khai thác kinh doanh vận chuyển hàng không thường lệ với số vốn 1.000 tỷ đồng, tập trung khai thác các đường bay nội địa, với các đường bay nối trực tiếp tới các địa phương có dung lượng thị trường nhỏ và các đường bay nối Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nội Bài, Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương.
Trong năm đầu tiên vận hành thương mại, Cánh Diều sẽ khai thác 6 tàu bay cánh quạt tầm ngắn ATR72 hoặc tương đương với sân bay căn cứ là Chu Lai và Đà Nẵng. Đến năm khai thác thứ 5 (năm 2025), đội bay của Cánh Diều sẽ tăng lên 30 chiếc, bao gồm 15 tàu bay ATR72 và 15 tàu bay A320/321 hoặc tương đương.
Vòng xoay mới của dòng tiền trên thị trường chứng khoán Sau gần 3 tháng hồi phục, VN-Index đã lấy lại phần lớn điểm số bị mất vì đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý II dự kiến suy giảm, nhịp điều chỉnh vừa qua được đánh giá là cần thiết để duy trì sức hấp dẫn của giá cổ phiếu và làm mới lại dòng tiền. Thận trọng trước...