Sứ mệnh răn đe Nga-Trung-Triều của máy bay ném bom Mỹ
Mỹ liên tục triển khai máy bay ném bom chiến lược ở châu Âu và châu Á, nhằm răn đe đối thủ và cho các đồng minh thấy cam kết của mình.
Máy bay ném bom B-1 của Mỹ cùng 4 tiêm kích bay trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh:Reuters
Trong hai tháng qua, Mỹ đã triển khai máy bay ném bom B-1 ba lần ở châu Âu và châu Á. NBC đánh giá động thái này là một phần trong nhiệm vụ chiến lược, nhằm gửi thông điệp tới Nga, Trung Quốc và Triều Tiên. Mỗi chiếc B-1 được trang bị khoảng 20 tên lửa hành trình phi hạt nhân với đầu đạn xuyên boongke có độ chính xác cao.
Nhiệm vụ mới nhất diễn ra đêm 12/9 trên bán đảo Triều Tiên, khi hai oanh tạc cơ B-1 bay cách khu phi quân sự (DMZ) giữa Triều Tiên và Hàn Quốc chỉ vài mét, cùng với tiêm kích F-16 của Mỹ và F-15 của Hàn Quốc. Mỹ thể hiện rõ ràng rằng việc triển khai liên quan đến vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, diễn ra 4 ngày trước.
Đây là một trong ba nhiệm vụ Mỹ tiến hành vào các tuần gần đây nhằm răn đe, nhưng các đối thủ có thể cho rằng đó là hành động khiêu khích.
Hôm 13/9, một máy bay ném bom B-1 từ căn cứ không quân Dyess ở Texas hạ cánh tại căn cứ không quân Ostrava ở Cộng hòa Séc, thuộc chương trình triển khai một nhóm máy bay ném bom phi hạt nhân sang châu Âu cho cuộc tập trận Strike Ample. Hai tuần trước, một máy bay B-52 Mỹ cũng được điều đến Ostrava.
Kristensen nói rằng trong khi Mỹ từng triển khai một máy bay B-1 tới Cộng hòa Séc “trong một nhiệm vụ thiện chí”, lần này có sự khác biệt. “Đó là một trong số các máy bay ném bom được triển khai để tham gia cuộc tập trận của NATO”, ông nói. NBC nhận xét động thái này nhiều khả năng thu hút sự chú ý của Nga.
Trước đó, vào đầu mùa hè, một chiếc B-1 và một máy bay ném bom tàng hình B-2 được điều tới căn cứ không quân Andersen ở Guam, nơi máy bay B-52 vẫn đang hoạt động. Động thái đánh dấu lần đầu tiên cả ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đồng thời được triển khai tới khu vực châu Á.
Sau đó, ngày 17/8, Mỹ đã triển khai ba loại máy bay ném bom vào một nhiệm vụ trên Biển Đông, nơi Trung Quốc có những hành động hung hăng để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.
Video đang HOT
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nước này hôm 12/9 tập trận quân sự tại kênh Bashi, nằm giữa đảo cực bắc của Philippines Luzon và Đài Loan. Bộ này cho biết “tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm và tiếp liệu trên không” đã bay qua kênh này.
Thực tế, theo một quan chức không quân Mỹ, đây có thể là lần đầu tiên trong lịch sử khi Mỹ, Trung Quốc và Nga đều sử dụng máy bay ném bom tầm xa trong các nhiệm vụ tác chiến thông thường và răn đe. Nga nhiều lần đánh bom các mục tiêu ở Syria bằng oanh tạc cơ. Trung Quốc thường xuyên bay tuần tra ở Biển Đông để phô diễn sức mạnh quân sự.
Mối đe dọa
Các máy bay B-1 được điều đến bán đảo Triều Tiên thuộc phi đội ném bom 34, đồn trú tại Guam (lãnh thổ hải đảo của Mỹ ở tây Thái Bình Dương, cách bán đảo Triều Tiên khoảng 3.000 km) đã thả 2.000 bom thông minh trong suốt hơn 630 nhiệm vụ tại Syria, Iraq và Afghanistan tháng 1-7/2015.
“Máy bay ném bom nhìn chung rất phù hợp với không gian lớn và thách thức của Thái Bình Dương. Các máy bay ném bom B-1 đặc biệt thích hợp cho khu vực này”, Seth Spanier, chỉ huy phi đội B-1 tại Guam, cho biết.
“Với khả năng mang nhiều vũ khí và tấn công vượt trội, B-1 sẽ cung cấp cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ và các đồng minh cùng đối tác trong khu vực một nền tảng phô diễn sức mạnh chiến lược đáng tin cậy”, ông nói.
Việc Mỹ sử dụng máy bay đồn trú tại Guam để truyền thông điệp trên bán đảo Triều Tiên không phải là mới. Sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 4 hồi tháng một, một máy bay B-52 đặt tại Guam đã thực hiện chuyến bay.
“Họ rất chú ý đến động thái đó”, phóng viên Will Ripley của CNN khi đó có mặt ở Bình Nhưỡngnói. “Rất nhiều chỉ huy quân sự của Triều Tiên cho rằng máy bay ném bom Mỹ là mối đe dọa lớn, do nó từng tàn phá nghiêm trọng Bình Nhưỡng trong chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), khi phần lớn thành phố bị san bằng”, Ripley nói .
Phương Vũ
Theo VNE
Thủy quân lục chiến Nga - Trung tập trận đổ bộ, leo tường
Các binh sĩ Nga, Trung Quốc hôm qua tham gia hoạt động bắn súng, leo tường, vượt biển, đổ bộ ở tỉnh Quảng Đông, trong cuộc tập trận thường niên.
Alexander Fedotenkov, phó tư lệnh hải quân Nga (trái) và Wang Hai, chỉ huy cuộc tập trận về phía Trung Quốc, phó tư lệnh hải quân Trung Quốc, hôm qua tuyên bố bắt đầu cuộc tập trận chung tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, đông nam Trung Quốc.
Tổng cộng 18 tàu và tàu hỗ trợ, 21 máy bay, hơn 250 quân nhân từ hải quân Trung Quốc và hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga tham gia tập trận lần này. Đây là lần đầu tiên hai nước tập trận ở Biển Đông.
Lãnh đạo hải quân Nga - Trung ra chỉ thị. Tập trận Joint Sea 2016 sẽ kéo dài đến ngày 19/9, được cho là chiến dịch chung lớn nhất của hải quân hai nước.
Theo Xinhua, cuộc tập trận hôm qua diễn ra ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, bao gồm cuộc thi bắn súng hạng nhẹ, vượt biển, đổ bộ đảo, leo tường.
"Chúng tôi đã tập trận bắn súng lục, súng máy, súng bắn tỉa. Có những khóa bắn súng, vượt chướng ngại vật, leo lên tòa nhà và trượt xuống, cũng như đổ bộ bằng dây thừng đặc biệt từ trực thăng", Trung tá Nga Sergei Shimankin cho biết.
Thủy quân lục chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận hôm qua.
Cuộc tập trận thu hút chú ý bởi nó diễn ra sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, công bố phán quyết về "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông, khẳng định Bắc Kinh không có quyền lịch sử ở Biển Đông, đồng thời chỉ trích hành động phá hoại của Trung Quốc đối với môi trường tại đây. Trung Quốc một mực bác bỏ, tuyên bố không tuân thủ phán quyết.
Trọng tâm của tập trận dự kiến là hoạt động tác chiến chống tàu ngầm, chiến dịch đổ bộ đảo, đá san hô.
Thủy quân lục chiến Nga - Trung chụp ảnh tập thể trong cuộc tập trận chung. Nhiệm vụ tiếp theo là cùng giải phóng khu vực do những kẻ khủng bố giả định chiếm đóng.
Trọng Giáp
Ảnh: Xinhua
Theo VNE
Vị trí tập trận Nga - Trung ở Biển Đông nói lên điều gì Việc cuộc tập trận của hải quân Nga và Trung Quốc không diễn ra ở khu vực có tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông thể hiện sự thận trọng của Moscow. Nga được cho là không muốn thể hiện cuộc tập trận quá khiêu khích. Ảnh: 81.cn "Cuộc tập trận diễn ra ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Điều đó cho...