Sứ mệnh mặt trăng của Trung Quốc có yếu tố quân sự?
Sự kiện Trung Quốc đáp tàu thăm dò xuống “vùng tối” chưa từng được khám phá của mặt trăng đã khiến cả thế giới xôn xao.
Sau những sửng sốt ban đầu, truyền thông phương Tây bắt đầu đưa ra nhiều cảnh báo trước việc tàu thăm dò Hằng Nga 4 hạ cánh thành công xuống bề mặt mặt trăng ngày 3-1, rồi gửi về những hình ảnh đầu tiên chụp một vùng đất đầy sỏi đá, hố thiên thạch và hoàn toàn không giống bất kỳ vùng đất nào trên trái đất.
Ví von Trung Quốc không còn là “rồng giấy”, báo The Guardian (Anh) bình luận: “Đối với Mỹ, đây là lời cảnh tỉnh. Mỹ luôn hãnh diện vì vị thế lãnh đạo thế giới trong kinh tế tri thức nhưng họ không khỏi cảm thấy lung lay khi Trung Quốc công bố đột phá này trong lĩnh vực khám phá vũ trụ”.
Trong khi đó, báo Daily Mail (Anh) còn liên hệ một cách chua chát bước tiến xa của Trung Quốc với thực tế chính phủ Anh vẫn đang… viện trợ cho nền kinh tế số 2 thế giới hàng chục triệu USD. Ngay chính Bắc Kinh cũng thừa nhận họ không nên được viện trợ.
Video đang HOT
“Một số người có thể cho rằng đe dọa của Trung Quốc lớn hơn cả Nga” – một nguồn tin chính phủ Anh cảnh báo khả năng do thám từ Bắc Kinh. Đồng thời, các chuyên gia quốc phòng cũng hướng quan ngại về phía Trung Quốc khi thực tế “thả nổi” pháp lý trên vũ trụ khiến các nước khó ngăn chặn tình trạng phá nhiễu các vệ tinh GPS, tiến hành chiến dịch tấn công mạng hoặc sử dụng laser phá hủy các tài sản không gian.
Xe tự hành Thỏ ngọc-2 rời tàu Hằng Nga 4 sau khi tàu thăm dò này đáp xuống mặt trăng ngày 3-1 Ảnh: AP
Theo báo The Washington Times (Mỹ), bước đi mới nhất của Trung Quốc có thể góp phần thôi thúc sự ra đời của Lực lượng Không gian của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giới chức trách Mỹ thừa nhận năng lực thể hiện trong sứ mệnh cột mốc của Trung Quốc trên mặt trăng đặt ra thách thức nghiêm trọng cho các chiến dịch không gian của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là các sứ mệnh do thám sử dụng vệ tinh đặt trên vũ trụ.
Lâu nay, dù rất hăng hái với dự án thành lập Lực lượng Không gian để đối đầu những bài toán quân sự không gian ngày càng phức tạp, ông Trump vẫn chưa nhận được nhiều ủng hộ ở Đồi Capitol cũng như Lầu Năm Góc.
Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế Nigel Inkster, trước đây là quan chức cơ quan tình báo Anh MI6, nhận định: “Trung Quốc giấu giếm tham vọng vũ trụ và tôi nghĩ rằng chắc chắn có yếu tố quân sự trong đó”. Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh cuộc đổ bộ mặt trăng phát đi tín hiệu rằng năng lực Trung Quốc nay đã mạnh hơn và Tổng thống Trump chắc chắn dùng điều đó để kiên quyết hơn với Lực lượng Không gian mới.
Thu Hằng
Theo Tintuc
Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh thành lập Bộ chỉ huy không gian
Ngày 18/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh thành lập Bộ chỉ huy Không gian, một cấu trúc tổ chức mới nằm trong Bộ Quốc phòng nước này, vốn sẽ kiểm soát mọi hoạt động quân sự trong không gian.
Ảnh minh họa. (nguồn: EPA)
Trong một thông báo nội bộ gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis, Tổng thống Trump viết rằng việc thành lập Bộ Chỉ huy Không gian "phù hợp với luật pháp Mỹ."
Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh, "tôi ra lệnh thành lập Bộ chỉ huy Không gian như là một Bộ chỉ huy Tác chiến Thống nhất chức năng."
Mặc dù Bộ chỉ huy Không gian tách biệt với mục tiêu của Tổng thống Trump thành lập một nhánh quân sự với tên gọi "Lực lượng Không gian," nhưng việc thành lập Bộ Chỉ huy Không gian có thể là một động thái nằm trong hướng đi này./.
Theo Thanhnien
Tổng thống Trump: Mỹ tụt hậu về lực lượng không gian so với Nga, Trung Quốc Hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ ra lệnh cho Bộ Quốc phòng nước này "ngay lập tức bắt đầu quá trình cần thiết để thiết lập lực lượng không gian như một nhánh thứ 6 của các Lực lượng vũ trang". Một tên lửa Rocket Falcon 9 rời bệ phóng Nói tại một cuộc mít tinh mang tên "Làm nước Mỹ vĩ đại...