Sứ mệnh của “cảnh sát quốc tế” thập niên 80
Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò “cảnh sát quốc tế”, chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới.
Washington không vắng mặt trong bất kỳ các điểm nóng nào trên thế giới. Trong 30 năm qua, quân đội Mỹ đã tiến hành hơn 10 hoạt động quân sự lớn với danh nghĩa “vì lợi ích hòa bình trên toàn thế giới”. Quan điểm chính trị của Washington là đảm nhận vai trò cảnh sát quốc tế và không muốn giã từ vai trò đó.
Công bằng mà nói, cũng có những hoạt động quân sự mà Hoa Kỳ đã tiến hành nhằm chống lại một quốc gia độc lập có sự chấp thuận của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ). Tuy nhiên, trong những trường hợp này, không có những đồng thuận cho các hoạt động can thiệp quân sự. Chúng ta hãy nhìn lại chặng đường 3 thập kỷ, 10 cuộc can thiệp quân sự của Mỹ.
Cuộc can thiệp đơn phương của Mỹ tại Grenada, năm 1983
Sau cuộc đảo chính quân sự diễn ra vào năm 1979 ở quốc đảo Grenada, chính quyền đã thuộc về Tổ chức phong trào mới JEWEL.
Trong tháng 10/1983, với lý do bảo vệ một vài trăm sinh viên y khoa từ Mỹ và yêu cầu của một số quốc gia của Tổ chức các nước châu Mỹ như Antigua và Barbuda, Saint Lucia, Sanit Vincent, Grenadines và Dominica, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khi đó là Ronald Reagan đã ra lệnh bắt đầu hoạt động quân sự với tên gọi “sự bùng nổ của cơn thịnh nộ”.
Binh sĩ Mỹ pháo kích Grenada
Quân đội Mỹ quá mạnh để “xử lý” các lực lượng yếu kém được trang bị vũ trang ở Grenada với số lượng không quá 1.000 người. Trong cuộc chiến này, Mỹ không có sự hỗ trợ của các đồng minh, các nước phản đối hành động quân sự này gồm có Anh, Pháp, Thụy Điển, Liên Xô và các nước Mỹ LaTinh. Grenada là quốc gia đầu tiên trong lịch sử can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài kể từ sau cuộc chiến Việt Nam.
Mặc dù gặp thất bại ở một số địa phương, song cuối cùng Mỹ cũng được cho là thành công. Hoạt động quân sự này đã đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục lại uy tín đã bị mất của quân đội Mỹ và cũng giúp cho quân đội Mỹ có những bài học thực tế để chuẩn bị cho cuộc tấn công lớn hơn vào Panama.
Video đang HOT
Sau vụ can thiệp quân sự, đối với hầu hết người dân Grenada, ngoài việc thay đổi chế độ, hoạt động quân sự này không có bất cứ hiệu ứng đặc biệt nào. Thậm chí Hoa Kỳ đã phải cung cấp cho quốc đảo Grenada 110 triệu USD để bồi thường cho những thiệt hại gây ra trong cuộc can thiệp quân sự của mình.
Panama 1989, Mỹ nhân danh “bảo vệ và khôi phục nền dân chủ”
Vào giữa những năm 1989, mối quan hệ giữa Panama và Hoa Kỳ bắt đầu xấu đi. Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột là do việc chuyển giao quyền kiểm soát kênh đào Panama, có tầm quan trọng chiến lược.
Tại thời điểm khi mà chính phủ Panama đã bắt đầu thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập với Mỹ và tăng cường quan hệ quốc tế với các quốc gia Nam và Trung Mỹ, Washington có những biện pháp trừng phạt kinh tế, ngoại giao đối với Panama.
Tiếp theo là Hoa Kỳ chuẩn bị một âm mưu đảo chính, nhưng đã thất bại. Kết quả là, tháng 12/1989, George HW Bush, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, đã ra lệnh thực hiện các hoạt động quân sự “công việc bắt buộc”.
Cuộc chiến trong đô thị tại Panama 1983
Kết quả của các hoạt động quân sự này là sự thay đổi chính phủ thân Mỹ ở Panama. Tổng thống mới Guillermo Endara Galimani gần như ngay lập tức bắt đầu quá trình chống lại cựu Tổng thống Torihose, người trước đó đã quốc hữu hóa kênh đào chiến lược Panama. Hoạt động quân sự của Mỹ ở Panama trở thành lần đầu tiên Washington viện cớ “bảo vệ và khôi phục nền dân chủ”.
Trong cuộc can thiệp quân sự vào Panama, Quân đội Mỹ đã không kích và nã pháo vào các khu vực thành thị, phá hoại nhiều cơ sở hạ tầng, nhà cửa, giao thông. Thiệt hại mà cuộc chiến này gây ra cho nền kinh tết Panama vào khoảng 1 tỷ USD.
Ngoài ra, cũng giống như tất cả các cuộc chiến mà Hoa Kỳ nhúng tay, điều kiện sống người dân ở đất nước này suy giảm một cách đáng kể. Trong một tuyên bố, Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập đỏ đã ghi nhận tình trạng thiếu thuốc men, lương thực và các mặt hàng thiết yếu, đã gây ra cái chết của rất nhiều người, việc gián đoạn các dịch vụ công cộng trong đất nước này, gây ra dịch bệnh tràn lan.
Cũng trong thời gian xảy ra cuộc chiến, kênh đào Panama đóng cửa, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế một số quốc khác không tham gia vào cuộc xung đột này.
Libya, 1986, chiến dịch “El Dorado Canyon”
Hoạt động quân sự dưới tên gọi chiến dịch “El Dorado Canyon”, đã được tiến hành nhằm chống lại Libya vào tháng 4/1986.
Trong cuộc can thiệp quân sự này, Lầu Năm Góc đã thực hiện các vụ đánh bom chớp nhoáng vào các căn cứ quân sự và cơ quan hành chính quan trọng của Libya bằng các máy bay ném bom chiến thuật, tất cả các mục tiêu “trong tầm ngắm” đã bị tiêu diệt. Hậu quả là, 17 máy bay chiến đấu, 10 máy bay vận tải quân sự Il-76 và một số cơ ở hạ tầng của Libya đã bị phá hủy.
Lybia 1986
Lý do của hành động quân sự chống lại một quốc gia có chủ quyền lần này, Washington cáo buộc Libya hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đặc biệt là Tripoli đã bị buộc tội tổ chức một số cuộc tấn công khủng bố chống lại công dân Mỹ ở châu Âu (vụ nổ chuyến bay Roma-Athens ngày 02/4/1986, vụ nổ tại vũ trường La belle ở Tây Berlin, nơi tập chung các quân nhân Mỹ).
Nhiều khả năng, Libya không tham gia vào bất cứ cuộc tấn công khủng bố quy mô nào, cho đến năm 1988, khi vụ nổ máy bay dân dụng của Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie, Scotland, làm 259 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, cũng làm 11 người trên mặt đất tử nạn. Mãi đến năm 2003, Libya mới thừa nhận trách nhiệm của mình trong vụ nổ trên máy bay Pan Am 103.
Theo Báo Đất Việt
Interpol truy lùng "góa phụ trắng"
Cảnh sát quốc tế Interpol đã gán thông báo đỏ ban hành lệnh truy nã toàn cầu đối với Samantha Lewthwaite theo yêu cầu của Kenya.
Samantha Lewthwaite
Lewthwaite, 29, là vợ của một trong 4 tay ném bom liều chết trong vụ khủng bố xảy ra tại London ngày 7/7/2005. Được biết đến với tên gọi " góa phụ trắng", Lewthwaite có liên hệ chặt chẽ với nhóm al-Shabab thuộc chiến binh Hồi giáo Somali. Nhiều giả thuyết đồn đoán rằng Lewthwaite tham gia vụ tấn công trên.
Al-Shabab nhận trách nhiệm đứng đứng đằng sau vụ tấn công và bao vây trung tâm thương mại Westgate ở Nairobi kéo dài hơn 4 ngày tại thủ đô Kenya làm ít nhất 67 người thiệt mạng. Tuyên bố của Interpol cho rằng góa phụ này sở hữu chất nổ và âm mưu khủng bố kể từ tháng 12/2011.
Lewthwaite sử dụng bí danh "Natalie Webb" trước đây bị cáo buộc gian lận hộ chiếu ở Nam Phi. Bà là vợ góa của Germaine Lindsay, một trong 4 tên ném bom tự sát trong vụ khủng bố ngày 7//7/2005 tại London khiến 52 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Căn hộ ở vùng ngoại ô Johannesburg Bromhof, Nam Phi được cho là một trong các địa điểmLewthwaite thuê dưới bí danh để trú ẩn
Hiện Kenya vẫn đang tiếp tục để tang ba ngày cho các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố xảy ra cách đây vài ngày.
Vào hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Anh cho biết, số lượng công dân Anh bị giết trong vụ tấn công có thể ít hơn so với báo cáo.
Nhóm al-Shabab Hồi giáo Somali thực hiện vụ tấn công nhằm trả thù cho các hoạt động quân đội Kenya tại Somali. Các tay súng đã tấn công trung tâm thương mại Westgate, nổ súng vào những người mua sắm và nhân viên tòa nhà. 137 người bị giữ làm con tin. Lực lượng an ninh đã buộc phải sử dụng hóa chất để chấm dứt cuộc bao vây. Tuy nhiên phát ngôn viên chính phủ phủ nhận hành động trên.
Theo Xahoi
Triều Tiên bất ngờ hoãn đoàn tụ gia đình với Hàn Quốc Triều Tiên hôm nay 21/9 cho hay họ sẽ hoãn vô thời các cuộc đoàn tụ những gia đình ly tán ở hai miền Triều Tiên, dự kiến diễn ra trong 4 ngày nữa và vốn được đặt nhiều kỳ vọng. Các cuộc đoàn tụ gia đình bị ly tán giữa hai miền Triều Tiên đã bị gián đoạn từ năm 2010. Hãng...