Sự mềm lòng của phụ nữ càng dễ dẫn đến “vòng tròn bạo lực”
Trong cuộc sống, khi bạo lực gia đình diễn ra, những nạn nhân bị bạo lực, đặc biệt là phụ nữ thường có xu hướng im lặng, chịu đựng vì người gây ra bạo lực chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thân trong gia đình của mình. Chính sự mềm lòng, nhân nhượng, tha thứ ấy đã dẫn đến hiện tượng “ vòng tròn bạo lực” “bủa vây” họ và gia đình họ…
Bà Nguyễn Thị Mai – Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ số 6 thuộc cụm dân cư Tư Đình, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội, có gần 20 năm làm công tác phụ nữ.
Nhận thức vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển xã hội, bà Mai luôn quan tâm tới công tác hòa giải gia đình. Không kể sớm khuya, mưa nắng, hễ gia đình nào xảy ra mâu thuẫn lớn, cần sự trợ giúp là bà đều có mặt…
Có lần bà Mai hòa giải mâu thuẫn cho vợ chồng chị Nguyễn Thị D, tổ dân phố số 6. 10h đêm có người báo tin chồng chị D. uống rượu say, không làm chủ được hành vi, trói con gái ngoài sân, không cho ai vào giải cứu trong khi chị D. đang vắng nhà.
Ảnh minh họa.
Qua tìm hiểu, bà biết 2 vợ chồng chị D mâu thuẫn vì nguyên nhân sâu sa là khó khăn về kinh tế. Chồng chị D không có việc làm, ở nhà nhàn rỗi sinh ra cờ bạc rượu chè, hay gây gổ với vợ. Mẹ chồng chị D lại luôn bênh vực con trai khiến quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trở nên căng thẳng.
Chị D bỏ về nhà ngoại mong chồng hồi tâm, nhưng chồng chị lại dùng cách bạo hành con để gây sức ép bắt vợ về. Bà Mai đã thuyết phục người bố để mình cởi trói cho cháu bé và đưa cháu về nhà mình tạm lánh.
Video đang HOT
Sau đó, bà Mai phân tích cho chồng và mẹ chồng chị D. hiểu về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em, khuyên chồng chị tu tỉnh làm ăn và giúp bà mẹ chồng hóa giải mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu. Bà còn giới thiệu cho anh một số công việc thích hợp, động viên anh đi làm. Nhờ vậy, gia đình chị D đã yên ấm trở lại.
Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Mai là câu chuyện của rất nhiều cán bộ Hội Phụ nữ trên chặng đường làm công tác Hội nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng.
Có thể khẳng định, trong công cuộc chặn tay kẻ vũ phu không thể thiếu vai trò của những người cán bộ Hội “đi từng ngõ, đến từng nhà, gặp từng người”.
Trung tuần tháng 4 vừa qua, Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến 2020.
Trong đó nhấn mạnh tới năng lực của cán bộ và phát huy tốt chức năng đại diện của Hội trong bảo vệ phụ nữ bị bạo lực.
Cụ thể như tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, cán bộ Hội các cấp, thành viên các mô hình tại cộng đồng; đồng thời xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới cán bộ Hội, cộng tác viên tại cộng đồng nhằm cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực; cũng như nâng cao các kỹ năng làm việc với nạn nhân bị bạo lực…
Chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bạo lực gia đình, nhiều cán bộ Hội nhấn mạnh tới khái niệm “vòng tròn bạo lực”. Trong cuộc sống, khi bạo lực gia đình diễn ra, những nạn nhân bị bạo lực, đặc biệt là phụ nữ thường có xu hướng im lặng, chịu đựng vì người gây ra bạo lực chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thân trong gia đình của mình.
Chính sự mềm lòng, nhân nhượng, tha thứ ấy đã dẫn đến hiện tượng “vòng tròn bạo lực” “bủa vây” họ và gia đình họ, làm cho cấp độ bạo lực càng ngày càng lên cao.
“Cái tát đầu tiên với nhát dao cuối cùng rất gần nhau” – đó là điều mà mỗi cán bộ Hội Phụ nữ đều ghi nhớ và truyền tải tới các hội viên của mình để phòng chống bạo lực gia đình.
Theo P.V (Phapluatplus)
Bạo lực gia đình: Chấp nhận đòn roi vì sợ... vô gia cư
Luật pháp có nhiều quy định thừa nhận quyền thừa kế, sở hữu tài sản của phụ nữ, nhưng thực tế nhiều chị em vẫn mang tiếng "ăn nhờ ở đậu" ngay trên chính ngôi nhà mình góp công xây dựng. Chính vì vậy, có chị em chấp nhận bị chồng đánh chửi, bạo hành... chỉ vì nếu ly hôn sẽ trắng tay.
Nghiến răng chịu đựng
Hơn chục năm nay, chị N.T.T (Hưng Yên) chịu cảnh chồng thường xuyên say xỉn, về nhà là đánh chửi vợ. Chị làm quần quật ngoài ruộng, về nhà lại vất vả chăm hơn chục con lợn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai con, phục vụ bố mẹ chồng, cơm nước cho cả đại gia đình. Nhưng chồng chị thường xuyên đá thúng đụng nia. Lúc anh ta chê canh mặn, lúc lại ghét cơm chỉ có cá kho. Anh ta làm phu hồ trên thị trấn nên có nhiều cơ hội "giao lưu" hơn. Vì thế, đến tối nằm ngủ với vợ, anh ta lại chê chị mồ hôi chua loét không thơm tho như mấy em cắt tóc gội đầu trên phố. Dù miệt thị vợ nhưng sau đó anh ta lại bắt chị phải phục vụ tình dục như "gái bán hoa". Không làm theo là anh ta la hét, chửi rủa chị.
Vẫn còn tỷ lệ lớn phụ nữ không đứng tên trong giấy tờ nhà cửa, đất đai (ảnh minh họa).
Ảnh: Công Xuân.
Chị T thấy ê chề, nhục nhã nhưng không dám phản kháng. "Tôi mệt mỏi lắm rồi nhưng không dám ly hôn vì chồng tôi bảo muốn đi thì ôm quần áo rách mà đi. Tôi chẳng có quyền gì với tài sản ở nhà chồng, mà bố mẹ đẻ cũng không chào đón. Vậy là tôi tiếp tục nghiến răng chịu đựng đòn roi, sỉ nhục của chồng" - chị T chua xót.
Chị T cho biết, vợ chồng chị ở trên đất bố mẹ chồng cho nhưng chưa sang tên sổ đỏ nên trên giấy tờ vẫn là của bố mẹ chồng. Chị đã dùng số tiền mà chị đã tích cóp từ thời con gái để xây nhà trên mảnh đất đó. Tuy nhiên, chẳng có bằng chứng nào là chị đã xây bằng tiền của chị. Nhiều lần chị ngỏ ý nhờ bố mẹ đẻ giúp đỡ để chị bế con về thì bố mẹ chị đều thẳng thừng xua đuổi vì "lấy chồng theo chồng, nhà này không còn đất để cho". Hai em trai chị cũng tỏ ý ghét bỏ, sợ chị về đòi chia phần. Nếu chị ra đi thì "tứ cố vô thân", tiền không, nhà không, chắc chắn cũng không thể mang con đi để lang thang với mình.
Trong một nghiên cứu với cỡ mẫu đại diện quốc gia do ISDS thực hiện và công bố năm 2016, chỉ có 20% phụ nữ là người sở hữu duy nhất nhà hoặc đất thổ cư. Nam giới cũng thường sở hữu những tài sản có giá trị nhất, bao gồm cơ sở sản xuất và phương tiện đi lại.
Đây là câu chuyện không hiếm gặp của phụ nữ chịu cảnh bạo lực gia đình. Có chị sau ly hôn không còn chốn dung thân nên phải đi làm ăn xa rồi nhờ người mai mối lấy chồng Trung Quốc, không về quê hương nữa. Lại có chị phải lên thành phố làm giúp việc, ngày lễ, tết cũng không dám về quê thắp hương cho bố mẹ vì không còn nơi để ở...
Nâng cao quyền cho phụ nữ
Theo một báo cáo của Tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) tại Việt Nam: Phụ nữ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, ít có quyền kiểm soát đối với đất đai và tài sản của gia đình. Điều này khiến phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào người chồng và gia đình nhà chồng... Sự phụ thuộc đó ngăn cản phụ nữ tìm kiếm hỗ trợ pháp lý bởi họ sợ thành người vô gia cư. Thêm vào đó, một số cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số không có giấy đăng ký kết hôn và những người phụ nữ này phải đối mặt với những khó khăn về thủ tục pháp lý, kể cả việc đòi quyền chăm sóc con cái. Hậu quả là, lựa chọn ly hôn để thoát khỏi bạo lực thường bị từ chối và hướng người phụ nữ tới các biện pháp hoà giải, sau đó người phụ nữ có thể lại tiếp tục chịu cảnh bạo lực.
TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho biết, cho dù luật pháp khá đầy đủ để bảo vệ quyền thừa kế, tài sản của phụ nữ nhưng nhận thức của nhiều người vẫn còn hạn hẹp. Theo khảo sát của ISDS, tỷ lệ đáng kể người dân cho rằng phụ nữ tái hôn không có quyền thừa kế tài sản từ người chồng đã mất, hoặc phụ nữ không sinh được con thì cũng không có quyền thừa kế. Cũng có nhiều người không biết rằng phụ nữ cũng được đứng tên trong quyền sử dụng đất đai, nhà cửa.
Theo TS Hồng, vì nhận thức hạn hẹp mà nhiều phụ nữ không dám đấu tranh để đòi quyền sở hữu đất đai, tài sản cho mình. Đến khi ly hôn hoặc chồng chết, chị em mới "sực tỉnh" mình không có tên trong bất cứ sở hữu tài sản nào trong gia đình. Tiền mình kiếm được thì đã xây nhà, chi tiêu hết, không có bằng chứng nào để ghi nhận sự đóng góp đó. Nếu gia đình nhà chồng, bố mẹ, anh em tử tế thì chia cho chút tài sản, còn nếu gia đình nào bạc bẽo thì phụ nữ "thân cô thế cô" khó lòng đòi được thừa kế, tài sản sau khi chồng mất hoặc ly hôn.
Ông Lê Quốc Hùng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ các chương trình phát triển xã hội (CSDP) cũng cho biết, nhiều phụ nữ ly hôn phải đứng trước các vụ kiện cáo, tranh chấp tài sản. Tuy nhiên, để "đòi được vạ thì má đã sưng", việc thi hành án quá lâu đẩy phụ nữ ly hôn vào cuộc túng quẫn. Nhiều vụ tranh chấp tài sản sau ly hôn kéo dài 3-4 năm. Trong thời gian đó, chị em không có chỗ ở, không tài sản, ruộng đất để trồng cấy không có, phải sống nhờ, hay sống trong nhà thuê tạm bợ. Thậm chí họ còn bị chồng hoặc gia đình nhà chồng đe dọa, hành hung.
Theo Danviet
Nhiều cây xanh chết khô trên vỉa hè Hà Nội Hàng loạt cây xanh trồng trên vỉa hè đường Lý Sơn (quận Long Biên, Hà Nội) đã chết khô nhiều tháng nay. Khu vực xung quanh cầu Đông Trù (Hà Nội) có nhiều cây xanh trồng trên vỉa hè đã chết khô, chưa được thay thế. Người dân địa phương cho biết những cây xanh này đã chết nhiều tháng nay. Các cây...