Sự ma mãnh của Abbott khi ghi nhãn sữa kỳ thị
Với chiêu ghi dòng chữ “Không bán tại Việt Nam và Mexico” của sữa nước Ensure (Abbott, Mỹ), các nhà quản lý của Việt Nam lo ngại sẽ tạo tiền lệ xấu cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Cuộc họp của Bộ Y tế hôm 19/1 về vụ việc này vẫn chưa tìm ra được biện pháp xử lý cụ thể nào.
Tiền lệ xấu, cạnh tranh không lành mạnh
Sau “cảnh báo” của Ban chỉ đạo 389 về dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh đối với sữa nước Ensure, hôm 19/1, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp kín với các bộ, ngành liên quan làm rõ hiện tượng này.
Chia sẻ sau cuộc họp, một đại diện Bộ Công Thương lo ngại: “Nếu không xử lý rõ ràng, vụ việc này sẽ tạo tiền lệ xấu cho nhiều doanh nghiệp ở lĩnh vực khác bắt chước, gây thiệt hại tới người tiêu dùng”.
Trước đó, theo phản ánh của Ban chỉ đạo 389, kể từ năm 2013, hãng sữa Abbott Laboratories của Mỹ đã ghi thêm dòng chữ “Not to be sold in Vietnam or Mexico” – tạm dịch “Không bán tại Việt Nam hay Mexico” – trên sản phẩm sữa Ensure Nutrition Shake. Đồng thời, sữa nước tương tự là Ensure Gold Vigor 237ml thì vừa không có dòng chữ trên, vừa nêu rõ nội dung do công ty Dinh dưỡng 3A phân phối tại Việt Nam.
Sữa nước Ensure với kiểu ghi nhãn “Not to be sold in Vietnam or Mexico” – gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Nhờ đó, thị phần của Công ty Dinh Dưỡng 3A tăng nhanh chóng mặt. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này năm 2013 tăng tới 63%, trị giá khoảng 300 tỷ đồng. Trước đây, có 50 nhà nhập khẩu nhập hợp pháp mặt hàng trên, song, khi Abbott phát minh kiểu ghi nhãn lạ lùng này, giá bán sữa do công ty này phân phối đã tăng từ 2-3 lần so với trước.
Ngược lại, một hệ luỵ không mong muốn khác là thị trường Việt Nam vẫn xuất hiện loại sữa Ensure thứ hai mà nhà sản xuất đã “cấm bán” vào Việt Nam.
Theo Ban chỉ đạo 389, một số doanh nghiệp nhập khẩu loại sữa này đã làm giả bản xác nhận sản phẩm lưu hành tự do tại Mỹ để đưa vào hồ sơ xin công bố chất lượng và lưu hành ở Việt Nam. Trong thời gian chờ đợi, hải quan đã cho phép các doanh nghiệp mang hàng về tự bảo quản. Tuy nhiên, trong khi Bộ Y tế đã tỉnh táo chỉ đạo không kiểm tra chất lượng các sản phẩm có dòng chữ này thì không hiểu vì lý do gì, Bộ Công Thương lại có văn bản cho phép các doanh nghiệp tạm giải toả lô hàng sữa trên, dẫn đến việc thẩm lậu vào thị trường nội địa.
Ban chỉ đạo 389 cho biết, tình hình buôn lậu mặt hàng này ước gây thất thu ngân sách 40-50 tỷ đồng/năm.
Video đang HOT
Được biết, tại cuộc họp, đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương và nhiều ý kiến khác cũng đồng tình cho rằng, có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh ở đây vì cách chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Rõ ràng ở đây có ý đồ khác của hãng sữa Abbott.
Không ít ý kiến đại diện Bộ ngành bày tỏ, nếu hãng nào cũng kinh doanh kiểu Abbott thì người tiêu dùng sẽ thiệt hại lớn. Bởi, khi có nhu cầu cao, trong khi thị trường không có cạnh tranh, nhà phân phối độc quyền và nhà sản xuất chính hãng sẽ dễ dàng bắt tay nhau tăng giá.
Lúng túng xử lý
Luật Cạnh tranh của Việt Nam có quy định cấm các nhà sản xuất, phân phối ghi nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, đồng thời, cũng cấm các hành vi như lợi dụng vị trí độc quyền thị trường để thao túng về giá, gây thiệt hại tới các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Luật này cũng nghiêm cấm việc liên kết làm giá giữa các doanh nghiệp với nhau.
Các lô sữa nước Ensrue thẩm lậu trái phép vào Việt Nam bị lực lượng chức năng bắt giữ
Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh hay bất cứ Luật nào của Việt Nam chỉ điều chỉnh các đối tượng trong giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan quản lý ở Việt Nam sẽ không có quyền xử lý việc ghi nhãn đối với loại đồ uống không thuộc Việt Nam.
Trong trường hợp này, tất cả các loại sữa nước Ensure đã có dòng chữ “không bán tại Việt Nam và Mexico” sẽ được hiểu là sản phẩm thuộc nước ngoài được nhập trái phép vào Việt Nam. Như vậy, hãng sữa Abbott của Mỹ rất dễ dàng thoái thác trách nhiệm và đổ lỗi do công ty khác làm ăn phi pháp hay do cơ quan chức năng Việt Nam buông lỏng quản lý.
Trên thực tế, Abbott cũng đã từng biện minh rằng, việc ghi nhãn như vậy chỉ đơn giản là để chống xuất lậu sang Việt Nam.
Cùng đó, công ty Dinh Dưỡng 3A cũng nghiễm nhiên đứng ngoài cuộc, cho dù, công ty này đã hưởng lợi lớn từ vụ ghi nhãn kỳ thị. Nhà phân phối này sẽ chỉ bị xử lý khi nào Bộ Công Thương tìm được dấu hiệu của việc thao túng giá cả, nhưng việc này chắc chắn là không dễ.
Bởi như Ban chỉ đạo 389 nêu, tổng kim ngạch nhập khẩu sữa này là 700 tỷ đồng. Với 300 tỷ đồng kim ngạch của Dinh Dưỡng 3A thì công ty này chỉ chiếm thị phần 42%, không phải là quá bán nên sẽ khó quy kết công ty lợi dụng vị trí độc quyền để lũng đoạn thị trường.
Gỡ nút cho vụ việc này chỉ có thể là đàm phán với Abbott Laboratories – theo Ban chỉ đạo 389. Các bộ nên đề nghị họ thay đổi cách ghi nhãn, thay đổi phương thức chống nhập lậu thông qua phối hợp với với cơ quan chức năng Việt Nam. Nếu vẫn giữ nguyên như hiện nay, Bộ Y tế sẽ không thể cấp phép về chất lượng bởi không có đơn vị nào chịu trách nhiệm nếu sự cố xảy ra. Vụ việc này, tuy rõ ràng là cạnh tranh không lành mạnh, cũng sẽ rơi vào ách tắc.
Abbott là thương hiệu sữa của Mỹ rất quen thuộc ở Việt Nam. Năm 2014, khi sữa chuẩn bị áp giá trần, hãng này đã nghĩ ra chiêu lách luật là rút ruột, giảm trọng lượng hộp nhưng vẫn giữ nguyên giá. Khi kiểm tra, Bộ Tài chính vẫn phải thừa nhận hãng này không sai.
“Nếu không giải quyết, cơ quan quản lý sau này sẽ gặp nhiều trường hợp tương tự ở các nhãn hàng khác. Kết cục, cơ quan quản lý lại phải chạy theo doanh nghiệp”, đại diện Bộ Công Thương lo ngại.
Theo Phạm Huyền
VEF
Đã cất bốc 24 bộ hài cốt, cần làm rõ hố chôn người tập thể
Tính đến chiều qua 19/1, trong khuôn viên sau vườn nhà ông Xê đã phát hiện 24 bộ hài cốt, được địa phương cải táng tại nghĩa trang Dốc Sạn, TP Cam Ranh. Hố đất phát hiện hài cốt dài khoảng 10m, rộng 8m, sâu 1,5-2m.
Gia đình ông Xê đã phát hiện tổng cộng 24 bộ hài cốt.
Qua tìm hiểu về nguồn gốc đất; đặc điểm, hình dạng của các bộ hài cốt khi cất bốc; tìm hiểu lịch sử địa phương, các nhân chứng thì hố chôn người tập thể tại gia đình ông Nguyễn Văn Xê (75 tuổi, trú Trà Long 2, phường Ba Ngòi, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) có nhiều dấu hiệu nghi vấn mà các cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ.
Hố chôn người tập thể có thể có trước năm 1966
Ông Xê kể, cha của ông gốc gác ở Phú Yên, vào Cam Ranh mưu sinh, lập nghiệp và khai phá mảnh đất này vào năm 1966. Kể từ đó trở đi, ông không hề chứng kiến bất kỳ biến cố nào xảy ra trong làng hoặc vùng phụ cận, giáp ranh. Như vậy hố chôn người vừa phát hiện chắc chắn phải có từ trước lúc cha ông Xê tới đây.
Lớn lên, ông Xê được thừa kế đất đai, nhà cửa của cha và anh. Khi đào móng làm nhà vào năm 2009 không phát hiện điều gì bất thường. Hố chôn người tập thể được phát hiện hôm 27/12/2014 khi gia đình đào hầm biogas. Bộ hài cốt đầu tiên được phát hiện nằm dưới một tảng đá núi chắn ngang, dày từ 10-15cm, nặng khoảng 2 tạ.
Về đặc điểm các bộ hài cốt, gia đình ông Xê khẳng định không phải tất cả đều có hình dáng, kích thước giống nhau. Sáng 18/1, khi tiếp cận hiện trường, người nhà ông Xê cho biết đã có 19 bộ hài cốt được đưa lên khỏi hố đất, trong đó có 13 bộ kích thước cao, to; 6 bộ nhỏ.
Điều đặc biệt, trong lúc đào tìm kiếm, người nhà ông Xê và chính quyền địa phương đã phát hiện có hiện tượng sắt bị ô-xi hóa bên cạnh các bộ hài cốt. Một lượng lớn sắt gỉ đã được lấy lên khỏi hố đất. Một người dân đào hài cốt cho biết "hình như có 2 bộ hài cốt bị cùm chân". Ở các cổ tay, cổ chân hài cốt cũng có vết sắt gỉ - khẳng định của gia đình ông Xê và người dân.
Ông Xê cho biết, tư thế nằm của các hài cốt khi tìm thấy cũng rất khác nhau như nằm nghiêng, nằm úp, nằm đối xứng trên một đường thẳng, một số bộ nằm hướng đầu vào trong như vòng tròn.
Sắt gỉ được phát hiện dưới hố đất có hài cốt.
Trong vùng có 3 lô cốt từ thời Pháp
Ông Đặng Sĩ, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Ba Ngòi, cho biết cũng không hề nghe các cụ cao niên kể gì về biến cố xảy ra trong vùng. Hỏi trong vùng trước đây địch có đồn trú không, ông Sĩ khẳng định trên địa bàn phường trước đây có 3 lô cốt từ thời Pháp. Các lô cốt hiện đang nằm ở các tổ dân phố Tây Sơn, Hương Long và Lam Sơn. Tuy nhiên, hiện chỉ còn một lô cốt còn nguyên vẹn, 2 lô cốt khác đã bị hư hỏng.
"Hồi trước, tôi cũng từng nghe nói quân Pháp cũng từng chôn Việt Minh tập thể ở vùng chùa Hìm, Đông Hòa, Phú Yên", ông Sĩ liên hệ với một sự kiện ở quê của ông từng được biết trước đây.
Ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cam Ranh, cho biết, khi nắm sự việc, ông đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH, Cơ quan Quân sự thành phố kiểm tra các bộ hài cốt.
"Trong quá trình đào không phát hiện chứng tích của bộ đội, không hề tìm thấy dép cao su hay mũ cối của bộ đội", ông Dũng nói và cho biết tiếp tục chỉ đạo Cơ quan Quân sự thành phố, UBND phường Ba Ngòi theo dõi, kiểm tra xem có phát hiện các chứng tích của bộ đội hay không.
Ông Dũng khẳng định hiện không ai biết được số hài cốt được chôn tập thể tại vườn gia đình ông Xê là ai, chôn vào thời gian nào. Ông cũng đã hỏi các cụ cao niên trong vùng nhưng họ đều nói không biết. Phó Chủ tịch UBND TP Cam Ranh - ông Trần Anh Dũng, cho biết, vừa có văn bản gửi Sở Lao động Thương binh & Xã hội và UBND tỉnh Khánh Hòa xin ý kiến chỉ đạo.
"Không ngờ càng đào thì càng phát hiện nhiều quá, phạm vi đào ngày càng rộng nên chúng tôi cũng lúng túng. Trước mắt chúng tôi đã mai táng và đang xin ý kiến chỉ đạo của ủy ban tỉnh", ông Dũng nói.
Viết Hảo
Theo Dantri
Xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh Khánh Hòa về hố chôn người tập thể Trao đổi với PV Dân trí vào trưa 19/1, ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cam Ranh, cho biết, hôm nay sẽ làm văn bản chính thức gửi Sở LĐ-TB&XH, UBND tỉnh Khánh Hòa xin ý kiến chỉ đạo liên quan đến vụ việc phát hiện hố chôn người tập thể. Gia đình ông Xê cho biết liên tiếp phát...