Sự lựa chọn của Nga: Crimea hoặc trừng phạt?
Về nguyên tắc, không ai đem chủ quyền ra để mặc cả thì hậu quả của trừng phạt chẳng liên quan để so sánh, lựa chọn.
Ngày 13/9/2015, Trợ lý cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry là bà Victoria Nuland đã đưa ra tuyên bố rằng: “Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga chỉ được dỡ bỏ hoàn toàn sau khi Crimea sẽ lại trở về với Ukraine và hòa bình được lập lại ở miền đông nước này”.
Nhân dân Crimea mừng 1 năm sau khi trở về “Đất mẹ” Nga.
Đây không phải là lần đầu tiên mà trước đó ngày 27/5, Đại diện chính thức của Bộ ngoại giao Mỹ ông Jeff Rathke đã tuyên bố như vậy, Nga trả Crimea thì yên…
Bán đảo Crimea có vị trí quan trọng thế nào mà Mỹ và NATO cay cú khi bị rơi vào tay Nga, còn Nga có được Crimea thì đem lại lợi ích gì mà phải bị đòn cấm vận, trừng phạt khiến nền kinh tế lao đao…?
Hiểu một cách cơ bản là thế này: Sau khi Mỹ-NATO dùng Gruzia để nắn gân Nga trong cuộc chiến tranh 5 ngày năm 2008, Mỹ-NATO nhận thấy, “gấu Nga” ra tay rất quyết đoán khi NATO mở về phía Đông sát biên giới Nga. Bởi vậy, việc kết nạp Gruzia và Ukraine vào NATO là không đơn giản, không thể coi thường lợi ích anh ninh Nga, cho nên, muốn thế phải từng bước trói chân tay “gấu Nga”, nhấn từng bước buộc Nga phải lùi dần. Đó là loại Ukraine ra khỏi liên hệ, ảnh hưởng của Nga. Và cuộc đảo chính mở đầu cho một cuộc khủng hoảng địa chính trị trên châu Âu xảy ra.
Video đang HOT
Cuộc đảo chính thằng lợi, lực lượng phát xít, cực đoan, thân phương Tây lên nắm chính quyền, nhưng đó không phải là mục tiêu tối thượng của Mỹ-NATO khi căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga đang tồn tại ở bán đảo Crimea. Do nóng vội, những kẻ đảo chính lập tức mở chiến dịch bài Nga một cách thô bạo, trắng trợn, làm tiền đề cho việc buộc Nga phải rời khỏi Crimea càng sớm càng tốt, để thay vào đó là quân NATO, đồng nghĩa với việc xóa sổ Hạm đội Biển Đen của Nga.
Có thể nói, “trận đấu” giữa Nga và Mỹ-NATO mở màn thì Nga đã ghi được bàn thắng đẹp không tưởng: Crimea về tay Nga không tốn một viên đạn. Tiếp theo, Ukraine càng giẫy càng đau khi vùng Donbass ra đời bởi hiệp định Minsk-2. Vùng Donbass càng đánh càng mạnh mà quân của chính phủ không dám thử sức vì không muốn tan rã phần còn lại.
Cuộc đối đầu Nga với Mỹ-NATO trên chiến trường Ukraine, Nga đã thằng khi Nga đã “đóng băng” Ukraine, nghĩa là Ukraine hiện đang ở trong một tình thế hoặc là tan rã, hoặc là liên bang hóa (thực hiện theo thỏa thuận Minsk-2) mà Mỹ và EU không thể thay đổi được. Ba tình huống mà Tổng thống Ukraine đưa ra và chính ông ta tự loại dần nghiệm để dẫn đến thực hiện Minsk-2 đã nói lên tình thế đó.
Trong khi đó, chiến lược nhất quán của Nga là không muốn Ucraine tan rã, thất bại mà muốn Ucraine được liên bang hóa trong đó vùng Donbass được hưởng quy chế như thỏa thuận Minsk-2 quy định.
Bởi vì Nga không muốn Ukraine như Lybia hỗn loạn vô chính phủ sát ngay cạnh sườn phía Đông của mình. Không những thế, nếu như Ukraine ổn định, trung lập, liên bang hóa thì hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng…vẫn đầy tiềm năng, thế mạnh. Đó là lý do vì sao Kiev hung hăng bài Nga, coi Nga là kẻ thù (trong sách trắng quốc phòng) nhưng Nga vẫn rất nương tay với Kiev về tài chính, khí đốt…
Học thuyết “hỗn loạn có điều khiển” là của Mỹ mà không phải là của Nga, đặc biệt sự “hỗn loạn” mà sát ngay nách Mỹ thì Mỹ cũng phải cư xử như Nga chứ không thể khác.
Theo_Báo Đất Việt
Poroshenko phản pháo Putin: Nga và Ukraine không phải là anh em
Bàn về mối quan hệ NgaUkraine, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vừa đưa ra một tuyên bố bất hủ là "không có dân tộc anh em nào trong thời chiến".
Poroshenko: Nga và Ukraine không phải là anh em
Ngày 21-8 vừa qua, trong cuộc gặp với các thủ lĩnh cộng đồng vùng miền hàng đầu của đất nước, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng, Nga và Ukraine không phải là hai dân tộc anh em, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi 2 nước đang có những căng thẳng trong quan hệ.
Ông Poroshenko đưa ra tuyên bố rằng "chúng ta không có bất kỳ dân tộc anh em nào trong thời chiến. Hiện chỉ có dân tộc Ukraine thống nhất tiếp bước trên con đường đến với châu Âu, và có dân tộc Nga hiện đang sa vào khủng hoảng toàn diện sâu sắc".
Bằng tuyên bố mới nhất này, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã "phản pháo" quyết liệt nhận định mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin về mối quan hệ anh em thân thiết giữa 2 dân tộc Nga và Ukraine.
Bắt đầu từ ngày 17 tháng 8 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga tới thăm bán đảo Crimea. Trong ngày hôm đó, Bộ Ngoại giao Ukraine đã gửi công hàm qua đường ngoại giao tới ban lãnh đạo Nga, phản đối chuyến thăm Crimea của Tổng thống Putin.
Kiev phản đối quyết liệt và cho đó là hành động "bất hợp pháp", là sự thách thức "thế giới văn minh". Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng đã đích thân phê phán chuyến thăm Crimea của Tổng thống Nga Putin là "vi phạm pháp luật", vì không được sự chấp thuận của chính quyền Ukraine.
Theo ông Poroshenko, Nga và Ukraine không phải là anh em
Chính quyền Kiev yêu cầu chính phủ Nga chấm dứt thực hiện những chuyến thăm như vậy và cho biết, những hành động kiểu này có thể phải chịu sự truy tố theo pháp luật Ukraine. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Ukraine không nói rõ là họ dự định thực hiện những thủ tục pháp lý đó như thế nào.
Tổng thống Nga Putin đã bình luận về phản ứng của nhà lãnh đạo Ukraine Poroshenko về việc các quan chức Nga đến Crimea. Ông tuyên bố rằng, người dân trên bán đảo đã thực hiện sự lựa chọn của mình bằng cách bỏ phiếu ủng hộ thống nhất với Liên bang Nga.
Kết thúc phần trả lời cho các nhà báo, ông Putin chốt lại chủ đề Crimea bằng câu nói "Đã xong, xin chấm hết".
Câu nói này của vị Tổng thống Nga theo nghĩa đen là ông muốn kết thúc cuộc phỏng vấn ở đây, nhưng dường như ông cũng muốn nói rằng, "không còn gì phải bàn cãi về tương lai của Crimea".
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng, nhưng phức tạp ơ Ukraine se kết thúc, đât nươc sẽ đối phó được vơi các vấn đề hiện nay và "xây dựng môt tương lai mới cùng Nga".
Theo_Báo Đất Việt
EU gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng Liên minh châu Âu gia hạn thêm 6 tháng đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân, tổ chức của Nga và Ukraine liên quan đến cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định kéo dài lệnh trừng phạt đối với 149 cá nhân và...