Sự lên ngôi của dòng game âm nhạc những năm gần đây
Trong nhiều năm trở lại đây, sự ra đời của dòng game âm nhạc Guitar Hero đã chính thức thay đổi một phần bộ mặt của ngành công nghiệp game. Nhờ đó mà giá trị của trò chơi điện tử đã không chỉ dừng lại ở một loại hình giải trí đơn thuần nữa mà đã trở thành một phần quan trọng hơn trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế, xu hướng này cũng đồng thời dẫn tới nhiều vấn đề nhức nhối.
Guitar Hero – người mở đường.
Bên cạnh đó, các hãng game lớn cũng tiếp tục kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc bán các bản nhạc mới thông qua hình thức DLC (downloadable content). Thậm chí, một số hãng game lớn như Harmonix đã cán đích 1000 bài hát trong cơ sở dữ liệu nhạc của dòng game Rockband sau hơn 4 năm phát triển. Con số này hứa hẹn sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới.
Không chỉ dừng lại ở hình thức phân phối trực tuyến, sự lên ngôi của dòng game âm nhạc cũng đồng thời kéo theo sự phát triển của nhiều tựa game cùng loại. Nối tiếp sau tên tuổi của Guitar Hero giờ đây đã có hàng loạt cái tên lớn bé khác như Rockband, DJ Hero, Rythm Heaven, Beaterator…
Video đang HOT
Mỗi tựa game trong danh sách đó đều nhắm tới một đối tượng khách hàng riêng biệt. Bản thân thị trường của ngành công nghiệp âm nhạc cũng đã rất rộng lớn, thế nên các nhà phát triển mới chỉ việc chọn lấy một lĩnh vực chưa có ai khai thác để đặt những nền móng đầu tiên cho mình. Không chỉ vậy, một số trò chơi đặc biệt như Beaterator thậm chí còn mở rộng thị trường phục vụ của mình sang cả một bộ phận thích sáng tác những bản nhạc của riêng mình.
Được thiết kế bởi nhạc sĩ kiêm ca sĩ nổi tiếng Timbaland, Beaterator cho phép người chơi có thể tự do chính sửa, phối khí các giai điệu của riêng họ theo đủ mọi phong cách bằng một bộ công cụ vô cùng mạnh mẽ. Chính vì thế, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp cũng cảm thấy hứng thú đặc biệt với trò chơi này.
Từ đó, những trò chơi âm nhạc lại tìm được một hướng phát triển mới để gia tăng lợi nhuận cho mình. Thực chất, việc những nhà phát hành lớn những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới về quảng bá cho sản phẩm của mình đã giúp họ cải thiện doanh số của những tựa game âm nhạc một cách đáng kể.
Một số dòng game lớn như Guitar Hero hay Rockband thậm chí còn phát triển hẳn những tựa game về những nhóm nhạc và thần tượng âm nhạc nổi tiếng một thời trên thế giới như The Beatles hay Aerosmith. Khi đó, không chỉ những fan hâm mộ của các gương mặt nổi tiếng này mà ngay cả những game thủ muốn phổ cập kiến thức về âm nhạc của mình cũng sẽ cảm thấy hứng thú với những trò chơi này.
Thế nên, chúng ta có thể coi sự phát triển của dòng game âm nhạc là một bước tiến vô cùng khôn ngoan của ngành công nghiệp game trong thời gần đây. Điểm đáng khen nhất trong việc này chính là dư luận đang dần phải thay đổi những quan niệm cố hữu của mình về sự “khác người” và “tốn thời gian” của những trò chơi điện tử.
Tuy nhiên, sự bùng nổ này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Những vụ kiện tụng về sai phạm trong việc sử dụng hình tượng của những nhân vật nổi tiếng cho đến quan điểm cay nghiệt của giới nghệ sĩ “chân chính” về những tựa game âm nhạc thực sự không hề dễ chấp nhận.
Rocker huyền thoại Kurt Cobain cũng từng là đối tượng của một vụ kiện tụng dai dẳng.
Họ coi việc bọn trẻ thời nay chỉ quan tâm tới việc “bấm nút” để tạo ra giai điệu sẽ làm chết đi nền âm nhạc chính thống – nơi mà nghệ thuật được gây dựng bằng công sức của sự khổ luyện, đầu óc sáng tạo và cảm hứng.
Mặc dù vậy, giá trị của những trò chơi này trong việc phổ cập âm nhạc tới rất nhiều game thủ là không thể phủ nhận. Nếu như không có sự tồn tại của những tựa game như Guitar Hero hay Rockband, những cái tên như Aerosmith hay The Beatles đã không thể sống lại một cách rực rỡ như ngày nay.
Cái giá gần 2 triệu đồng để có được chiếc controller cao cấp của The Beatles: Rockband liệu có phải là đắt?