Sự lây lan của K-Pop ra toàn thế giới bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc chủ yếu góp phần đẩy mạnh sự lan tỏa của KPop trên khắp thế giới không gì khác chính là từ phía người hâm mộ.
Ngày nay K-Pop đã trở nên phổ biến, có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong đó, mạng xã hội đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của K-Pop. Những website mở như YouTube, Twitter và các trang mạng khác giúp K-Pop dễ dàng tiếp cận với khán giả trên toàn thế giới. Nội dung trên các website này đều do những người dùng thông thường và người hâm mộ đăng tải. Họ là những người đã giúp K-Pop lan truyền một cách chóng mặt và hữu hiệu hơn bất cứ phương thức quảng bá nào.
Một website về K-Pop
Làn sóng Hallyu thực sự đã trở thành một hiện tượng, nhưng đến tận bây giờ, người ta không tìm ra được nguyên nhân thật sự đã thúc đẩy sự lây lan của văn hóa Hàn Quốc. Trung tâm nghiên cứu dữ liệu mạng tại đại học Youngnam đã tiến hành điều tra với mạng xã hội Twitter trên cơ sở các dòng ghi chú được tải lên từ tháng 11 và đưa ra nhận định về những đối tượng có thể tác động đến việc quảng bá K-Pop. Điều tra được tiến hành trên dữ liệu từ châu Mỹ, châu Á đến châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới.
Kết quả khảo sát cho thấy, ở mỗi châu lục đều có một hoặc một nhóm người có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng fan. Phần lớn trong số họ khời đầu là “fan cuồng” của làn sóng Hallyu, vì quá yêu thích nên thường xuyên tập hợp thông tin về K-Pop và cuối cùng trở thành một kho dữ liệu và trung tâm tin tức được nhiều người biết đến.
Các tài khoản Twiiter nổi tiếng chuyên cập nhật K-Pop
Ở Nhật Bản, có một người dùng tên gọi &’kpop_luv’, là người có tiếng nói trong các vấn đề về K-Pop. Theo thông tin trên Twitter, cô hiện là học sinh trung học ở Fukuoka, độ tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi làn sóng Hallyu tại Nhật. Cô đặc biệt rất am hiểu về K-Pop cũng như thông tin và hoạt động của KPop tại Nhật.
Video đang HOT
Ở khu vực Đông Nam Á, một blog có tên &’dkpopnews.net’ xuất hiện từ năm 2009 và trở nên rất nổi tiếng. Lượng truy cập mỗi ngày có thể lên tới 280.000 vì ngôn ngữ họ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh. Chủ yếu người đọc đến từ các nước như Philippines, Singapore, Mĩ và Úc. Quản trị viên Casey Ui là một sinh vên đại học người Malaysia, đồng thời sở hữu tài khoản Twiiter có tên &’dailykpopnews’ với lượng theo dõi khá lớn.
Ở châu Âu, số lượng người hâm mộ K-Pop tập trung đông nhất tại Đức, Pháp và Anh. Pháp và Đức là hai quốc gia có lượng tin trên Twitter về K-Pop nhiều nhất. Tại Đức, người mẫu Hàn Quốc Nela Lee với tài khoản Twitter &’nelapanghylee’ thường xuyên đăng tải những nội dung quảng bá văn hóa Hàn Quốc, có sức ảnh hưởng rất lớn. Ở Pháp, thậm chí có một chương trình radio trực tuyến &’KPop FM’ được phát sóng thường xuyên và kỹ thuật viên Jonathan Grey cũng sở hữu một trung tâm thông tin về KPop rất lớn trên Twitter.
Ở Bắc Mỹ, lực lượng ủng hộ K-Pop cuồng nhiệt nhất là một cộng đồng chứ không đơn thuần là một cá nhân. Trang web &’dramafever’ là một điển hình. Đây là trang web cho phép xem các bộ phim truyền hình Hàn Quốc và video ca nhạc đồng thời cũng là trang thông tin về Hallyu lớn nhất tại Mỹ.
Trang web chuyên về phim ảnh, âm nhạc Hàn Quốc tại Mỹ
Sau khi tiến hành nghiên cứu, Giáo sư Park Han Woo cho biết: “Nếu bạn để ý trên các mạng xã hội như Twitter, làn sóng Hallyu bắt nguồn chủ yếu từ những nguồn thông tin do người hâm mộ cung cấp, Mặc dù khá nghiệp dư nhưng nó đã làm nên ảnh hưởng không nhỏ. Tôi nghĩ các nhà quản lý nên để tâm hơn đến vấn đề này vì đây có lẽ là phương thức hữu hiệu nhất để phát triền làn sóng Hallyu”.
Ngân Nga
Theo VNN
Muôn kiểu thần tượng K-Pop rời bỏ nhóm hát
Với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng Hallyu, việc các nhóm nhạc có đông thành viên là một ưu thế khi mang lại một lượng fans đông đảo.
Tuy nhiên, không phải thành viên nào cũng dễ dàng hoà nhập được với phong cách âm nhạc cũng như những gì nhóm và cả công ty quản lí đòi hỏi. Đó chính là lí do họ tự nguyện, hoặc bị ép buộc phải ra đi.
1. Jay Park (2PM)
Cách đây không lâu, báo chí Hàn Quốc ầm ĩ với vụ việc thủ lĩnh nhóm nhạc 2PM, Park Jae Beom(Jay Park) đã có những lời nói "nhạy cảm" trên trang SNS cá nhân của mình khi còn trong quá trình đào tạo. Mặc dù ngay sau đó, Jay Park đã có lời xin lỗi cũng như quay trở về Seattle để kiểm điểm bản thân, nhưng đến tháng 2/2010, JYP Entertainment đã chính thức thông báo việc huỷ bỏ hợp đồng với anh chàng cựu thủ lĩnh.
Sau sự ra đi của Jay Park, thay vì thêm thành viên cho 2PM, công ty quản lí đã quyết định giữ nguyên đội hình 6 chàng trai, vị trí của Jay Park trong các ca khúc cũng được đảm nhiệm bởi những thành viên khác trong nhóm.
2. Hyun Ah (Wonder Girls)
Chỉ sau 5 tháng ra mắt, Wonder Girls đã phải đối đầu với việc thay đổi nhân sự khi Kim Hyun Ah rời nhóm vào năm 2007. Với lí do sức khoẻ cũng như áp lực từ phía gia đình, Hyun Ah ra đi đã khiến Wonder Girls mất đi ca sĩ đảm điệm vị trí rapper chính. Vì vậy, JYP đã ngay lập tức bổ sung thêm Kim Yubin vào tháng 9/2007 nhằm giúp Wonder Girls tiếp tục hoạt động mà không có bất kì một vướng mắc nào. Về phía Hyun Ah, cô đã được chuyển từ JYP sang công ty con là Cube Entertainment và đầu quân cho nhóm nhạc nữ 4Minutes.
3. Oh Wonbin (FT Island)
Ra mắt cùng FT Island năm 2007, sau 2 năm hoạt động, Oh Wonbin đã quyết định rời nhóm vào tháng 1/2009. Công ty quản lí của FT Island là F&C đã tuyên bố rằng sự khác biệt trong phong cách âm nhạc chính là lí do khiến Oh Wonbin phải rời nhóm. Để lấp đầy chỗ trống, chỉ sau một tháng kể từ khi Oh Wonbin ra đi, F&C đã bổ sung thêm thành viên mới Song Seung Hyun, đảm nhiệm vị trí Oh Wonbin đã từng giữ trước đó. Tháng 11 năm 2010, chàng ca sĩ đã quay trở lại với vai trò mới - ca sĩ solo và phát hành single riêng đầu tay.
4. Hankyung (Super Junior)
Thành viên mang dòng máu Trung Quốc của Super Junior, Hankyung, đã vướng phải một vụ kiện với công ty chủ quản SM Entertainment hồi tháng 12 năm 2009. Nam ca sĩ 28 tuổi đã khẳng định sự bất mãn trước bản hợp đồng "nô lệ" dài kéo dài 13 năm cùng sự thiếu công bằng trong việc phân chia thu nhập giữa các thành viên trong nhóm. Là thành viên Trung Quốc duy nhất của Super Junior, những nỗ lực của Hankyung khi giúp nhóm tấn công thị trường Trung Quốc là điều không thể phủ nhận.
Sau khi rời nhóm, nhóm nhỏ Super Junior - M do Hankyung làm nhóm trưởng đã gặp khó khăn và phải bổ sung thêm 2 thành viên là Eunhyuk và Sungmin. Trong suốt thời gian diễn ra vụ kiện, Hankyung đã bắt đầu những hoạt động solo tại Trung Quốc và phát hành album mang tên Gengxin. Đến tháng 9/2011, cả hai bên đã cùng đi đến một thoả thuận, đồng nghĩa với việc Han Kyung chấp nhận rút đơn kiện đối với SM Entertainment.
5. Bekah (After School)
Tháng 4 năm 2011, sau khi phát hành album Virgin, thành viên của After School, Bekah đã bất ngờ tuyên bố rút khỏi nhóm. Mặc dù công ty chủ quản của After School thông báo lí do Bekah ra đi là bởi cô muốn thực hiện ước mơ trở thành nhà thiết kế, nhưng những lời chia sẻ của Bekah trên Twitter dường như ẩn chứa những nguyên nhân khác. Những ngày đầu sau khi Bekah rời After School, vai trò rapper của cô đã được Kahi đảm nhiệm. Tuy nhiên khi tấn công thị trường Nhật Bản, công việc này đã được chia đều cho cả Nana và Lizzy.
6. Park Kahi (After School)
Tháng 6 vừa rồi, Pledis Entertainment tuyên bố: nhóm trưởng After School Park Kahi sẽ "tốt nghiệp" sau khi kết thúc các hoạt động tại Nhật Bản vào tháng 9 tới đây và bắt đầu sự nghiệp solo. Để đối mặt với vấn đề After School sẽ mất đi một thủ lĩnh, hát chính, rapper, dancer chính, công ty quản lí đã bổ sung thêm thành viên Ka-Eun. Ra mắt trong ca khúc mới nhất của nhóm, "Flashback", Ka-Eun mang theo hi vọng có thể phần nào hoàn thành tốt những vị trí mà Kahi đã đảm nhiệm trước đó.
7. Hwa Young (T-ara)
Vụ lùm xùm giữa Hwa Young và các thành viên khác trong nhóm có thể coi là một trong những scandal lớn nhất mà T-ara gặp phải kể từ khi ra mắt vào năm 2009. Sau những lời nói úp mở của các thành viên trên Twitter, người hâm mộ đã phần nào cảm thấy sự xung đột trong nội bộ của T-ara, nhưng thông báo Hwa Young chính thức ra đi được công bố vào ngày 30/7 đã thực sự khiến các fans bất ngờ. Tuy vào nhóm khá muộn, nhưng Hwa Young đã gây ấn tượng đặc biệt bởi khả năng rap xuất sắc cùng những nỗ lực để theo kịp với các thành viên trong nhóm.
Sự việc lần này đã khiến T-ara cũng như CEO của Core Content Media gặp phải những lời đả kích lớn. Tuy nhiên, cũng có thông báo rằng T-ara vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quảng bá trong tháng 8 tới bất chấp những chuyện không hay xảy ra.
Hà Yên
Theo VNN
Cuộc chiến quyết liệt để tồn tại của các nghệ sĩ mới K-Pop Hàng loạt nhóm nhạc ra đời, nhưng các sân khấu âm nhạc thì chỉ có hạn, vậy làm thế nào để tất cả các nghệ sĩ đều được tham gia biểu diễn? Đây quả là một câu hỏi khó đối với ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc hiện giờ. Không thể phủ nhận một thực tế khi nhìn tổng quan vào thị...