Sự kiện dân số đạt mốc 8 tỷ người: Kêu gọi sự chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu
Theo Báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới năm 2022 do Vụ Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc công bố, ngày 15/11, dân số thế giới đạt 8 tỷ người.
Đây là thời khắc vui mừng nhưng cũng là lời kêu gọi toàn nhân loại cùng tìm kiếm giải pháp để giải quyết những thách thức toàn cầu đang phải đối mặt.
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức sự kiện hưởng ứng dân số thế giới đạt 8 tỷ người với thông điệp “8 tỷ người – Một thế giới với những tiềm năng vô hạn”.
Chia sẻ về sự kiện này, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê cho rằng, đây không phải là thách thức mà là cơ hội cho thế giới phát triển. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tới khoảng tháng 4-5/2023 dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu người. Việt Nam là một trong 15 quốc gia có tiềm năng về lao động lớn nhất thế giới. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức khi dân số nước ta đang già hóa, lực lượng lao động giảm đi. Do đó, Việt Nam cần xem xét lại các chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách dân số…
Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu: Quốc Dũng/TTXVN
Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam Naomi Kitahara nêu rõ: Nhân loại đang đứng trước các thách thức nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, xung đột, COVID-19… gây ra những tác động không đông đêu tới những nhóm dân số yếu thế và dễ bị tổn thương. Cho đến nay, hàng triệu người vẫn tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói, thiếu dinh dưỡng, không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, giáo dục chất lượng… Mặc dù còn nhiều thách thức trước mắt nhưng con số 8 tỷ người và việc thế giới chạm tới cột mốc quan trọng này là một câu chuyện về thành công. Thế giới đang có dân số đông đảo hơn bao giờ hết, một phần là do thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe giúp tuổi thọ tăng lên; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh.
Video đang HOT
Bà Naomi Kitahara cho rằng: Thế giới không chỉ đông đảo về số lượng, mà còn như một gia đình. Điều cần thiết là phải xây dựng một thế giới với 8 tỷ con người kiên cường; đề cao quyền và lựa chọn của mỗi cá nhân; mang đến sự phát triển, thịnh vượng chung cho con người.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy quyền cơ bản của mỗi cá nhân và các cặp vợ chồng trong việc đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm về số con, thời điểm sinh, khoảng cách giữa các lần sinh. Đồng thời hỗ trợ Chính phủ và cộng đồng các nước để xây dựng một thế giới không còn các ca mang thai ngoài ý muốn; các trường hợp sinh nở đều được an toàn và tiềm năng của mỗi người trẻ tuổi đều được phát triển tối đa. Khi các quyền và sự lựa chọn của mọi người dân đều được bảo vệ, sẽ góp phần giải quyết nhiều thách thức và các vấn đề toàn cầu khác.
Tại sự kiện hưởng ứng dân số thế giới đạt 8 tỷ người, Quỹ Dân số Liên hợp quốc và kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi vẽ “Tôi và thế giới 8 tỷ người”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 28/10 đến ngày 14/11 với thông điệp “Con người là giải pháp, không phải là vấn đề”. Giải Đặc biệt được trao cho em Lê Bảo Linh (Hà Nội) với tác phẩm “City of Lights”.
Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng ra mắt và khởi động chuyến xe bus “8 tỷ” với thông điệp “8 tỷ hy vọng, 8 tỷ giấc mơ, 8 tỷ giải pháp”. Hai xe bus liên tỉnh dán thông điệp trên sẽ chạy từ Bắc vào Nam bắt đầu từ ngày 16 đến ngày 30/11/2022.
Bộ Y tế xóa bỏ cấp tổng cục
Bộ Y tế thay đổi về cơ cấu tổ chức, rút gọn từ 23 đơn vị xuống còn 21 đơn vị và không còn cấp tổng cục.
Theo Nghị định số 95 năm 2022 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ hôm nay (15/11), Bộ Y tế có thay đổi về cơ cấu tổ chức, rút gọn từ 23 đơn vị xuống còn 21 đơn vị và không còn cấp tổng cục. Cụ thể, Nghị định số 95 năm 2022 thay thế Nghị định số 75 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Bộ Y tế sẽ rút ngắn từ 23 Vụ, Cục, đơn vị xuống còn 21 Vụ, Cục, đơn vị.
Theo Nghị định mới, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Về cơ cấu tổ chức, Bộ Y tế sẽ bỏ đơn vị Tổng cục Dân số, đổi thành Cục Dân số. Đơn vị trực thuộc sẽ không còn Vụ Trang Thiết bị và Công trình y tế, Tạp chí Y dược học, Vụ Truyền thông thi đua và khen thưởng, Cục Công nghệ thông tin. Sẽ có các đơn vị mới được thành lập gồm: Cục cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, Trung tâm y tế Quốc gia.
Như vậy, sau khi hoàn tất việc cơ cấu lại tổ chức theo Nghị định 95, Bộ Y tế sẽ rút ngắn từ 23 Vụ, Cục, đơn vị xuống còn 21 Vụ, Cục, đơn vị.
Nghị định quy định, Tổng cục Dân số, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Y Dược học tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dân số, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế.
Tưa 15/11/2022, thông tin đến phóng viên, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Thi đua và Khen thưởng cũng gửi lời tạm biệt và cảm ơn tới các nhà báo, phóng viên đã đồng hành, chia sẻ những giai đoạn khó khăn, thách thức với đơn vị trong hơn 10 năm qua.
Ông Nguyễn Đình Anh mong muốn, sau khi Vụ Truyền thông kết thúc sứ mệnh, đội ngũ làm báo sẽ tiếp tục đồng hành với ngành y tế vì mục đích chung, hướng đến chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là vụ tổng hợp thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý về hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ; cung cấp thông tin y tế; quản lý báo chí, xuất bản và công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế.
Trong đại dịch COVID-19 thời gian qua, Vụ Truyền thông đã tích cực cử các cán bộ, chuyên viên đồng hành cùng các y, bác sĩ, các nhà báo, phóng viên vào tâm dịch, cung cấp những thông tin, chiến dịch truyền thông nóng hổi, chân thực và hữu ích tới công chúng.
Trước đó, Bộ Nội vụ đã đề nghị không duy trì Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng và chuyển chức năng, nhiệm vụ thi đua, khen thưởng về Vụ Tổ chức cán bộ, chuyển chức năng, nhiệm vụ về truyền thông về Văn phòng Bộ Y tế để thu gọn đầu mối tổ chức./.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế theo Nghị định 95/2022 như sau:
1.Vụ Bảo hiểm y tế. 2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em. 3. Vụ Tổ chức cán bộ. 4. Vụ Kế hoạch - Tài chính. 5. Vụ Pháp chế. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Văn phòng Bộ. 8. Thanh tra Bộ. 9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo. 10. Cục Y tế dự phòng. 11. Cục Phòng, chống HIV/AIDS. 12. Cục Quản lý Môi trường y tế. 13. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. 14. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền. 15. Cục Quản lý Dược. 16. Cục An toàn thực phẩm. 17. Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế. 18. Cục Dân số. 19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế. 20. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia. 21. Báo Sức khỏe và Đời sống.
Phát huy vai trò của người cao tuổi tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Cả nước hiện có 11,4 triệu người cao tuổi chiếm gần 12% tổng số dân. Thời gian qua, hưởng ứng phong trào "Tuổi cao - Gương sáng", các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) trên cả nước đã có những đóng góp tích cực trong mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều tấm gương tham gia hoạt động kinh tế - xã hội...