Sự khôn ngoan của mẹ tôi giúp bà có 10 năm t.uổi già an yên, nhưng sau khi bà mất, đại gia đình lục đục vì 1 hiềm nghi do chính bà tạo ra
Chắc mẹ tôi không thể ngờ được sau khi bà mất, con cái lại đến bước đường này.
Trong khi bố tôi là người hiền lành, thật thà thì mẹ tôi là một phụ nữ gầy nhỏ nhưng thông minh sắc sảo. Nghe bà ngoại tôi nói, nhà nội tôi vô cùng nghèo, nhưng từ khi mẹ tôi về làm dâu, bà tính toán tốt, nắm bắt được thời cơ nên dần vực dậy kinh tế cho nhà chồng. Khi bố mẹ tôi ra ở riêng thì trong tay cũng đã có đất đai nhà cửa đàng hoàng.
Mẹ tôi hồi trẻ không biết mặt chữ, nhưng bài thơ, bài hát, bài vè nào bà cũng thuộc làu làu vì chỉ cần nghe 1-2 lần là nhớ. Đến năm 60 t.uổi, sau khi bố tôi mất 2 năm, thì mẹ tôi đến lớp học chữ của các cháu chuẩn bị vào lớp 1 để học viết, học đọc. Tôi cười bảo thời trẻ mẹ không biết chữ mà đến giờ già rồi lại muốn đi học là làm sao? Mẹ tôi xùy nhẹ rồi trả lời dõng dạc: “Tao phải biết chữ để sắp tới còn tự tay viết di chúc”. Nghe câu này xong, cả 3 anh trai tôi đều phá lên cười.
3 anh trai của tôi tính cách không hợp nhau lắm. Sau khi lấy vợ có con thì càng bo bo chỉ biết bản thân mình. Mẹ tôi bảo đó là dòng chảy của tự nhiên. Trước kia, bố mẹ cũng không thể lo cho gia đình các bác, các chú của tôi, thì giờ các anh của tôi cũng phải lo cho gia đình riêng của mình.
Tôi là con gái út của mẹ, tôi biết rõ tính của mẹ. Nếu mẹ tôi thật sự có t.iền thì bà sẽ không bao giờ để lộ ra cho ai biết. Thế nên, khi mẹ úp mở nói về 10 lượng vàng bà đang giữ, thì tôi có chút không tin. Song tôi không hỏi lại mẹ, vì chuyện t.iền bạc rất tế nhị, hỏi nhiều lại bị nghi ngờ tham lam, muốn bòn rút của mẹ, bởi dù sao tôi cũng đi lấy chồng rồi.
Đó là lần bà nói chuyện với hàng xóm, cạnh nhà tôi là nhà bà Tư, bà Tư có 2 người con gái đều đã đi lấy chồng và ở nhà chồng, bà Tư sống một mình, chỉ dựa vào vài đồng các con gửi về. Có đợt các con gửi muộn, bà phải ăn mì tôm nửa tháng. Mẹ tôi thấy thế thì nói tại bà Tư hồi trẻ không biết đường tiết kiệm t.iền dưỡng già, như mẹ tôi đây, giờ có trong tay 10 cây vàng, các con đứa nào phụng dưỡng tốt thì sau bà cho hết, còn không thì bà bán dần đi để ăn tiêu, chẳng phải quỵ lụy gì ai.
Mẹ tôi nói như vậy trong một buổi đi lễ chùa, thế nên đầy người nghe được và rồi chuyện đến tai anh em tôi.
Kể từ sau hôm đó, tôi thấy các anh bắt đầu thay đổi. Mẹ tôi ở với vợ chồng anh cả, anh hai và anh ba thì ở gần đó. Từ ngày mẹ lộ ra đang có 10 lượng vàng thì các anh quan tâm đến bà hơn. Thỉnh thoảng tôi gọi điện về lại thấy mẹ bảo nay anh hai mang cho ít sâm mua từ bên Hàn Quốc, hôm qua anh ba cho nồi chim câu hầm hạt sen, bà ăn rất ngon miệng…
Ảnh minh họa
Tôi về thăm, mẹ cũng nói các anh chăm mẹ rất tốt. Mấy hôm trước, anh hai còn sang ngỏ ý đón mẹ về ở cùng vợ chồng anh nhưng anh cả không đồng ý.
Video đang HOT
Chị dâu cả từng kéo tôi ra hỏi thăm về việc có biết mẹ đang giữ một lượng lớn vàng không? Chị bảo từng nhìn qua khe cửa thấy mẹ mở két trong phòng, bên trong có nhiều vàng nhẫn, vàng miếng lắm. Tôi trả lời: “Em không biết, mẹ không bảo gì với em”. Chị dâu không tin, chị cho rằng: “Em là con gái duy nhất của bà, thế nào bà chẳng thậm thụt nói riêng với em rồi”.
Tôi không cố giải thích, vì có giải thích cũng chẳng ai tin. Đến khi thấy chị dâu hai, chị dâu ba đều hỏi tôi có thông tin gì về việc mẹ giữ vàng không, thì tôi biết, chính mẹ tôi đã “loan tin” cho mọi người biết.
Chẳng trách, các anh tôi càng ngày càng quan tâm tới mẹ hơn. Cứ cách ngày lại tới hỏi thăm sức khỏe của mẹ. Các chị dâu thì thi nhau đưa mẹ đi mua quần áo, giày dép, khăn đội đầu mới.
Có lần tôi ngồi nói chuyện với mẹ trong phòng. Tôi chỉ vào chiếc két nhỏ mẹ đặt ở cạnh giường hỏi: “Có thật trong đó mẹ để vàng không?”.
Mẹ tôi hất mặt cười: “Con dốt lắm, mẹ không làm thế thì giờ mẹ cũng giống bà Tư rồi”.
Năm ngoái, mẹ tôi ốm nặng một trận, ốm dậy, trông bà gầy rộc. Bà giả vờ nhớ nhớ quên quên, lúc thì bảo với mọi người lấy cơm cho bà ăn (dù vừa ăn xong), lúc lại nói bà phải đi chợ mua chăn bông… nói chung, mẹ tôi cứ như người lẩn thẩn. Nhưng lúc chỉ có tôi và mẹ, mẹ tôi nói chuyện vẫn rất tinh tường. Mẹ hỏi thăm về nhà chồng tôi, chỉ bảo tôi cách “dạy chồng”, thế nên tôi biết, bà giả vờ bị lẫn thôi. Tôi không hiểu tại sao bà làm vậy cho tới khi bà ốm trận thứ 2, các anh đòi bà mở két sắt thì bà bảo: “Trong két sắt không còn gì. Mẹ cất ở chỗ khác rồi”. Lần thì mẹ bảo: “Vàng ở trong góc tường”, “Hình như mẹ để ở bên dưới viên gạch chỗ chân giường”… khiến các anh tôi đi tìm bở hơi tai mà không thấy. Các anh đều chê trách mẹ bị lẫn, ép bà nhớ xem vàng cất ở đâu nhưng mẹ tôi chỉ trỏ khắp nơi. Đến tận lúc mẹ tôi qua đời, các anh vẫn không tìm thấy vàng của bà.
Tôi biết, mẹ chẳng có vàng nhưng lời nói dối đó giúp bà có 10 năm t.uổi già được an yên, các con phụng dưỡng chu đáo.
Chỉ là sau đám tang của bà, toàn bộ gia đình xáo trộn. Anh cả liên tục cho họp gia đình để truy hỏi về vàng của mẹ. Các anh đều cho rằng tôi đã thủ thỉ với mẹ để bà cho trước nên giờ các anh không tìm thấy. Anh hai thì nghi ngờ anh cả – người sống chung với mẹ, đã cầm nhưng giả vờ không tìm thấy vì không muốn chia cho các em… Tất cả mọi người đều đổ dồn nghi ngờ nhau khiến gia đình lục đục, muốn từ mặt nhau.
Giờ tôi không biết phải giải thích với các anh thế nào? Tôi nói mẹ không có vàng thì anh cả không tin, anh bảo chính mắt chị dâu đã nhìn thấy bà mở két. Tôi nói vàng giả đó, mẹ giả vờ làm vậy để các anh chị tưởng bà có vàng thật, số vàng giả đó bị gỉ nên bà vứt bỏ lâu rồi. Chị dâu khăng khăng không thể là giả vì “nhìn nó vàng đậm thế không thể nào là giả, cô út cứ làm như chị không biết thế nào hàng giả hàng thật”.
Vậy là cuộc chiến tranh giành tài sản không hề có thật của đại gia đình tôi vẫn tiếp tục, chưa có hồi kết! Không biết mẹ tôi có lường trước điều này hay không?
Phụng dưỡng mẹ vợ 10 năm, tháng nào bà cũng có 8 triệu nhưng không bỏ ra đồng nào, hóa ra vì chiếc hộp thiếc cũ dưới gầm giường
Mẹ vợ tôi tuy già yếu bệnh tật, nhưng mắt bà vẫn sáng, bà nhìn ra được ai thật sự đối tốt với mình.
Tôi năm nay 43 t.uổi, đã lập gia đình. Nhà vợ tôi có ba anh chị em, vợ tôi là con út trong nhà. Điều kiện gia đình vợ tôi không quá tốt. Bố mẹ vợ tôi đều là nông dân, cả đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời, anh cả vợ cũng làm nông, sau này gia đình bỏ t.iền ra đưa đi làm ở công trường, cũng coi như có công việc ổn định, đời sống khá tốt. Anh thứ hai đi làm kinh doanh ở xa nhà, lần nào về quê cũng vàng bạc dát đầy người, cứ như phú ông trong truyện cổ tích ngày xưa vậy. Thế nhưng, cả một gia đình như vậy không có ai chịu giúp đỡ người con út là vợ tôi.
Trình độ học vấn của vợ tôi không cao, học hết cấp 2 là nghỉ ở nhà, lý do thì tôi cũng hiểu, nhà cô ấy không đủ khả năng chi trả học phí, cho dù vợ tôi học rất giỏi, đầu óc nhanh nhạy, nhưng chỉ đành đi làm ở nhà máy dệt bông vải, k.iếm t.iền đỡ đần gia đình. Lúc chúng tôi quen nhau, vợ tôi sống không được thoải mái lắm, vì lúc đó vợ chồng anh cả sống trong thành phố, anh hai thì đi làm ăn xa, cũng lập gia đình ở đó luôn, trong nhà phải dựa hết vào một mình đôi vai nhỏ bé của vợ tôi.
Sau này chúng tôi lấy nhau, bất kể là về mặt vật chất hay kinh tế đều không có yêu cầu gì quá cao, bởi cả hai gia đình đều bình thường, thế nên chúng tôi cưới nhau khá suôn sẻ. Vợ tôi sinh con xong cũng ở nhà làm nội trợ toàn thời gian, không mấy khi về quê nữa.
Sau khi bố vợ qua đời, vấn đề chăm sóc mẹ vợ trở thành chuyện quan trọng nhất. Sức khỏe mẹ vợ không được tốt, đi đường là chân tay liêu xiêu muốn ngã, cộng thêm t.uổi tác cao, nhiều khi nói chuyện hay nghe ngóng cũng gặp khó khăn, chỉ có thể dựa vào con cháu. Anh cả và anh hai lúc đầu bàn nhau bỏ t.iền thuê bảo mẫu về chăm, hoặc là đưa mẹ vợ vào viện dưỡng lão, nhưng bà cụ không chịu, chỉ muốn ở nhà cho thoải mái. Nhưng 10 năm trước, mẹ vợ tôi trượt chân ngã, nửa thân dưới đi đứng bất tiện nên không thể sống một mình được. Lúc đó có hai sự lựa chọn, hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là sống cùng con cháu.
Anh cả và anh hai thi nhau kể lể chỗ khó của bản thân, anh cả thì bảo hai vợ chồng bận đi làm không ở nhà mấy, không có thời gian chăm sóc mẹ, rồi lại thêm con cái sắp lập gia đình, phải tích t.iền làm đám cưới. Anh hai thì bảo anh ở xa, sức khoẻ mẹ lại không tốt, ngồi máy bay hay đi tàu điện đều sợ mẹ không chịu được. Lúc đó sắc mặt mẹ vợ tôi rất khó coi, bà thấy cả nhà chê bà phiền phức, mãi mới nói một câu: "Hay là đưa mẹ vào viện dưỡng lão vậy". Nghe vậy, anh hai rối rít bảo chi t.iền cho mẹ vào một viện dưỡng lão tốt một chút, có y tá chuyên môn chăm sóc, anh hai kiếm được nhiều nên chi 8 phần, hai phần còn lại vợ tôi và anh cả chia nhau. Anh cả cũng đồng ý luôn, còn bảo mình đi tìm hiểu rồi, viện dưỡng lão xịn thì một tháng khoảng 18 triệu, bảo anh hai trả 8 triệu, anh cả và vợ tôi mỗi người 5 triệu. Nghe chừng đây cũng là một biện pháp không tồi, vợ chồng tôi cũng không thiệt. Không ngờ đúng lúc này vợ tôi đột nhiên nói:
"Thế này đi, mẹ ở với chúng con, con sẽ chăm sóc mẹ, hai anh đưa t.iền cho em là được rồi. Đưa cả một đống t.iền cho người ngoài làm gì, chẳng thà đưa cho vợ chồng em, em chăm sóc mẹ là được".
Nghe vợ tôi nói vậy, cả hai anh vợ đều tán thành, cực kì hài lòng. Chỉ có tôi ở cạnh là có nỗi khổ mà không dám nói, vợ tôi thì cứ nháy mắt với tôi, tôi cũng không dám từ chối ngay trước mặt mọi người nữa. Vậy là mẹ vợ dọn đến ở nhà chúng tôi, trên đường đến bà cứ liên tục làu bàu bản thân mình đẻ ra hai thằng vô ơn, nuôi lớn đến chừng ấy rồi mà không có thằng nào chịu chăm mẹ già, nghe thôi cũng đủ hiểu bà cụ đang rất thất vọng và buồn lòng.
Vợ tôi thì cứ như nhặt được món hời lớn, cười hớn hở bảo tôi tính toán số t.iền nhận được. Trong mắt vợ tôi, gia cảnh nhà chúng tôi không tốt, cô ấy lại chẳng có công việc gì, chăm con thì tiện chăm luôn cả mẹ, chăm mẹ còn được món t.iền lớn như thế thì vui phải biết. Vợ tôi cũng khuyên nhủ nhiều, làm tôi cũng mủi lòng chấp nhận, ai lại làm khó đồng t.iền cơ chứ? Thế nhưng sau này lại xảy ra chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng của vợ chồng tôi.
Ảnh minh họa (Nguồn AI)
Tôi cứ nghĩ nếu theo kế hoạch cả nhà đã bàn trước đó, mỗi tháng đưa cho vợ chồng tôi 13 triệu để lo cho toàn bộ cuộc sống của mẹ vợ, ai ngờ ngay tháng đầu tiên đã xảy ra vấn đề rồi. Lúc đầu hai anh vợ bảo đưa theo mỗi tháng, đầu tháng đưa một lần, đến đầu tháng sau lại đưa tiếp, nhưng cuối cùng lại chỉ đưa có 8 triệu. Hai người bảo mẹ vợ già rồi, không phải tiêu nhiều t.iền, chi phí sinh hoạt một tháng cũng đâu đó 3-4 triệu thôi, đưa cho chúng tôi 8 triệu là đủ thừa rồi. Vợ chồng tôi cãi lý với hai người anh, nhưng kết quả thì ai cũng biết, cuối cùng người tổn thương vẫn là mẹ vợ tôi. Đến năm thứ 2 thì chẳng ai đưa t.iền nữa. Chúng tôi đành đề nghị đưa mẹ vào viện dưỡng lão để các anh đóng viện phí trong đó. Nghe thế, mẹ vợ khóc lóc một trận, trách mắng chúng tôi không chịu chăm mẹ, lại càng thêm phần thất vọng với hai người con trai. Cuối cùng hết cách, mẹ vợ bắt đầu đòi hai người con trai t.iền dưỡng lão, mỗi người một tháng phải đưa 5 triệu, nếu không thì bà sẽ khóc lóc làm loạn không dừng. Hai người anh vợ cũng hết cách, đồng ý đưa t.iền, tuy nhiên số t.iền đó mỗi tháng sẽ chuyển vào thẻ của mẹ vợ chứ không đưa cho vợ chồng tôi.
Cứ như vậy, mẹ vợ sống với chúng tôi 10 năm ròng, trong thời gian đó cũng có lúc đến ở nhà anh cả nhưng không nhiều. Còn về chuyện t.iền nong thì càng ngày càng khiến vợ chồng tôi đau đầu. Theo lý mà nói, mỗi tháng thẻ của mẹ vợ có t.iền anh cả và anh hai chuyển vào, hoàn toàn có thể lấy ra chút ít giúp đỡ vợ chồng tôi, cùng nhau chi trả phí sinh hoạt, thế nhưng trước đến nay bà chưa từng lấy ra một đồng nào cho chúng tôi cả, vợ tôi hỏi đến bà cũng nhất quyết không đưa. Nghe có vẻ bất hiếu, nhưng chúng tôi cũng rất áp lực, đồng t.iền kiếm không dễ, nhà tôi cũng chẳng dư dả gì. Chẳng còn cách nào, chúng tôi chỉ đành bảo đảm sao cho bà cụ có cơm ăn đúng giờ, mỗi ngày ba bữa. Bà cảm thấy không khoẻ ở đâu, chúng tôi ngay lập tức thuốc thang rồi đưa đi viện khám, mỗi lần chi tiêu gì đều báo cáo lại cho hai người anh vợ, để cho họ chia nhau chi trả.
Đã rất nhiều lần vợ chồng tôi kể cái khó của mình ra với hai người anh vợ, để cho họ thông cảm một chút mà đón mẹ vợ về, thế nhưng lần nào họ cũng đ.ánh trống lảng rồi lần lữa cho qua chuyện. Vợ chồng tôi cũng chỉ đành tiếp tục nhẫn nhịn, ai bảo chúng tôi dễ mềm lòng lại thật thà chứ.
Trong suốt 10 năm, nói mệt thì cũng mệt thật, bởi phải chăm sóc một bà cụ không tiện đi lại nhưng mẹ vợ không làm phiền con cháu nhiều, cứ lầm lũi sống, chỉ trừ khi cần thiết mới nhờ đến chúng tôi. Cũng do hai cụ thân sinh ra tôi không còn, nếu không thì thật sự tôi không đủ sức lực dưỡng lão cho mẹ vợ.
Cuối cùng, do t.uổi già sức yếu, mẹ vợ tôi qua đời. Lúc ra đi, bà rất bình yên, không phải chịu nỗi đ.au đ.ớn gì, ngủ một giấc dậy cảm thấy không khỏe, chúng tôi lập tức đưa mẹ đến bệnh viện, nhưng bà không tỉnh lại nữa. Chúng tôi thông báo cho hai người anh trai để lo liệu hậu sự cho mẹ. Mọi chuyện xong xuôi, hai người bắt đầu quay sang hỏi dò vợ chồng tôi số tài sản mẹ vợ để lại có những gì, đòi phân chia sòng phẳng. Lúc đầu tôi cũng khá hoang mang, bởi lúc trước khi ra đi mẹ vợ không hề nhắc gì với chúng tôi về chuyện đó cả, lúc dọn dẹp đồ đạc cho bà cũng chỉ thấy một sổ tiết kiệm hơn 30 triệu mà thôi. Hai ông anh vợ bắt đầu kêu gào đòi công bằng, kể lể bao năm nay tháng nào cũng đưa cho mẹ 10 triệu để dưỡng già, một mình bà không thể tiêu hết được số t.iền đó, chắc chắn chỗ t.iền đó bị chúng tôi lấy mất rồi.
Nghe xong, vợ chồng tôi phẫn nộ tột cùng, nói thẳng luôn rằng bao nhiêu năm nay mẹ chưa từng đưa cho chúng tôi một đồng bạc nào, chúng tôi cũng chẳng biết hai anh có chuyển t.iền thiếu tháng nào cho bà hay không, càng không biết số t.iền đó cất ở đâu. Thế nhưng hai người kia vẫn không tin, nhất quyết cho rằng chúng tôi lén lút nuốt trộm t.iền, còn đòi kiện chúng tôi lên tòa. Nhưng không biết là không biết, không cầm một đồng nào là thật, cho dù có tìm rách cả trời thì cũng chẳng tìm được t.iền ở chỗ chúng tôi. Thấy chúng tôi làm căng, hai người anh vợ đành ra về, nhưng dọa mấy hôm sau quay lại đòi tiếp. Họ đi xong, cả tôi và vợ đều ngơ ngác, trong lòng dâng lên nỗi tủi thân ngập tràn, cực kì tức giận. Chúng tôi lật tung cả nhà lên cũng chẳng tìm thấy tài sản gì mẹ vợ để lại cả.
Đúng lúc này, con trai tôi lén lại gần thầm thì với tôi một bí mật. Thằng bé nói:
"Bố ơi, bà ngoại để một cái hộp thiếc ở dưới gầm giường con, bà bảo bà mất rồi mới được đưa cho bố mẹ, còn không cho con nói cho bố mẹ biết".
Nghe vậy, chúng tôi vội vàng lôi hộp thiếc ra, trong hộp có một tấm thẻ ngân hàng. Sau thẻ ghi mật mã, vợ chồng tôi đem đi tra thử thì phát hiện trong thẻ có hơn 1 tỷ. Quay về hỏi con trai xem bà ngoại có dặn dò gì khác không, thằng bé cho chúng tôi nghe một đoạn ghi âm trong điện thoại:
"Sau khi tôi mất, tất cả t.iền trong thẻ ngân hàng này để lại cho con gái Nguyễn Thị Thanh và con rể Trần Trung Quân, để dành cho cháu ngoại tôi lấy vợ thì dùng đến. Mẹ cảm ơn hai con bao năm qua dốc lòng chăm sóc mẹ, hai con có hiếu, số t.iền này mẹ tích góp suốt nhiều năm qua, hai con giữ thật cẩn thận, đừng đưa cho hai thằng anh kia, hãy để dành cho cháu ngoại của mẹ".
Thì ra đây là lý do 10 năm chung sống mẹ vợ không chịu đưa t.iền cho vợ chồng tôi giữ, bà thay chúng tôi tiết kiệm được một khoản t.iền lớn, cả t.iền dưỡng già của mình cũng để lại cho chúng tôi hết. Mẹ vợ tôi tuy già yếu bệnh tật, nhưng mắt bà vẫn sáng, bà nhìn ra được ai thật sự đối tốt với mình, để rồi tặng cho chúng tôi một món quà quá bất ngờ. Mong bà ở trên cao phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúng tôi cũng sẽ sống sao cho xứng với tài sản mà bà để lại.
Gửi mẹ ruột 200 triệu, khi tôi ngỏ ý xin lại, bà ấp úng hồi lâu rồi chỉ đem ra được 1/4 số t.iền trên Tôi cầm 50 triệu mà lòng ấm ức khôn nguôi, đến khi mẹ nói lý do, tôi mới vỡ lẽ. Vợ chồng tôi có một quy tắc ngầm là không được giấu giếm nhau bất kì chuyện gì, đặc biệt là chuyện t.iền bạc và tình cảm. Nếu một trong 2 người đã hết yêu thì cứ mạnh dạn nói thẳng với đối...