Sự khốc liệt của Thế chiến I qua những bức ảnh màu
Hơn 100 năm trước, cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất đã nổ ra và lan rộng khắp châu Âu. Đây là một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Những bức ảnh đen trắng đã được tái hiện lại thành ảnh màu để cho thấy sự tàn khốc của cuộc chiến.
Những người lính Australia bị mù trong một cuộc tấn công khí độc của Đức ở Villers – Bretonneux, nước Pháp ngày 27/5/1918.
Những lính Australia kiệt sức đứng trong chiến hào của Thổ Nhĩ Kỳ ở Lone Pine, bán đảo Gallipoli chiều 6/8/1915.
Một người lính Anh kiệt sức ngủ trong một chiến hào trên chiến tuyến tại Thiepval, Somme vào tháng 9/1916.
Lính Anh với tù nhân bị thương người Đức ở La Boisselle, cách 35 km về phía đông bắc Amiens. Ảnh chụp ngày 3/7/1916.
Những người lính của Sư đoàn số 5 Australia dừng chân hút thuốc ở bên đường Montauban, gần Mametz, Pháp. Hầu hết các binh sỹ mặc áo khoác da cừu và đeo găng tay len. Ảnh chụp vào tháng 12/1916.
Video đang HOT
Hai người lính Australia nghỉ ngơi dưới một hầm trú ẩn có mái sắt tại Westhoek Ridge, Flanders, Bỉ. Ảnh chụp cuối tháng 9/1917.
Bốn lính Australia tại Chateau Wood gần Retaliation Farm đi bộ qua một cầu tạm để sang Zonnebeke ở Flanders nước Bỉ vào ngày 22/10/1917.
Một người lính Anh cõng đồng đội bị thương từ mặt trận về tuyến sau vào ngày 1/7/1916. Người lính bị thương này đã chết sau 30 phút được đưa về chiến hào phía sau.
Một trạm điều trị chó của Đức, nơi cấp cứu cho những con chó đưa công văn bị thương trên mặt trận. Ảnh chụp năm 1918.
Đại đội 12, Tiểu đoàn 45, Lữ đoàn 12, Sư đoàn 4 của Australia ở gần Anzac Ridge tại Polygon Wood trong khu vực Ypres Sector, nơi chiến sự đã diễn ra quyết liệt và thương vong rất nặng.
Bác sĩ của Đại đội cứu thương số 103 và 104 của Mỹ đang chăm sóc y tế cho các tù binh bị thương của Đức.
Hai người lính của Lữ đoàn 7 Australia mang các bao tải trống để đóng cát phòng thủ lên tiền tuyến qua khu vực bị tàn phá gần Pozieres ngày 28/8/1916.
Một lính Đức bị thương, có lẽ là từ Trung đoàn bộ binh 64 (8 Brandenburg), thuộc Sư đoàn 6. Ảnh chụp năm 1915.
Lính Đức kèm một lính Anh bị thương vào khoảng năm 1917.
Lính của sư đoàn 55 Anh bị mù vì cuộc tấn công bằng hơi độc đang chờ điều trị tại một trạm phẫu thuật tiền phương gần Bethune trong trận Estaires, Nord-Pas-de-Calais hôm 10/4/1918. Trận này là một phần của cuộc tấn công của Đức vào Flanders.
Một lính Australia cõng bạn đến một trạm quân y gần Suvla trên bờ biển Aegean của bán đảo Gallipoli thuộc đế quốc Ottoman năm 1915.
Theo_Giáo dục thời đại
Tổng thống Mỹ khởi động "cuộc chiến" hạt nhân Iran tại Quốc hội
Tổng thống Mỹ Barack Obama dọa Quốc hội nếu "giết chết" thỏa thuận hạt nhân với Iran thì họ đồng thời "giết chết uy tín của nước Mỹ".
Một ngày sau khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa trình Quốc hội dự luật bác bỏ thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran hồi giữa tháng 7, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (5/8) cảnh báo lựa chọn thay thế duy nhất cho văn kiện chính là một cuộc chiến tranh mới tại Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: CS Monitor.
Tại trường Đại học Mỹ (American University) ở thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã có một bài phát biểu dài, bảo vệ thỏa thuận đạt được hôm 14/7 giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Đức).
Theo ông Obama, nếu Quốc hội tìm cách "giết chết thỏa thuận", thì cũng tức là "giết chết uy tín của nước Mỹ" và khiến toàn bộ chính quyền Mỹ phải đứng trước một lựa chọn duy nhất, đó là một cuộc chiến tranh mới tại Trung Đông.
Ông nhấn mạnh, cảnh báo này không phải là để "khiêu khích" mà là một "thực tế": "Kịch bản Quốc hội bác bỏ thỏa thuận đạt được tại Vienna (Áo) sẽ khiến toàn bộ chính quyền Mỹ luôn quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân phải đứng trước một lựa chọn duy nhất: một cuộc chiến tranh mới tại Trung Đông. Điều này thật đáng mỉa mai. Như tôi từng nói, hành động quân sự sẽ không thể ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây không chỉ là suy nghĩ của tôi. Tất cả các nhà phân tích, kể cả các chuyên gia Israel cũng đều cho rằng, hành động quân sự chỉ có thể đẩy lùi chương trình hạt nhân Iran trong nhiều nhất vài năm và không thể so sánh được với những kết quả thỏa thuận vừa đạt được sẽ mang lại."
Phát biểu của Tổng thống Obama được giới phân tích nhìn nhận là sự mở đầu cho một chiến dịch mới mạnh mẽ hơn của Nhà Trắng nhằm bảo vệ thỏa thuận hạt nhân lịch sử vừa đạt được, có thể giúp chấm dứt một hồ sơ gây căng thẳng các mối quan hệ quốc tế trong hàng thập kỷ qua.
Trước đó cùng ngày, ông Obama đã có cuộc gặp các lãnh đạo cộng đồng Do thái tại Nhà Trắng, vốn có vai trò tác động không nhỏ đến các lá phiếu ở Quốc hội Mỹ. Trong một phản ứng đầu tiên, Chủ tịch đảng Cộng hòa Reince Prebus đã gọi những phát biểu của ông Obama là đáng xấu hổ.
Theo các nhà phân tích, dù khả năng các nghị sĩ Mỹ ngăn cản thỏa thuận lịch sử chấm dứt 12 năm khủng hoảng ngoại giao quốc tế là rất thấp, song các nghị sĩ vẫn đang trong thời gian thảo luận và một nghị quyết bác bỏ thỏa thuận vẫn nhiều khả năng sẽ được thông qua trước ngày 17/9.
Dù Tổng thống Obama đã tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp Quốc hội thông qua yêu cầu của các nghị sĩ đảng Cộng hòa, thì mọi kịch bản vẫn có thể xảy ra, bởi đặc quyền của Tổng thống không phải là tuyệt đối.
Theo quy định hiến pháp của Mỹ, các nghị sĩ Cộng hòa có thể vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống nếu giành được ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ tại Quốc hội, tức là 290 phiếu ủng hộ tại Hạ viện và 67 phiếu tại Thượng viện.
Song khả năng này là rất khó xảy ra, bởi hiện thỏa thuận hạt nhân Iran đã giành được sự ủng hộ quan trọng của các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Quốc hội.
Có thể thấy, dù đối mặt với nhiều sức ép cả ở trong nước và quốc tế, song với những nỗ lực đang được tiến hành, Tổng thống Obama đã một lần nữa cho thấy quyết tâm bảo vệ đến cùng thành quả đạt được sau một thời gian đàm phán khó khăn và nếu làm được thì điều này sẽ ghi dấu ấn không nhỏ trong 2 năm cuối cùng của nhiệm kỳ này của Tổng thống Obama./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Ảnh màu hiếm về trận chiến Trân Châu cảng chấn động thế giới Trận chiến Trân Châu cảng chính là đòn tấn công bất ngờ và chấn động được hải quân Nhật thực hiện nhằm vào căn cứ của hải quân Mỹ ngày 07 12 1941. Hình ảnh chiến hạm đang bốc cháy ở Trân Châu cảng vào ngày 07/12/1941. Đây là trận Nhật Bản tấn công vào các căn cứ của hải quân Mỹ ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

Ukraine sa thải quan chức tập hợp binh sĩ trao thưởng khiến Nga tấn công

Bitcoin Hy vọng mới cho nền kinh tế đang khủng hoảng của Bhutan

Mỹ họp bàn về thỏa thuận hạt nhân với Iran

Nga lên tiếng trước cảnh báo của EU về lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng

New York Times: Mỹ có thể cắt gần như toàn bộ tài trợ cho NATO

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với đồng minh thân cận của Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Bỉ cảnh báo tăng chi tiêu quốc phòng có thể ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội

Đồng Euro trở thành nơi trú ẩn an toàn giữa 'bão thuế quan'

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi Tây Ban Nha tăng chi tiêu quốc phòng

Bắc Kinh chính thức phản ứng về việc Mỹ áp thuế 245% lên hàng hoá Trung Quốc

Anh đào khoe sắc tại công viên hoàng gia Greenwich (Anh)
Có thể bạn quan tâm

Vụ ồn ào đấu tố Chị đẹp: Lộ chuyện 1 sao nữ sai trang phục khiến ekip ngừng ghi hình, người trong cuộc nói gì?
Sao việt
23:44:51 16/04/2025
Nhan sắc thật của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á khiến dân tình sốc nặng
Sao châu á
23:41:29 16/04/2025
Clip hot: 1 sao nữ Vbiz bỏ chạy khỏi thảm đỏ khiến cả ekip nháo nhào
Hậu trường phim
23:38:37 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng
Pháp luật
22:01:24 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025