Sự khác biệt vùng miền trong hôn nhân
Trong hôn nhân, rất nhiều cặp đôi tuy khác vùng miền như vẫn sống với nhau hạnh phúc tới răng long đầu bạc. Chứng tỏ sự khác nhau về vùng miền không hề ảnh hưởng đến tình yêu đôi lứa.
Ngày anh đưa Ngọc về nhà ra mắt, mẹ chê ra mặt. Không phải bởi bề ngoài hay tính tình, mà nghe qua giọng nói của Ngọc, mẹ hỏi thẳng một câu đầy ẩn ý: “Cháu quê miền Tây à?”.
Cả nhà anh khẽ đưa mắt nhìn nhau sau câu xác nhận của Ngọc. Dẫu đã phán đoán trước tình cảnh này, nhưng anh vẫn không khỏi khó xử. Anh phải làm sao để xóa đi cái định kiến vốn hằn sâu trong suy nghĩ của gia đình mình rằng các cô gái miền Tây thường ham chơi, ít học, lười lao động, lại tiêu xài phung phí…?
Sự khác biệt làm cho cuộc sống phong phú và đa dạng
May mà Ngọc tốt nghiệp đại học, đang có công việc ổn định. Anh kiên trì thuyết phục ba mẹ, cộng thêm thái độ vô cùng thiện ý của Ngọc, rồi thì anh cũng đưa được nàng về dinh. Thừa biết cả nhà vẫn luôn để mắt canh chừng, Ngọc chi dùng mua bán gì cũng hết sức lưu ý. Cả việc ăn mặc, đi đứng, bạn bè càng phải thận trọng, tránh để mọi người sẵn thành kiến mà soi mói. Mỗi khi có khách ở quê chồng vào chơi, chỉ cần biết vợ anh gốc gác miền Tây thôi, là họ dành ngay cho Ngọc cái nhìn xét nét, thiếu thiện cảm. Anh dù thương vợ nhưng cũng không tiện nói câu bênh vực.
Thời điểm ấy, rộ lên việc lấy chồng Đài Loan, dẫn đến nhiều bi kịch hôn nhân đình đám. Mà các cô dâu Việt, nào ở đâu xa xôi, toàn là đồng hương với Ngọc. Mẹ anh thủng thẳng, xứ gì mà con gái hám tiền, làm biếng, lại mê lấy chồng ngoại thế không biết.
Video đang HOT
Cho tới một lần, giữa bữa cơm, Ngọc buông đũa, nói một câu nhẹ nhàng. Rằng, nếu cảm thấy miễn cưỡng, có khi anh nên làm lại từ đầu với một người cùng quê, chắc sẽ hạnh phúc hơn. Ba mẹ anh giật mình, chưng hửng trước phản ứng đầu tiên và duy nhất ấy của con dâu.
Bởi khi đó nhìn lại, mới nhận ra Ngọc lấy anh nên chịu nhiều thiệt thòi ấm ức. Từ ngày có vợ, mọi việc lớn nhỏ trong nhà anh, một tay Ngọc quán xuyến. Ngọc giỏi bếp núc, khéo vun vén, cửa nhà nhờ đó mà sạch gọn, ấm êm, đủ đầy hơn. Đi làm, thu nhập của Ngọc có khi còn cao hơn anh, nhưng vợ không hề tỏ ý làm cao, mà vẫn luôn ngọt ngào, chu đáo với bên chồng. Anh yên tâm công tác, không thắc thỏm cảnh bề bộn hay kinh tế thiếu trước hụt sau nữa. Vậy mà phía nhà anh vẫn chưa thấy hài lòng, thật là…
Mãi rồi gia đình anh mới thấy mình quá đáng khi vô thức ghét bỏ cô gái đến từ mảnh đất chân chất thuần hậu ấy. Đó là giai đoạn ba anh bị nhồi máu cơ tim, cần một số tiền lớn để điều trị, lẫn thiếu người chăm sóc. Chính Ngọc, cô con dâu không nhận được nhiều yêu thương chỉ vì lý do “xuất xứ”, đã gom góp tiền dành dụm lẫn xin nghỉ phép, không nề hà gì mà sát cánh cùng gia đình anh từng ngày. Anh càng biết ơn vợ khi Ngọc chẳng để bụng ghim gút sự vô lý của bên chồng, mà mở lòng bỏ qua mọi thứ, xem như bản thân chưa hề có lúc bị ghẻ lạnh xem thường…
Trong hôn nhân, rất nhiều cặp đôi tuy khác vùng miền như vẫn sống với nhau hạnh phúc tới răng long đầu bạc.
Sau này, khi vợ chồng đã nhiều năm gắn bó, sự thấu hiểu đã rất sâu sắc, Ngọc mới thú nhận cùng chồng rằng, chẳng riêng gia đình anh phản đối cuộc hôn nhân của họ. Ba má Ngọc cũng từng không thích con về làm dâu miền ngoài. “Họ rất kỹ tính, tằn tiện từng đồng, quen chém to kho mặn, sợ là con sẽ phải khổ. Không quen tính ý, ắt là thấy vô cùng cực nhọc, vất vả…”. Nhưng vì thương anh, Ngọc đã bỏ ngoài tai mọi can ngăn, bước qua rào cản để đi tìm hạnh phúc.
Anh bật cười xen lẫn với xấu hổ, cảm thấy mình nợ nần Ngọc nhiều quá. Anh xin lỗi vợ vì sự vô tâm của mình, rồi kết luận một câu rằng, ở đâu cũng có người này kẻ khác. Rất nhiều cô gái miền Tây giỏi giang, chịu khó, tự trọng, như vợ anh đây. Và không phải đàn ông miền ngoài nào cũng gia trưởng, chặt chẽ, khó tính, thiếu tình cảm với vợ. Ví như anh nè…
Theo thegioitiepthi.vn
Bóng ma 'vợ cũ'
Họ vì thỏa mãn cái tôi ngông cuồng, nhỏ nhen trong phút chốc mà không nhận ra những gì họ đang làm chỉ càng khiến chồng cũ hả hê khi đã kết thúc hôn nhân với họ.
Tôi quen em khi Kiên - chồng em, cũng là bạn tôi, giới thiệu đến spa của em và trở thành khách mối vì dịch vụ chu đáo, chất lượng lẫn cô chủ là em quá dễ thương, tinh tế, lại chịu thương chịu khó. Em là "người đến sau" của Kiên, nhưng mọi người đều cảm nhận được tình cảm Kiên dành cho em hơn hẳn người vợ trước, phần vì em xứng đáng, phần có lẽ vì Kiên muốn bù đắp những tổn thất vợ cũ đã gây ra cho em, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Ảnh minh họa
Tôi biết rõ Linh - vợ trước của Kiên nên dễ dàng nhìn nhận được. Linh có chút nhan sắc, lười lao động, thích chưng diện, ăn chơi. Linh cặp bồ hết người này đến người khác trong suốt 5 năm Kiên công tác ở nước ngoài. Thậm chí, đứa con chung còn đỏ hỏn, ra đời lúc Kiên sắp đi, cũng được Linh giao cho bà ngoại nuôi. Đó cũng là lý do Kiên cương quyết ly hôn sau khi trở về nước.
Dù chẳng tha thiết gì, Linh vẫn giành nuôi con, để được Kiên trợ cấp. Nay Linh báo con ốm, mai bảo con cần đóng học phí. Dù Kiên thừa biết các khoản thực sự chi cho con chẳng nhiều như Linh đòi hỏi, nhưng nếu Kiên chậm chuyển tiền, Linh sẽ cho con gọi điện khóc lóc hoặc chở con đến nhà Kiên, làm ầm ĩ trước sự hiếu kỳ của lối xóm. Mà Kiên, có khi là em, vì muốn yên lành, cứ phải chiều theo.
Nhiều lần, Kiên muốn cứng rắn, để Linh bỏ thói được nước làm tới. Nhưng mỗi khi Kiên làm căng, Linh lại lôi con ra tạo áp lực, dọa không cho Kiên thăm con và giành chiến thắng. Em từng đề nghị đưa con của Kiên về nuôi, nhưng Linh cứ gọi điện quấy rối, rồi đến nhà chửi "mẹ ghẻ con chồng"; chưa kể, thằng bé được mẹ nhồi nhét, cũng hỗn hào, bất hợp tác. Em đành gửi trả con cho mẹ nó. Mới đây, Kiên bàn với em, mua hẳn cho mẹ con Linh căn nhà ở quê, cho mẹ con Linh về đó sống, xem như "trả nợ quỷ thần" lần cuối và thỏa thuận với Linh buông tha vợ chồng em.
Khi em từ chối, Kiên đã đùng đùng nổi giận, không chỉ vì số tiền quá lớn mà còn vì em không tin Linh sẽ giữ lời hứa, cũng như cuộc sống của em sẽ khó yên ổn nếu Kiên cứ nhùng nhằng với mối quan hệ chặt không đứt, bứt không rời này. Em bảo em đã cố nhắm mắt để được yên, nhưng có vẻ em đã kiệt sức trong cuộc chiến này mà nhiều lúc Kiên gần như nghiêng về phía người cũ.
Có những người vợ cũ, vì ghen với tình cảm chồng cũ dành cho vợ mới, cứ dõi theo cuộc sống mới của chồng cũ, rồi không buông bỏ được, hoặc đôi khi chỉ vì tâm lý "ăn không được thì phá". Họ làm thế để thỏa mãn cái tôi ngông cuồng, nhỏ nhen trong phút chốc mà không nhận ra những gì họ đang làm chỉ càng khiến chồng cũ hả hê khi đã kết thúc hôn nhân với họ.
Chưa kể, hình ảnh người mẹ trong mắt những đứa con càng trở nên tệ hại, những đứa trẻ cũng tổn thương khi bị đưa ra làm công cụ cho người lớn. Nếu họ, những "người cũ từng yêu", kiên quyết đoạn tuyệt với quá khứ, để làm lại từ đầu, ít ra họ còn giữ được ấn tượng tốt đẹp với những người xung quanh. Chưa kể, trói mình vào cuộc hôn nhân cũ còn bít đường để họ tìm hạnh phúc mới.
Đào An Nhiên
Theo phunuonline.com.vn
Sau ly hôn, ai mới là người cho chúng ta những tháng ngày hạnh phúc? Thanh xuân trôi qua, mấy ai không ao ước có một tình yêu viên mãn tới răng long đầu bạc. Mấy ai đến với hôn nhân mà không hy vọng, sẽ cùng nhau vun vén hạnh phúc cho tới lúc về già? Thế nhưng đứng trước bờ vực đổ vỡ, người ta mới cay đắng hỏi rằng: "Sau ly hôn, ai sẽ trả...