Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của ông Putin và Obama
Hãng tin Sputnik ngày 28-2 dẫn phân tích của nhà báo Israel Roi Kais đã chỉ ra sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trong một buổi trò chuyện với hãng Sputnik, Roi Kais – phóng viên của trang tin tức Ynetnews, Israel, đã chỉ ra sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ. Ông nói: “Trong khi Tổng thống Obama nhảy múa với một cụ bà 106 tuổi ở Nhà Trắng, và tập trung chủ yếu vào các chiến dịch tranh cử nội bộ, Tổng thống Putin đã tổ chức một loạt các cuộc điện thoại với một số nhà lãnh đạo Trung Đông, thể hiện rõ quyết tâm tăng cường vị thế của mình như là một người chơi đóng vai trò quan trọng trong khu vực”.
Tuần trước, ông Putin đã dành cả ngày nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Syria Bashar Assad, quốc vương Saudia Arabia, Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Các cuộc nói chuyện chủ yếu tập trung vào việc hòa giải ở Syria, nhà báo Roi Kais cho biết.
Sau các cuộc trò chuyện đó của nhà lãnh đạo Nga, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết về kết quả đạt được.
Video đang HOT
Ông Putin và Bashar Assad đã “thảo luận các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng Syria, cân nhắc đến việc thực hiện các tuyên bố Nga-Mỹ về chấm dứt chiến sự tại Syria bắt đầu từ ngày 27 – 2″, đại diện báo chí điện Kremlin cho biết.
Ông Assad nói với ông chủ Điện Kremlin rằng, chính phủ của ông đã sẵn sàng giúp thực hiện sự ngưng chiến.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục chiến đấu chống lại nhóm Hồi giáo Nhà nước tự xưng (IS) và Mặt trận Al-Nusra có liên kết với al-Qaeda , cũng như các nhóm khủng bố khác, thông tin này trích theo tài khoản Twitter chính thức của Tổng thống Nga.
Ông Peskov lưu ý, mặc dù Moscow và Damascus vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, và cùng có tiếng nói chung về các giải pháp chính trị tại Syria, song quan điểm của họ không phải lúc nào cũng giống nhau hoàn toàn.
Còn quan điểm của các bên liên quan (Mỹ) có sự khác biệt lớn, song bất chấp sự khác biệt đó, nếu như Nga và Mỹ đồng tâm bắt tay giải quyết vấn đề xung đột ở Syria, thì đây sẽ là hướng đi vô cùng quan trọng để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở đất nước Trung Đông này. Cả Moscow và Washington có thể đạt được những kết quả quan trọng.
Ông Putin sau đó cũng đã tổ chức cuộc hội đàm với quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, làm rõ chi tiết bản chất của bản tuyên bố ngừng bắn ở Syria của Moscow và Washington.
Nhà vua Salman hoan nghênh thỏa thuận này, và “bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với Nga để thực hiện chúng”.
Tổng thống Putin sau đó cũng đã bàn bạc qua điện thoại với Tổng thống Iran Rouhani, thảo luận về “những nỗ lực chung để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria”.
Tiếp sau đó là Thủ tướng Israel, người được cho là đã yêu cầu một cuộc gọi với ông Putin để thảo luận về sự hợp tác với Nga ở Trung Đông. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước tiếp tục cải thiện sau khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao cách đây 25 năm.
“Rõ ràng là, Nga đang tích cực lôi kéo và tìm cách tăng cường thêm sự ủng hộ đến từ các quốc gia Trung Đông. Moscow đang đóng vai trò quyết định trong việc thiết lập lại sự ổn định ở khu vực. Và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thể hiện rõ quyết tâm tăng cường vị thế của mình như là một người chơi đóng vai trò then chốt trong khu vực”, nhà báo Roi Kais nhấn mạnh.
Theo_An ninh thủ đô
Phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại Ankara sát bờ vực chiến tranh
Ông Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo của đảng đối lập với đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đã lên tiếng vào ngày Chủ nhật rằng ông phản đối tất cả quyết định có nguy cơ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào chiến tranh và đồng thời phản đối chính sách đối ngoại của Thủ Tướng Ahmet Davutoglu.
Kilicdaroglu cho rằng thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đang tạo áp lực buộc đảng đối lập phải quyết định theo chính phủ. Tuy nhiên, Kilicdaroglu tiếp tục cho rằng: "Theo tôi thì chính ông Davutoglu mới là người phải nhìn lại mình. Ông ta đã kêu gọi mọi người ủng hộ quyền lợi chính sách ngoại giao của riêng Tổng thống Erdogan chứ không phải là quyền lợi của người dân Thổ Nhĩ Kỳ."
Ông Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo của đảng đối lập với đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP).
Vào thứ Bảy, Thủ tướng Davutoglu cho biết lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công vào vị trí của Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd tại phía Bắc Syria như một biện pháp trả đũa. Cuộc tấn công tiếp tục kéo dài đến Chủ nhật. Người Kurd Syria đã chiến đấu chống lại quân đội của IS trong nhiều năm liền và đã giải phóng được một phần lớn lãnh thổ Syria khỏi sự thống trị của Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Ankara coi đảng Liên hiệp dân chủ người Kurd ở Syria (PYD) là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), một tổ chức tìm kiếm tự do cho người Kurd đã tấn công Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984. Lệnh ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK bị phá vỡ vào tháng 7-2015, kích động quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành tấn công quân sự trên khu vực phía đông nam nơi tập trung người Kurd sinh sống.
Linh Lan
Theo_PLO
Thanh niên TQ sống thật tự hào gốc 'nhà quê' Hình ảnh nam thanh nữ tú về quê ăn Tết, lột bỏ những bộ đồ bóng bẩy, diện quần áo chân phương đã lan nhanh truyền chóng mặt trên mạng xã hội Trung Quốc. CNN kể về trường hợp Stone Liu, 25 tuổi, mặc bộ đồ tây sành điệu khi làm công việc kinh doanh tại tỉnh Hunan. Tết này, Liu bất ngờ...