Sự khác biệt quá chuẩn giữa Tết xưa – Tết nay: Tết ngày càng chán là do đây?
Những sự khác biệt chuẩn không cần chỉnh giữa Tết xưa và Tết nay dưới đây khiến không ít người hoài niệm về những ngày Tết thời xưa cũ.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự thay đổi không nhỏ những phong tục tập quán trong ngày Tết của người Việt Nam. Thay vì ở nhà quây quần bên mâm cơm gia đình, ngày nay người ta thường có xu hướng ra đường đón Tết, đi du xuân trong những ngày đầu năm mới. Cùng điểm qua một vài khác biệt chuẩn không cần chỉnh giữa Tết xưa và Tết nay dưới đây nhé!
Vào ngày Tết, mỗi nhà đều cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng ấm nóng để đón Giao thừa sang. Còn Tết nay, thay vì cùng nhau gói bánh chưng để bày biện cho mâm cơm ngày Tết, giờ đây người ta lại chọn cách mua bánh chưng ở ngoài để tiết kiệm thời gian.
Tết nay người ta thường mua bánh chưng thay vì quây quần bên nồi bánh nóng hổi như thế này.
Những ngày gần Tết, khu vực chợ xuân thường vô cùng tấp nập khi đón chào đông đảo người dân từ đến sắm sửa đồ Tết. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ hiện đại này, chợ xuân cũng bớt đông đúc hơn hẳn bởi mọi người đã chuyển sang mua sắm đồ Tết bằng cách lướt web rồi.
Khu vực chợ xuân cũng bớt tấp nập hơn hẳn bởi mọi người lên web mua đồ Tết hết rồi.
Vào những đêm giao thừa, pháo dây thường được sử dụng để đón chào khoảnh khắc linh thiêng bước sang năm mới. Thế nhưng Tết nay pháo dây đã không còn nữa, thay vào đó là những màn pháo bông nổ tung trên trời vô cùng đẹp mắt.
Pháo dây không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là những màn bắn pháo bông đẹp mắt.
Video đang HOT
Ngày Tết là ngày sum họp, là ngày đoàn viên giữa các thành viên trong gia đình sau một năm xa cách. Thay vì ở nhà cúng cơm giao thừa với nhau thì Tết ngày nay người ta lại thường kéo nhau ra đường để đón năm mới, để chơi Tết và du xuân.
Tết nay người ta thường thích ra ngoài du xuân hơn.
Mọi năm Tết đến, ai nấy đều háo hức khi được thưởng thức những món ăn đặc trưng trong những ngày này như bánh chưng, bánh tét… Nhưng giờ đây, mâm cơm ngày Tết như là một nỗi “ám ảnh” mang tên tăng cân.
Mâm cơm ngày Tết giờ đây đã không còn hấp dẫn nữa.
Có vẻ như đã đi ra ngoài quá nhiều ngày trong một năm mà mỗi khi đến Tết, người ta thường thích nằm dài ở nhà coi tivi, nghỉ ngơi thay vì cùng cả nhà đi chúc Tết như những ngày trước.
Tết ngày nay nhiều người thích nằm ở nhà coi tivi hơn thay vì đi chúc Tết người thân, bạn bè.
Việc lì xì được xem một tục lệ không thể thiếu trong ngày Tết. Người lớn hơn thường lì xì cho người nhỏ hơn để lấy vận may. Nếu ngày trước, những đứa trẻ quan tâm mình được bao nhiêu lì xì thì ngày nay, mối quan tâm của chúng lại là số tiền trong bao lì xì.
Ngày nay, những đứa trẻ chỉ quan tâm đến số tiền trong bao lì xì mà thôi.
Vào ngày đầu năm, người dân Việt Nam thường có truyền thống xin chữ, khai bút bằng cách đem giấy bút ra làm một bài thơ, bài văn hay đơn giản chỉ cần viết một dòng chữ thật đẹp để lấy may mắn cho cả năm. Sau nhiều năm, truyền thống tốt đẹp này dần bị biến mất và thay vì khai bút thì ngày nay người ta thường “khai phím” nhiều hơn.
Truyền thống khai bút dường như cũng đang dần biến mất.
Thời gian trôi qua, phong tục đón Tết của người Việt ngày càng thay đổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không ngừng hoài niệm về những kỷ niệm của Tết ngày xưa, là ngày đoàn viên sum họp bên gia đình, là khoảnh khắc cùng nhau bên bếp hồng nấu bánh chưng đón giao thừa chứ không phải đi chơi, ra ngoài du xuân như hiện tại.
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Yêu con gái như bố, sẵn sàng treo bảng thông báo: "Chưa chồng, đến chúc Tết làm ơn không hỏi"
Con gái năm nay 30 tuổi và phải chịu sức ép quá lớn từ bà con lối xóm về vấn đề cưới chồng nên bố quyết định treo biển "đừng hỏi" ngay từ cửa.
Trong không khí háo hức, vui vẻ của dân tình trước thềm năm mới thì đâu đó chắc chắn vẫn có những người đang mang nỗi lo canh cánh bởi: "Tết này vẫn giống Tết xưa, vẫn y như cũ vẫn chưa lấy chồng"...
Chủ đề "Bao giờ lấy chồng" dường như vẫn luôn hot với các cô, các bác hàng xóm. Và nếu đã đến tuổi cập kê mà chưa thấy dấu hiệu của việc kết hôn là lập tức bạn sẽ trở thành nhân vật chính trong câu chuyện ngày Tết. Năm này qua năm khác, câu hỏi này đã trở thành nỗi ám ảnh mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được.
Mới đây trên fanpage "Chị Dứa rạng rỡ" có đăng tải tấm hình khoe bố siêu tâm lý và nhanh chóng nhận được sự yêu thích, đồng cảm lớn của dân mạng.
Ai cũng mong muốn có được người bố tâm lý như thế này
Cô nàng viết: "Bố Đăng chị rất tỉnh và đẹp giai, sáng 30 Tết trong khi chị hục mặt vào cơm nước bú dù như con điên thì bố Đăng rất thảnh thơi, ủ mưu chiến đấu chuẩn bị cho 3 ngày Tết, dường như bố đã đợi ngày này từ rất lâu.
Chị nịnh mãi khen mãi hứa ra Tết con đưa bố đi trồng răng bố Đăng mới chịu chụp, còn nhất quyết đội mũ nồi và đeo kính cho phây sừn mít na. Thực ra cũng thương bố Đăng phết, chắc cũng không chịu được áp lực dư luận nên chủ động phòng tránh cho yên cửa yên nhà".
Cụ thể, Chị Dứa (tên thật: Giang Hồng Thơm) năm nay tròn 30 tuổi, là con gái út trong gia đình. Bố cô nàng thì đã 80 tuổi nên ai vào nhà cũng nhầm là ông-cháu. Tất nhiên, đã sang đầu 3 mà hàng xóm vẫn chưa thấy Dứa lập gia đình nên Tết năm nào cũng thế, cô nàng và cả nhà phải nghe không biết bao nhiêu câu hỏi "Bao giờ cháu lấy chồng"...
Vậy là đến năm nay, do không muốn con gái và chính gia đình bị áp lực nên bố của Dứa đã quyết định làm tấm biển này và treo ngay từ cổng vào nhà. Hy vọng bà con hàng xóm sẽ hiểu ý mà "buông tha" cho Dứa.
Tấm biển đã được treo ngay ngắn ở cổng nhà Dứa
Dứa chia sẻ: "Bố mẹ cũng sốt ruột và rất chủ động bảo vệ mình khỏi những câu hỏi của mọi người. Thực ra nhìn thấy tấm bảng bố mình treo mình thấy rất cảm động vì có ông bố tâm lý như vậy. Nhưng cũng không có gì bất ngờ vì bố mình vốn đáng yêu và lầy lội từ xưa rồi".
Phía dưới bài đăng, hội chị em thi nhau vào bình luận bày tỏ sự yêu thích:
Kiều Mai: "Có bố bảo kê thế này thì còn lo gì nữa".
Khánh Linh: "Thích nhỉ, 30 tuổi rồi vẫn không bị giục. Mình mới 25 mà ngày nào mẹ cũng nói".
Lan Phương: "Bố bảo mình là Tết cứ lên phòng mà ngủ khỏi phải trả lời ai"
Theo helino
Tết thời "trẻ trâu" của các 8X, 9X tóm lại là thế này đây, đơn sơ mà sao vui quá! Không khí Tết xưa lại ùa về trong tâm trí của mỗi người khi nhìn lại những "người bạn thân quen" này. Ngày xưa mỗi khi xuân về, người ta lại háo hức dọn dẹp, chuẩn bị sắm sửa đón Tết. Ngược lại vào ngày nay, người ta lại cứ than sao thời gian trôi nhanh quá, mới Tết đây rồi lại Tết....