Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm
Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là hai phương pháp điều trị sinh sản nhân tạo để giúp mang thai khi không có khả năng mang thai tự nhiên.
Trong quá trình IUI, tinh trùng được tiêm trực tiếp vào buồng tử cung của phụ nữ. Còn IVF là một công nghệ sinh sản gồm nhiều bước bao gồm kích thích, lấy trứng, thụ tinh trong phòng thí nghiệm và chuyển giao.
1. Thụ tinh nhân tạo trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Nếu phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc mang thai một cách tự nhiên, các bác sĩ sản khoa hiếm muộn có thể đề xuất làm IUI hoặc IVF.
Thụ tinh nhân tạo (trong tử cung) là gì?
Thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI).
Trong quá trình thụ tinh trong tử cung, tinh trùng được đặt trực tiếp vào buồng tử cung của phụ nữ, giúp giảm khoảng cách tinh trùng phải di chuyển và tạo cơ hội tiếp cận trứng tốt hơn. Đối với IUI, mẫu tinh dịch được rửa để tách tinh trùng ra khỏi tinh dịch và sau đó toàn bộ mẫu tinh trùng được tiêm trực tiếp vào buồng tử cung. Điều này làm tăng đáng kể số lượng tinh trùng trong tử cung so với giao hợp truyền thống.
Thủ tục đơn giản tại phòng khám được thực hiện một ngày sau khi rụng trứng tăng đột biến và thường chỉ mất 5 đến 10 phút để thực hiện. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để xác định vị trí cổ tử cung và sau đó đưa một ống thông mỏng vào tử cung, sử dụng nó để tiêm mẫu tinh trùng.
IUI đôi khi được kết hợp với kích thích rụng trứng, trong đó phụ nữ dùng thuốc để kích thích sự phát triển và giải phóng trứng. Điều này có thể làm tăng khả năng thụ thai ở một số phụ nữ.
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thụ tinh trong ống nghiệm là cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.
Video đang HOT
2. Lợi ích của thụ tinh nhân tạo trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm
IUI và IVF đều có những vai trò riêng trong việc điều trị vô sinh.
IUI và IVF – yếu tố nào phù hợp?
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách kiểm tra các nguyên nhân gây vô sinh, bao gồm (nhưng không giới hạn) rụng trứng không đều, tinh trùng bất thường, ống dẫn trứng bị tắc và lạc nội mạc tử cung. Họ cũng sẽ xem xét độ tuổi của phụ nữ, tình trạng sức khỏe đã biết, lịch sử sức khỏe cá nhân và lịch sử sức khỏe gia đình để đưa ra khuyến nghị tùy chỉnh theo nhu cầu.
Khi nào nên thực hiện IUI đầu tiên?
Bác sĩ có thể đề nghị IUI nếu bị vô sinh không rõ nguyên nhân (có nghĩa là không thể xác định được nguyên nhân) hoặc chồng/người đàn ông bị vô sinh nhẹ do yếu tố nam.
IUI ít tốn kém hơn IVF và cũng là một thủ tục ít xâm lấn hơn, đó là lý do tại sao phương pháp này thường được khuyến nghị là bước đầu tiên.
Khi nào nên thực hiện IVF?
Nếu trải qua ba hoặc bốn đợt IUI không thành công, bác sĩ sẽ tư vấn chuyển sang IUI. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên nên bỏ qua IUI và chuyển thẳng sang IVF nếu người phụ nữ hoặc người chồng/người đàn ông mắc một trong các tình trạng như:
Vô sinh nặng do yếu tố nam.
Ống dẫn trứng bị tắc không thể điều trị bằng phẫu thuật.
Sảy thai nhiều lần.
Lạc nội mạc tử cung.
Các chuyên gia sản khoa lưu ý, tuổi tác và mong muốn về quy mô gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tư vấn về IUI trước tiên so với IVF thẳng.
3. IUI hay IVF – phương pháp nào hiệu quả, thành công hơn?
Tư vấn hiếm muộn cho cặp đôi. Ảnh minh họa.
Việc trải qua các phương pháp điều trị vô sinh không phải là sự đảm bảo chắc chắn cho việc có con nhưng nó làm tăng cơ hội mang thai. Mặc dù về mặt kỹ thuật IVF có tỷ lệ thành công cao hơn IUI nhưng không hoàn toàn đơn giản như vậy. Tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào các đặc điểm cụ thể của cơ thể.
Tỷ lệ thành công IUI
Với mỗi lần thử hàng tháng, tỷ lệ thành công của từng cá nhân đối với IUI là 15% đến 20%. Các bác sĩ khuyên các cặp đôi nên thử thực hiện ba đến bốn đợt IUI, có tỷ lệ thành công tích lũy từ 40% đến 50%. Trong dân số nói chung, tỷ lệ mang thai trung bình mỗi tháng chỉ là 1 trên 5 cặp vợ chồng, hoặc 20% mỗi tháng. Với IUI, các bác sĩ cố gắng hết sức để đạt được tỷ lệ thành công tương tự nhưng nhiều cặp đôi vẫn cần tiến hành IVF.
Tỷ lệ thành công IVF
Tỷ lệ thành công của IVF phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, dự trữ buồng trứng, lý do vô sinh, mang thai thành công trước đó… Nhìn chung, hầu hết các cặp đôi có thể mong đợi thành công khoảng 50% đến 75% chỉ với một đợt IVF duy nhất. Khi tỷ lệ thành công của từng cá nhân thấp hơn, có thể cần hai hoặc ba đợt IVF trước khi mang thai thành công.
4. Điều gì sẽ xảy ra nếu IUI và IVF không hiệu quả?
Đôi khi cả IUI và IVF đều không hoạt động. Trong trường hợp này, có thể muốn xem xét IVF bằng trứng của người hiến tặng (đôi khi được gọi là DE IVF trong các cộng đồng hỗ trợ vô sinh).
Nếu IVF được coi là thất bại và một nỗ lực khác không được khuyến khích, nhiều bệnh nhân sẽ chuyển sang IVF bằng trứng hiến tặng. Đây là khi người hiến tặng thực hiện IVF thay cho bệnh nhân. Trứng của người hiến tặng được thu thập, hiến tặng cho bệnh nhân để tạo phôi bằng tinh trùng của người chồng/ người đàn ông hoặc người hiến tặng, sau đó phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ để mang thai và sinh con.
Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu điều trị vô sinh, điều quan trọng là phải hiểu IUI và IVF có thể không hiệu quả trong lần đầu tiên. Một số trường hợp cần nhiều đợt điều trị bằng một hoặc cả hai phương pháp điều trị để có thai.
Thực tế đó là một hành trình có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để mang lại một thai kỳ thành công. Nếu cảm thấy căng thẳng, hãy đi khám để được bác sĩ kết nối với nhà trị liệu giúp điều chỉnh và đối phó tình trạng này trong suốt quá trình điều trị.
Mẹ mang gene bệnh nhược cơ Duchenne vẫn sinh con khỏe mạnh nhờ kỹ thuật hiện đại
Nhờ công nghệ sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT) kết hợp với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhiều cặp vợ chồng mang gene bệnh lý đơn gene đã vỡ òa hạnh phúc khi vẫn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Vợ chồng chị Lê Thị Nguyên và anh Hoàng Đức Lân, quê Hưng Yên kết hôn năm 2011, cũng trong năm đó anh chị hạ sinh con trai đầu lòng mang niềm hạnh phúc đến gia đình nội ngoại hai bên.
Chị Nguyên kể, ngày mới sinh em bé khỏe mạnh bụ bẫm như bao đứa trẻ khác, chỉ duy nhất một điều là khoảng 17 tháng tuổi bé mới bắt đầu chập chững biết đi.
Ảnh minh họa.
Đến năm 2015, khi con 4 tuổi vợ chồng chị quan sát thấy con đi lại có phần khó khăn, nhất là khi leo cầu thang, hay ngã. Tưởng con thiếu dinh dưỡng nên hai vợ chồng mua thuốc bổ về cho con uống một thời gian nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Hai vợ chồng mình bắt đầu lo lắng và đưa con ra Bệnh viện nhi Trung ương khám. Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi, chưa có phương pháp điều trị, thậm chí bệnh này còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của con.
Nghe vậy, hai vợ chồng ù tai, sững người lại và không tin đó là sự thật vì nghĩ quá trình mang thai mình hoàn toàn khỏe mạnh, sinh ra con cũng bình thường thì không thể có chuyện đó được.
Không chấp nhận sự thật, anh chị tiếp tục bế con đi khắp các viện khác nhưng tất cả đều trả về một kết quả giống nhau là con mắc bệnh lý đơn gene loạn dưỡng cơ Duchenne.
Bác sĩ giải thích bệnh loạn dưỡng cơ là bệnh lý di truyền đơn gene nên hai vợ chồng chị Nguyên quyết định đi làm các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả cho thấy chị Nguyên mang gene bệnh nhưng ở thể lặn (người lành mang gene bệnh). Bác sĩ khuyên nếu sau này muốn sinh thêm con thì nên làm Thụ tinh ống nghiệm (IVF) kết hợp sàng lọc phôi để loại bỏ những phôi mang gene bệnh, tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Nghe tin dữ về bệnh tình của con, những năm sau đó hai vợ chồng lao vào làm kinh tế để có điều kiện đưa con đi phục hồi chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu với mong muốn làm chậm quá trình phát triển bệnh.
Suốt 5 năm chạy chữa, đi khắp nơi thực hiện vật lý trị liệu, thậm chí mời bác sĩ về tận nhà phục hồi chức năng cho con, nhìn các cơ chân cơ tay của con ngày càng yếu, dần mất khả năng đi lại, hai vợ chồng chị Nguyên không khỏi xót xa buồn tủi.
Khát khao được làm mẹ thêm lần nữa thôi thúc anh chị gom góp hết vốn liếng tài sản quyết tâm ra Hà Nội thăm khám, tìm kiếm cơ hội mong được sinh thêm một người con khỏe mạnh.
Tháng 5/2021, qua lời giới thiệu của người quen đã thực hiện hỗ trợ sinh sản thành công tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, hai vợ chồng quyết định đến đây thăm khám để thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Trải qua nhiều vất vả, vừa chăm sóc con trai đầu lòng mang bệnh vừa mang áp lực kinh tế trang trải cuộc sống, lần này đến với Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng chị Nguyên coi đây là "ván cược cuối cùng" trên hành trình tìm kiếm thêm người con khỏe mạnh.
Sau khi được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm chuyên sâu hai vợ chồng bước vào quá trình kích trứng, tạo phôi và nuôi phôi lên ngày 5. Sau đó, những phôi này được mang đi sàng lọc để loại bỏ các phôi mang bất thường gene trước khi chuyển vào tử cung của người mẹ.
Đúng như mong ước, cả thai kỳ chị Nguyên diễn ra thuận lợi. Ngày 8/1/2023 một sinh linh bé bỏng đã chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, không mang gene bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne.
Bố mẹ đặt tên con là Hoàng Tiến Đạt với ý nghĩa mặc dù trải qua bao khó khăn vất vả nhưng họ vẫn chọn cách tiến về phía trước, tin tưởng vào y học hiện đại và cuối cùng bố mẹ cũng đạt được ước mơ bế trên tay một bé yêu hoàn toàn khỏe mạnh.
Chia sẻ về các trường hợp bố mẹ mang gene bệnh lý di truyền vẫn có cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh, bác sĩ CKI Nguyễn Thành Trung, Trưởng Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, sự kết hợp giữa phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và kỹ thuật sàng lọc phôi tiền làm tổ là giải pháp điều trị hiệu quả mang đến niềm hạnh phúc vô bờ cho các cặp vợ chồng mang gene bệnh lý như: Tan máu bẩm sinh (Thalassemia), máu khó đông (Hemophilia), teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, thận đa nang, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh...
Bác sĩ Trung cũng cho biết thêm, bệnh nhược cơ Duchenne là một bệnh di truyền liên kết với giới tính lặn, có tần số cao trong các bệnh di truyền của nhóm bệnh loạn dưỡng cơ.
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn di truyền, thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm di truyền trước khi thực hiện hỗ trợ sinh sản Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp sàng lọc phôi tiền làm tổ.
Người phụ nữ 51 tuổi có thai bằng trứng duy nhất trong buồng trứng Người phụ nữ 51 tuổi có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng duy nhất lấy được từ buồng trứng bị suy. Ngày 24-4, thông tin từ Bệnh viện sản nhi Phú Thọ cho biết nơi đây vừa thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho bệnh nhân TTn (51 tuổi, ngụ Phú Thọ). Quá trình giúp người phụ nữ 51...