Sự khác biệt giữa hai phiên bản Assassin’s Creed II và III
Câu hỏi thú vị này tới từ thắc mắc của một Game thủ mang địa chỉ mail:tunguyenborgia@gmail.com.vn. Nội dung câu hỏi như sau:
“Chào Game4V! Em là một người rất thích chơi Game hành động với thể loại Sandbox ( Thế giới mở), em đã từng chơi qua khá nhiều tựa Game Sadbox như Grand Theft Auto, Saints Row, L.A Noire hay Red Dead Redemption. Em cảm thấy những tựa Game Sandbox này theo mỗi cách khác nhau từ các nhà phát triển, chúng đều tạo ra cho em một sự cuốn hút rất kỳ lạ.
Game Sandbox luôn có một sức cuốn hút mãnh liệt đối với Game thủ
Dạo gần đây bạn bè của em đang rủ em chơi qua dòng Assassin’s Creed của hãng Ubisoft, và em đã nhanh chóng hoàn thành xong 3 phiên bản của dòng Game này trên hệ PC. Nhưng khi chơi xong hai phần Assassin’s Creed II và III rồi thì em vẫn chưa cảm nhận rõ nét được sự khác biệt giữa hai phiên bản này (tất nhiên là bản sau ra đời phải có nhiều cải tiến hơn bản trước).
Vậy thông qua bức mail, hy vọng Game4V sẽ có thể giúp em so sánh và tìm ra điểm khác biệt giữa hai phần Assassin’s Creed II và III (cốt truyện hai phần thì em đã thông thuộc rồi, nên Game4V có thể bỏ qua cái này ạ) Điều em quan tâm tới là môi trường, Gameplay giữa hai phiên bản có gì khác biệt, hai nhân vật Ezio và Connor có điểm gì khác nhau? Em mong sẽ nhận được sự hồi đáp sớm từ Game4V.
- Lời ngỏ từ đội ngũ biên tập Game4V: Chào bạn, trước khi bước vào giải đáp cho câu hỏi của bạn, đội ngũ biên tập tại trang tin Game4V xin tha thiết cầu mong bạn từ lần sau nên sử dụng Tiếng Việt chuẩn ngữ có dấu, thay vì Teen code sử dụng trong bức mail bạn gửi cho Ban biên tập, Game4V đã phải nhờ tới Yunalink – chuyên viên giải mã Teen code với 3 tiếng đồng hồ làm việc thì mới biết được nội dung trong bức mail bạn muốn đề cập tới vấn đề gì..
- Lời giải đáp từ đội ngũ biên tập Game4V:
Nếu xét về mặt bối cảnh thì Assassin’s Creed II vẫn phong nhã hơn phiên bản sau rất nhiều..
Như bạn đã trao đổi trong nội dung bức mail, với mỗi một tựa Game hành động nếu muốn đạt được thành công thực sự thì phiên bản sau ra đời phải có nhiều cải tiến hơn so với phiên bản trước. Assassin’s Creed III về mặt bối cảnh và môi trường thì đương nhiên sẽ có diện tích rộng lớn hơn nhiều so với phần II, ngoài các thành phố, Game thủ còn có cơ hội được du ngoạn các vùng đồi núi rộng lớn. Thời tiết được đưa vào trong Assassin’s Creed III cũng khá đa dạng, khác hẳn với một bầu không khí nóng nực xứ Italia thuộc bối cảnh phần II.
Video đang HOT
Assassin’s Creed II mang đậm màu nắng của đất nước Ý
Khi chơi Assassin’s Creed II, chúng ta sẽ thấy bối cảnh của Game khá ít những N.P.C đóng vai trò động vật mà người chơi có thể tương tác được (ngoại trừ ngựa dùng để cưỡi và bồ câu dùng để đưa thư) Nhưng kể từ phiên bản thứ III của dòng Game này, săn bắt là một tính nắng mới được phát triển mang theo khá nhiều sự thú vị tới cho Game thủ.
Săn bắt thú rừng – một trong những điểm nhấn của Assassin’s Creed III
Nhân vật chính Connor trong Assassin’s Creed III có thể săn bắt thú rừng bất cứ lúc nào mình muốn, cách thức để săn được chúng cũng rất đa dạng: rình mò trong các lùm cây hoặc từ trên cao, đặt bẫy, sử dụng thuốc mê hay thậm chí dùng.. mìn. Với những nguyên liệu thu thập được từ sau cuộc săn bắt, Connor có thể đem bán để lấy tiền trang trải cuộc sống của mình.
Bắt trộm trong Assassin’s Creed II – khó nhai nhưng cũng bộn tiền
Trong khi đó, ở phần II trước thì Game cũng cung cấp cho nhân vật Ezio một tính năng săn bắt, nhưng đó là.. bắt trộm leo trên mái nhà. Bên cạnh đó, khi so sánh các loại hình nguyên vật liệu có trong Game thì Assassin’s Creed III nhiều mấy món đồ lặt vặt hơn phần II, có những món đồ mà khi móc túi, Connor thu về được mà người chơi đếch biết nó dùng để làm gì ngoài việc quăng vào Shop lấy xu.
Với Assassin’s Creed II thì ai cũng biết.. Parkour!
Hệ thống thiết kế NPC cũng là một điểm nhấn cải tiến mà Assassin’s Creed III tỏ ra vượt trội hơn với Assassin’s Creed II, có một điểm rất thú vị là trong phần II, mấy anh chị thường dân có thể Parkour với kỹ năng nhảy nhót như chim thì ở phần III, mỗi anh chị dân thường đều là một nhà ảo thuật. Khi ta chơi phần II, thấy một ông lão đang quét sân vườn bằng chổi mà cố tình đụng chạm phải thì N.P.C này sẽ làm rơi chiếc chổi quét, đứng trân trân nhìn Ezio một lát rồi.. chạy đi làm việc khác.
AI thiết kế cho NPC cũng là một điểm cải tiến đáng kể trong Assassin’s Creed III
Còn với Assassin’s Creed III, gặp một bà lão cầm chổi quét mà cố tình đụng phải thì bà lão cũng sẽ làm rơi chiếc chổi, kèm thêm một động tác là đẩy hất người nhân vật chính ra xa. Đứng kiên nhẫn chờ thêm vài giây nữa thì N.P.C này tự “hô biến” ra một chiếc chổi khác và tiếp tục công việc quét nhà đang dang dở của mình. Mặc dù dưới chân họ, cây chổi lúc nãy làm rơi vẫn còn nguyên ở đó (?!) Nhưng suy cho cùng thì N.P.C đóng vai trò thường dân, góp mặt trong Assassin’s Creed III cũng đã giúp Connor khá nhiều trong các lần chạy trốn lính canh.
Connor Kenway và Ezio Auditore
“Cũng giống như các sát thủ khác, Connor trong Assassin’s Creed III cũng sở hữu khả năng leo trèo như.. khỉ. Tuy nhiên xét về đường lối kĩ năng chiến đấu thì anh chàng lại không hề lắt léo như vậy. Cách sử dụng vũ khí và chiến đấu của anh một phần được học tập từ chính bên mẹ mình, một bộ tộc da đỏ có truyền thống du mục và săn bắn pha lẫn với kĩ năng của các sát thủ tạo nên thành bản sắc riêng của Connor. Không giống như Ezio Auditore xứ Firenze với lối đánh hoa mỹ, phức tạp, đòn đánh của Connor đa phần gồm các kĩ năng ôm vật, lao, sử dụng hidden blade và rìu tomahawk tấn công trực tiếp vào điểm yếu của đối phương sao cho giải quyết chớp nhoáng kẻ địch.” – Nguyễn Hào – from Gamethu.net
Móc túi – điều bạn nên nghịch thử khi chơi Assassin’s Creed II và III
Nếu xét về kỹ năng săn bắt rình mồi thì Connor có thể vượt mặt hoàn toàn Ezio, tuy nhiên nếu xét về kỹ năng lượm đồ, móc túi thì Connor phải gọi Ezio là cụ xưng con. Bởi Ezio chỉ mất có 1 giây cho việc vừa sờ mông N.P.C vừa móc túi tiền của họ, còn cha con nhà Kenway phải mất tới mấy chục giây lận. Chưa kể trong thời gian đó, họ còn dễ dàng bị N.P.C phát hiện. Với Ezio còn có skill đang đi bộ, cố tình ngã lăn vào dòng người để móc túi cho tiện.
Ai vô duyên hơn?
Connor – anh chàng đếch biết tới hai từ “gõ cửa”
Nếu chơi qua hai phiên bản Assassin’s Creed II và III mà tinh ý, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra điểm này: Ezio khi tới bất cứ căn nhà nào, nhân vật này đều gõ cửa sau đó ung dung bước vào bên trong. Mặc dù người bên trong nhà chưa lên tiếng cho phép (ở Việt Nam mà có nhân viên làm việc kiểu này chắc mấy Sếp cho nghỉ việc lâu rồi!). Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở mức độ đó mà đánh giá về tính bất lịch sự, vô phép của Ezio thì cũng chưa nên. Nhất là khi người hùng Connor của chúng ta trong Assassin’s Creed III tới nhà bạn bè (kể cả nhà thầy), anh ấy cũng đếch thèm gõ cửa mà cứ xộc thẳng vào trong. Chưa hết, vì là người Mỹ bản địa với tính khí khá “cục” nên Connor thường rất ghét khi người lạ đụng chạm tới người của mình.
Kỹ năng leo trèo của Ezio cũng phải do quá trình khổ luyện từ tuổi trẻ mà thành..
Chơi Assassin’s Creed II, ta cũng có thể thấy Ezio trước khi học được kỹ năng leo đúp thì phải nhờ tới sự chỉ dẫn của người bạn Rosa Ugo mới có thể thành thạo được. Còn trong Assassin’s Creed III, kỹ năng này cha con nhà Kenway không cần phải học từ ai mà họ tự có. Liệu điều này có vô lý?
Thằng nào nhiêu Gấu, phần thằng ấy hơn?
“Bớ ông đạo diễn! người iu tôi ở nơi đâu?!” – Connor Kenway
Thực ra với một bản mở rộng dành cho Assassin’s Creed III, Ubisoft cũng tính đem tới cho Connor một cô bạn gái mang tên Aveline de Grandpré – Một nữ sát thủ người Pháp gốc Phi. Tuy nhiên khi so sánh mục đích hành động của Aveline với Connor quá khác nhau nên cốt truyện không thể khiến hai nhân vật này trở thành một đôi uyên ương được. Vậy nên tới giờ, câu chuyện về chàng sát thủ Connor vẫn là đề tài bị troll sôi nổi của những Game thủ yêu thích dòng Game Assassin’s Creed trong phận đời.. F.A.
Có ôm hôn nhau cũng chỉ là bạn bè, vượt cạn quá lề cũng chưa chắc là yêu..
Trong khi đó, Ezio trong Assassin’s Creed II lại được giới Game thủ biết tới với biệt danh “Sát thủ đào hoa” với câu chuyện “tán cô nào cháy nhà cô đó” được lưu truyền huyền thoại.
Theo VNE
Rò rỉ Trailer đầu tiên của Assassin's Creed IV
Mặc dù cái hẹn tiết lộ thông tin vào ngày 4/3 mà Ubisoft đưa ra còn chưa tới nhưng mới đây đoạn trailer mở màn của Assassin's Creed IV: Black Flag đã xuất hiện trên mạng internet. Qua những gì được trình chiếu trong đoạn video, có thể thấy bối cảnh và nhân vật chính trong Assassin's Creed IVđều đúng như những thông tin chưa chính thức trước đây - người chơi sẽ vào vai Edward Kenway, ông nội của Connor Kenway trong Assassin's Creed III, thành viên của hội sát thủ đồng thời cũng là thuyền trưởng của một con tàu cướp biển. Cũng giống như các phiên bản trước, đoạn trailer của Assassin's Creed IV vẫn tiếp tục khiến người xem phải trầm trồ với những hình ảnh dựng sẵn đẹp mắt kết hợp cùng chất điện ảnh như trong phim Hollywood.
Assassin's Creed IV Black Flag Trailer.
Assassin's Creed IV: Black Flag sẽ được phát hành trên PC, PS3, Xbox360, WiiU và thế hệ console nextgen (PS4, Xbox720) với thời điểm ra mắt dự đoán là vào mùa nghỉ lễ cuối năm. Những thông tin chính thức của trò chơi sẽ được Ubisoft công bố vào ngày 4/3 tới đây.
Theo GameK
Thú vị với cách tạo dựng Thế giới hoang dã của Assassin's Creed III Cho tới tận lúc này, khi phần thứ tư trong dòng Game đình đám Assassin's Creed sắp được ra mắt. Chắc hẳn nhiều Game thủ vẫn còn muốn bỏ chút thời gian còn lại để hoàn thành nhiệm vụ phụ, tìm tòi bí mật hay đơn giản là khám phá nốt Thế giới hoang dã rộng lớn trong Assassin's Creed III với chàng...