Sự khác biệt giữa bạn trai, người yêu và ông xã
Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết được sự khác nhau giữa bạn trai, người yêu và ông xã mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây.
Khác biệt thứ nhất
Bạn trai: Sẽ nói biết bao nhiêu lời ngọt ngào, dễ nghe, khiến bạn vui cười vì anh ấy chỉ muốn tìm đủ mọi cách để lấy lòng bạn.
Người yêu: Chính vì thật sự quan tâm đến bạn mà anh ấy chỉ nói về sức khỏe, tình hình học tập…, còn những lời ngọt ngào thì anh ấy ít nói ra hơn.
Ông xã: Anh ấy không có thời gian để nói nhiều với bạn. Không tìm thấy những câu ngọt ngào dễ nghe như ngày nào. Anh ấy cũng hiếm khi làm những việc lãng mạn như trước kia. Đơn giản bạn đã là của anh ấy.
Khác biệt thứ hai
Bạn trai: Anh ấy khiến bạn muốn trốn học, có thể đưa bạn đi chơi bất kì nơi đâu bạn muốn. Anh ấy cũng sẽ trốn học không lý do, cùng bạn làm những điều có thể là “điên rồ”. Đơn giản vì anh ấy muốn bạn vui vẻ, chứ chẳng bao giờ suy nghĩ đến tương lai của bạn.
Người yêu: Anh ấy sẽ thúc giục bạn lên lớp, gọi bạn dậy sớm hơn một chút để ôn bài, nhắc nhở bạn đừng lười nhác… Anh ấy suy nghĩ đến tương lai của bạn, hi vọng bạn gặp những điều tốt đẹp.
Ông xã: Anh ấy sẽ không quản việc bạn sẽ như thế nào nữa, ngược lại bạn sẽ phải thúc giục anh ấy đừng hút thuốc, uống rượu…
Video đang HOT
Khác biệt thứ ba
Bạn trai: Anh ấy không để ý việc bạn gặp gỡ những người con trai khác, người đó chỉ cần cảm thấy ở bên bạn vui vẻ là được rồi. Vì tương lai của hai người anh ấy chưa nghĩ đến.
Người yêu: Bạn ở bên người con trai khác, anh ấy sẽ ghen, cáu gắt, nhẹ nhất là không vui… Anh ấy không muốn chia sẻ bạn với bất kì người đàn ông nào khác.
Ông xã: Nếu như biết bạn đi cùng với người khác giới, bộ mặt của anh ấy sẽ cau có thật đáng sợ. Thậm chí, khi bạn gọi điện cho người khác giới, anh ấy sẽ cố ý đứng trước mặt bạn ho vài tiếng. Nếu như bạn không giải thích một cách thỏa đáng, sẽ rất dễ dẫn đến cãi nhau. Anh ấy cho rằng bạn là vợ của anh ấy, là của riêng anh ấy mà thôi.
Khác biệt thứ tư
Bạn trai: Khi bạn mặc một bộ cánh mới dù có chút hở hang hay bạn trang điểm vô cùng lộng lẫy, anh ấy chắc chắn khen ngợi bạn hết lời, dùng đủ mọi lời để làm bạn vui để lấy lòng bạn.
Người yêu: Anh ấy sẽ khen bạn đẹp. Nhưng sau lời khen, anh ấy sẽ nghiêm túc bổ sung một câu: “Cho dù đẹp thật nhưng chỉ được mặc cho anh xem thôi!”.
Ông xã: Anh ấy sẽ bật lên ngay: “ Sao lại mặc bộ váy như thế này? Anh không thích em ăn mặc như vậy đâu”.
Khác biệt thứ năm
Bạn trai: Khi bạn ốm, anh ấy sẽ kể những câu chuyện cười làm bạn vui… Những lời hỏi han, sự chăm sóc khiến bạn cảm thấy cả thế giới này chỉ có người đó là quan tâm đến bạn nhất.
Người yêu: Bạn ốm nặng, anh ấy lo lắng biết nhường nào, thậm chí cả đêm anh ấy không chợp mắt vì bạn. Anh ấy còn có thể trách bạn vì đã không biết giữ gìn sức khỏe…
Ông xã: Bạn ốm anh ấy vẫn không ngừng trách móc: “Sao không cẩn thận lại để dính bệnh…”. Nhưng người bưng cơm rót nước cho bạn chẳng ai khác ngoài anh ấy. Ngày thứ hai sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ phát hiện ra người đang ngồi cạnh giường, giữ yên cho giấc ngủ của bạn vẫn là anh ấy. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy ông xã của mình thật đáng yêu!
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Sinh viên vào phòng lạnh trốn học sát phạt đỏ đen
Qua rồi cái thời "ngu dại" cứ ngồi "chường mặt" ra quán nước, tụ tập quanh những chiếc bàn đánh bài rồi cười nói hỉ hả để bị người ta lên án, bây giờ, sinh viên lại tụ tập sát phạt nhau trong các phòng lạnh kín bưng.
Dạo qua hàng loạt quán cà phê trước các cổng trường ĐH, CĐ, dù là giờ hành chính cũng không khó khăn gì để tìm ra những nhóm sinh viên trốn học, rủ nhau vào phòng lạnh đánh bài. Tiêu khiển cũng có, mà để kiếm tiền cũng có.
Phòng lạnh chu đáo...
Cứ đến giờ học, thay vì lên lớp, điểm đến của Hùng và mấy cậu bạn sinh năm 1991 lại là các phòng kín trong quán cà phê cách trường học chưa đầy cây số. Như đã thành lệ, nhóm "4 thằng" theo lời Hùng kể đã trở thành khách quen của quán, mỗi khi 4 cậu lững thững đi vào, không cần dặn, chủ quán đã sắp sẵn một phòng riêng, điều hòa bật sẵn và họ cứ thế "xông" vào.
Phòng lạnh kín đáo trở thành lựa chọn của sinh viên mê "đỏ đen"
Bao giờ cũng vậy, vừa đánh bài, nhóm của Hùng đều được phục vụ chu đáo với mấy gói thuốc lá, mỗi thằng một ly cà phê để bên cạnh. Xong xuôi, người phục vụ cũng lui ra, không bị ai làm phiền, quấy rầy nữa, chỉ khi nào cần gọi gì, cứ việc nhấc điện thoại alo là có người vào ngay. Đối với những "con mà đỏ đen" này, đây thực sự là khoảng trời riêng, được thoải mái, tự do bên những quân bài. Cứ thế người nằm kẻ ngồi chia bài, chia tiền và đánh qua đánh lại cho đến khi trời nhá nhem tối mới lục đục kéo nhau ra về.
Hùng kể, "bốn anh em đều rất nghiện đánh bài, thế nhưng bỏ học ra phòng lạnh ngồi cũng chỉ mức 20-40-60k cho vui mà thôi". Chỉ là cho vui thôi nhưng hôm nào sơ sơ "thằng nào thua cũng hết triệu bạc".
Bị phụ huynh quản lý chặt chẽ về giờ giấc, ngoài giờ học là phải về nhà "trình diện", chẳng còn cách nào khác, những sinh viên nghiện sát phạt đỏ đen này chỉ còn cách "bùng học".
Lân la hỏi chuyện, Hùng tiết lộ thêm, trong đội "4 thằng" này chỉ có 1 cậu là thoải mái về giờ giấc vì từ tỉnh lẻ lên, thuê nhà ở nên không bị bố mẹ quản lý chặt. Còn lại 3 "mống" trong đó có Hùng thì thường xuyên bị "ông bà già" giữ như giữ của. "Cứ hết giờ học, trừ khi có việc gì quan trọng mà các cụ biết chắc thì mới cho đi, còn không thì phải về nhà, muốn đi đâu cũng chỉ 30 phút - 1 tiếng là phải có mặt ở nhà rồi. Mà với tầm đó thời gian thì chẳng ai chơi nổi trò gì, có chăng cũng chỉ ra quán làm cốc cà phê là hết. Thế nhưng, nếu không nghe theo thì "các cụ" lại cắt chi viện, mà mới vào đời sinh viên, chưa kiếm ra tiền, nếu không nhờ vào khoản tiền kha khá mà bố mẹ cho hàng tháng thì thử hỏi biết lấy gì mà chi tiêu. Với lại, chỉ cần nghe lời thì Hùng muốn gì cũng được, thế là cậu sinh viên đời 9X này lại nhập vai một đứa con ngoan.
Vào ĐH, giờ học cũng khá thoải mái, không bị kiểm tra gắt gao như trước, với cả, phụ huynh có muốn đến gặp thầy cô hỏi han tình hình như hồi còn là học sinh cũng khó. Mỗi người dạy một buổi, có môn đến gần chục người dạy thì biết hỏi ai cho được. Nắm được "nhược điểm" này, Hùng và mấy cậu bạn nghiện "đỏ đen" nhanh chóng lập hội "trốn học đi đánh bài".
Rút kinh nghiệm từ mấy thằng đánh bài vỉa hè bị thầy cô, bạn bè, phụ huynh phát hiện, các chàng trai này nghĩ ra kế hay hơn: đánh bài trong phòng kín. mà theo như lý giải của Hùng "vừa kín đáo, vừa được phục vụ chu đáo".
... và kín đáo
Với những thành phần được phụ huynh nới lỏng giờ giấc hơn, thì những buổi sát phạt trong phòng lạnh kín bưng lại diễn ra cả ngoài giờ học. Thành (sinh năm 1990) có thể gọi là một "tín đồ" đỏ đen trong phòng lạnh. Thành bảo, mấy lần cũng ngồi quán nước vỉa hè rồi, nhưng tiền thì không dám rút ra, cứ phải dấm dấm dúi dúi vì sợ bị phát hiện, nhất là lại thấy mấy chú công an đi qua thì phải giả vờ cười đùa, trêu chọc nhau, coi như đó là chơi vui mà thôi. "Đánh bài mà như thế ức chế lắm, nhất là khi mình đang thua mà cứ phải chọc đùa đủ kiểu, bực cả mình". Dần dần, cả hội nghĩ ra cách vào phòng lạnh trong các quán cà phê cho "an toàn và thoải mái".
Cũng thường xuyên trốn học đi đánh bài, nhưng tần số xuất hiện trên lớp của nhóm Thành cao hơn nhiều so với Hùng. Thành bảo, ở lớp thầy cô điểm danh khá gắt gao, lớp lại ít người nên hầu như khó trốn. Gặp hôm nào thầy cô dễ tính thì mới dám "bùng", còn không thì vẫn phải diện kiến trên lớp đều đặn.
Lấy cớ đi học suốt ngày, cần có thời gian thư giãn, Thành dễ dàng qua mặt phụ huynh nhất là khi bố mẹ cậu thường xuyên bận rộn. Vì thế, sau mỗi buổi học, các chàng lại rủ nhau lập "sới" trong phòng lạnh ở quán cà phê phía sau trường.
Hải Như
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nghe Noo Phước Thịnh, Đông Nhi... kể khổ thời đi học Wanbi Tuấn Anh: Đươc thây cô "chăm soc" tân... răng! Tự dưng năm lớp 11 và 12, Wanbi được bạn bè và thầy cô chú ý đến. Điều đó rất vinh dự, nhưng cũng mang cho Wanbi nhiều nỗi khổ. Thầy cô chú ý, thì việc học hành phải vô cùng nghiêm túc đã đành. Mấy thầy giám thị cũng chú ý, khiến...