Sự khác biệt của chế độ defuse trong Valorant so với CS:GO
Valorant là sản phẩm mới nhất đến từ Riot Games và trong suốt thời gian vừa qua, NPH này đã liên tục “nhá hàng” các thông tin về game cũng như chế độ chơi đặt bom
Kể từ khi có thông tin chức thức đến nay, các fan hâm mộ của dòng game FPS đã liên tục hào hứng soi mói đến từng cho tiết về Valorant thông qua các leaker, trailer, thông báo của NPH,… Tất cả chỉ để thỏa mãn mong muốn tìm hiểu các hero trong game có kỹ năng gì, gameplay/ economy của Valorant khác biệt như thế nào khi so sánh cùng tượng đài CS:GO.
Hiện tại, về cơ bản thì mới chỉ có Defuse (gỡ bom) là chế độ duy nhất được tiết lộ sẽ có trong Valorant. Ngoài ra chúng ta ta vẫn chưa biết được tựa game với chế độ bắn súng góc nhìn thứ nhất của Riot Games sẽ còn có chế độ nào khác hay không. Lúc này, câu hỏi được đặt ra là chế độ defuse của Valorant sẽ ra sao khi đặt lên bàn cân so sánh cùng ông lớn CS:GO?
Đặt bom trong CS:GO chỉ tiêu tốn của người chơi 3 giây
Fact: Dành cho những ai chưa biết về chế độ Defuse, một đội sẽ cố gắng đặt quả bom hẹn giờ xuống và bảo vệ cho đến khi quả bom đó phát nổ trong khi đội còn lại sẽ cố gắng làm tất cả để ngăn chặn điều đó.
Trong trailer game, Spike – tên của quả bom trong Valorant – cần tới 45 giây để phát nổ và quá trình gỡ nó sẽ tiêu tốn của người chơi 7.5 giây. Hiện tại vẫn chưa có bất cứ thông tin nào nói về việc Valorant sẽ có defuse kit nhằm giúp giảm thời gian gỡ bom như trong CS:GO hay không.
Một điểm đáng lưu ý khác là trailer không hề cung cấp chính xác cho chúng ta về lượng thời gian cần thiết cho quá trình đặt spike là bao lâu. Tuy nhiên với việc đặt spike tiêu tốn tới 7.5 giây và 45 giây để phát nổ thì có vẻ như quá trình đặt spike sẽ cần đến 5 giây để hoàn tất, tương tự như Search and Destroy của Call of Duty.
Trong khi đó, ở CS:GO thời gian đặt bom là 3 giây, điều này cho phép bên tấn công sẽ có thêm nhiều thời gian để thiết lập các vị trí phòng thủ sau khi đã đặt bom thành công trong Bombsite.
Nhiều người chơi đã có giả thuyết rằng quá trình gỡ spike có thể được cộng dồn – ví dụ, bạn có thể gỡ 3 giây, ngừng lại, rồi tiếp tục để gỡ nốt 3.5 giây cuối. Thế nhưng, đây vẫn chỉ mới là giả thuyết và chưa có tin xác nhận chính thức. Dù vậy, nó có thể tạo ra chiều sâu mới cho gameplay, và mục đích của thanh chia ra bên dưới spike vẫn chưa rõ là gì.
Riot Games có vẻ như đang học hỏi rất nhiều từ những chế độ gỡ bom khác trong các tựa game FPS hiện nay để tạo ra Valorant và nếu như cha đẻ của Liên Minh Huyền Thoại thành công, đây có lẽ sẽ là một cú hit lớn trên thị trường game FPS vốn đang bị bão hòa trong thời gian gần đây.
Theo Game TV
Không chỉ Đặt Bom, VALORANT sẽ dần dần "thêm thắt" nhiều chế độ khác
Liệu rằng trong tương lai chúng ta có thể chơi URF theo kiểu game bắn súng, hay được thưởng thức những trường đoạn pve dài hơi trong VALORANT?
Sau nhiều tháng hé lộ và bật mí gameplay của mình, Riot Games vừa chia sẻ thêm khá nhiều thông tin về các chế độ chơi của VALORANT trong tương lai để giữ sự "mới lạ" trong game.
Hiện tại, trong game chỉ mới có mỗi chế độ Gỡ Bom "Defuse" nổi tiếng giống với CS:GO, tuy nhiên, Riot Games đã tự hứa hẹn rằng sẽ có nhiều chế độ khác được bổ sung trong thời gian tới. Theo Romleski - game thủ chuyên nghiệp được thử nghiệm Valorant ngày đầu, Riot Games đã bắt tay vào thực hiện nhiều chế độ khác nhau để được thử nghiệm từ sớm, trong đó có khá nhiều chế độ được lấy chủ đề theo các tựa game FPS nổi tiếng trước đây.
" Chúng tôi được tự do khám phá tất cả dự án đang thử nghiệm của VALORANT , tuy nhiên ban phát triển vẫn chưa hoàn thành những dự án này và hi vọng rằng sẽ tăng số lượng chế độ mới khi Valorant đã chạy ổn định và chính thức ra mắt".
Vậy thì những chế độ nào nên được VALORANT đưa vào ?
Riot Games sẽ lựa ra 2 tựa game lớn và sử dụng các chế độ này thử nghiệm trên PBE - trong đó 2 tựa game FPS online lớn nhất hiện tại có thể kể là CS:GO và Rainbow Six. Với dự đoán từ cộng đồng mạng, song song với chế độ đặt/gỡ bom thì rất có thể chế độ Deathmatch và Cướp cờ cực kì vui nhộn cũng xuất hiện.
Nếu muốn thì Riot Games có thể lấy chính các chế độ ăn khách của mình là URF (các điệp viên xả kỹ năng thoải mái), tạo ra những màn chơi pve với bối cảnh khác nhau - như các điệp viên phải cùng bắt tay để chống lại một con trùm khó xơi nào đó (kiểu raid boss trong MMORPG), hoặc thậm chí là chế độ zombie và Battle Royale....
Overwatch 2 đã đi tiên phong trong việc tạo ra những chế độ pve có cốt truyện
Rất nhiều ý tưởng để đa dạng hóa các mode chơi cho VALORANT mà Riot Games có thể thử qua trong tương lai. Tuy vậy thời điểm hiện tại chúng ta phải chờ đến khi VALORANT ra mắt trong năm nay rồi mới biết được kế hoạch của họ.
Theo Xem Game
Dịch chuyển tức thời sẽ hoạt động như thế nào trong Valorant? Trong teaser mới nhất của Valorant về nhân vật Viper, bên cạnh khả năng của nhân vật này, ta còn thấy một yếu tố khác được ẩn giấu trong đoạn clip - cổng dịch chuyển tức thời. Dường như Riot đang lên kế hoạch mỗi tuần hé lộ teaser của một nhân vật trong Valorant. Nhân vật gần đây nhất được tung clip...