Sự khác biệt của 2 cuộc hôn nhân tan vỡ và lối thoát hậu ly hôn
Không ai ly hôn để tiếp tục sống trong đau khổ, nhưng tại sao vẫn có những người mãi chẳng thể hạnh phúc hậu ly hôn?
Bước vào hôn nhân hay chấm dứt mối quan hệ vợ chồng với một người, thoạt nghe, đây là 2 thái cực đối nghịch có vẻ chẳng có điểm chung. Nhưng thực ra là có. Dù lựa chọn thế nào đi nữa, người ta đều muốn bản thân mình được hạnh phúc hơn.
Rõ ràng, không ai kết hôn mà lại mong mình sẽ đau khổ, cũng chẳng ai chọn ra tòa mà không hy vọng vào một tương lai ít mệt mỏi, bình yên hơn ở phía trước. Thế nhưng tại sao sau tất cả những lựa chọn ấy, có người hạnh phúc, có người không?
01
Kể từ khi còn chưa ra tòa ly hôn, người quen và bạn bè của Lan đều biết hai vợ chồng cô đang trong cảnh cơm không lành, canh không ngọt. Cứ dăm bữa nửa tháng, Lan lại bâng quơ “thở dài” trên mạng xã hội bằng những dòng trạng thái chất chứa nỗi cô đơn, buồn tủi.
Người ngoài đương nhiên không biết rõ sự tình, còn người trong cuộc là Lan cũng chẳng tìm được cách nào tốt hơn để giải tỏa bao bức bối, chán chường của cuộc hôn nhân này, ngoài việc lên mạng thở than.
Lan đã không đi làm hơn 8 năm nay, kể từ khi sinh con đầu lòng và cô vẫn luôn hài lòng với việc làm mẹ, làm vợ toàn thời gian. Mọi chuyện chỉ bắt đầu chệch hướng khi Lan biết chồng mình đã có người khác.
Cãi nhau, có. Khóc lóc cầu xin, Lan cũng đã làm nhưng chồng cô chỉ hứa suông rồi vẫn chứng nào tật nấy.
Tranh minh họa
Lan bế tắc, tuyệt vọng và tổn thương nhưng vẫn cắn răng chịu đựng suốt gần 3 năm trời vì suy nghĩ “giờ ly hôn tay trắng, sống sao nổi”. Nhưng sự chịu đựng của Lan cũng không cứu vãn được tình cảm đã nguội lạnh giữa hai người.
Sau cuộc cãi nhau gần nhất mà đến chính Lan cũng chẳng nhớ nổi đó là lần to tiếng thứ mấy trong tháng, chồng Lan đề nghị ly hôn cùng câu nói chẳng khác nào một nhát dao găm thẳng vào tim: ” Cô không ký thì tôi ly hôn đơn phương“.
Video đang HOT
Khoảnh khắc đó, Lan biết mình không còn “đường lùi” vì đã không ít lần trong lúc bực tức tuyệt vọng, cô quăng ném đồ đạc khiến chồng thâm tím cả người, thậm chí còn phải đi viện không ít lần. Bằng chứng ngoại tình của anh, cô không có đủ. Hơn ai hết, Lan hiểu mình ở thế yếu trong hoàn cảnh này.
Cuối cùng, cô đành ngậm đắng nuốt cay ký vào tờ đơn anh đã đặt trên bàn. Tòa phán quyết chồng cô sẽ là người nuôi con vì Lan không có thu nhập và tinh thần không ổn định.
Tranh minh họa
Đã hơn 1 năm kể từ khi phải về nhà bố mẹ đẻ sống sau khi ly hôn, Lan vẫn chưa thoát khỏi được những ám ảnh của cuộc hôn nhân này. Dù ở trên mạng hay ngoài đời, Lan vẫn không thôi dằn vặt trách móc người đàn ông đã tuyệt tình từ bỏ mình. Và thay vì vui đùa, trò chuyện cùng con mỗi khi được gặp, Lan chỉ chăm chăm nói xấu bố của chúng.
Khoảng 3 tháng sau khi hai người đường ai nấy đi, cô con gái lớn 8 tuổi đã từ chối gặp Lan. Cô bé nói với bố rằng ” Gặp mẹ xong con chẳng thấy vui, ở nhà còn thoải mái hơn“.
Lan có nhắn tin hay gọi điện, cô bé cũng chẳng trả lời. Người phụ nữ 32 tuổi ngày nào cũng chỉ ở trong phòng, hoạt động hàng ngày không có gì khác ngoài khóc. Khóc mệt quá rồi ngủ thiếp đi. Lan đã sống như vậy suốt hơn 9 tháng qua.
02
3 năm trước, Thảo – chị gái Lan cũng quyết định đường ai nấy đi với chồng vì lý do hệt như cô em gái của mình. Nhưng Thảo may mắn hơn vì có công việc và thu nhập ổn định nên được quyền nuôi con.
Vốn là người có lòng tự trọng cao, Thảo không cho phép bản thân quỵ lụy quá lâu với một người đàn ông đã hết tình cảm với mình, dù đêm nào cô cũng khóc khi con đã ngủ say. Đến một ngày, khi ngồi xem lại album ảnh trong điện thoại, Thảo sững sờ nhận ra mình trông già nua, thiếu sức sống quá khi so sánh ảnh hình ảnh hiện tại với phiên bản mới chỉ cách đây 6 tháng.
Bức ảnh bản thân đang cười rạng ngời mà mắt chẳng có nếp nhăn hay quầng thâm khiến Thảo bừng tỉnh. Cô chợt nhận ra rằng không có lý do gì đáng để mình hủy hoại bản thân, tự làm mình xấu đi như vậy.
Tranh minh họa
Đêm ấy, Thảo vừa khóc, vừa tự nhủ đó sẽ là lần cuối cùng cô rơi nước mắt vì cuộc hôn nhân này. Và Thảo đã làm được. Tinh thần cô bắt đầu ổn hơn nhờ những thay đổi rất nhỏ như 30 phút tập thể dục buổi sáng, tạm biệt thuốc an thần và đồ ăn nhanh.
Mất chừng đâu đó khoảng nửa năm sau khi ly hôn để Thảo thực sự có thể gặp lại chồng cũ mà không thấy cảm giác đau nhói phía ngực trái. Cho đến hiện tại, hai người đã có thể trò chuyện như những người bạn mỗi khi anh đến đón con và đưa con đi chơi.
03
Thảo đã ly hôn được 3 năm và hiện tại, cô vẫn chưa sẵn sàng để bắt đầu một mối quan hệ mới nhưng ít nhất, Thảo dã có thể cảm thấy hài lòng và bình yên với cuộc sống hiện tại. Còn Lan – em gái cô, người mới ly hôn được hơn 1 năm vẫn đang ngày ngày khóc lóc và chưa thôi oán hận chồng cũ.
Thảo đã hết lời khuyên nhủ Lan, với tư cách chị gái và một người phụ nữ ly hôn vì chồng ngoại tình, nhưng mọi lời nói cũng chỉ như nước đổ lá khoai.
Hơn ai hết, Thảo hiểu rằng cô không thể giúp em gái mình khi nó vẫn còn chưa buông bỏ được nỗi oán hận trong lòng.
Người ngoài nhìn vào hai chị em, ai cũng nghĩ Thảo là người phụ nữ mạnh mẽ hơn em gái mình. Cũng dễ hiểu thôi, vì những lúc cô đau khổ, khóc lóc, đâu ai thấy. Chỉ có Thảo là biết thực ra cô chẳng mạnh mẽ hơn ai.
Điều duy nhất khiến cô đứng dậy được nhanh hơn em gái sau đổ vỡ hôn nhân chỉ đơn giản là sự chấp nhận: Chấp nhận mình đã hết duyên, chấp nhận mình đã chọn nhầm một người đàn ông không chung thủy, chấp nhận từ bỏ cảm giác oán hận để cho mình được bình yên và hạnh phúc.
Chồng cũ biết điều đã thành "của hiếm"?
Vụ án cô người mẫu bị nhà chồng cũ "thanh lý" khiến ai cũng rùng mình. Phụ nữ lo lắng khi sống chung chưa đủ, chia tay rồi vẫn không yên.
Đọc những câu chuyện phụ nữ sau khi ly hôn bị chồng cũ tranh giành nuôi con, tranh giành tài sản, thậm chí bạo h.ành và giết c.hết như vụ án của cô người mẫu Hồng Kông gần đây, tôi không khỏi giật mình cám cảnh, thương cho những người vợ, người mẹ xấu số. Vất vả khi còn trong hôn nhân chưa đủ, đến khi đã ly hôn và xây dựng cuộc sống mới, họ cũng chẳng yên thân. Càng thương cho các chị em xấu số, tôi càng biết ơn cuộc đời vì may mắn có một ông chồng cũ "không đến nỗi nào", nếu không muốn nói là quá tốt.
Tôi ly hôn năm 31 tuổi, được quyền nuôi đứa con gái. Chồng cũ tôi cũng bằng tuổi. Khi cưới, chúng tôi ở trong căn nhà bố mẹ tôi cho, nên khi chia tay, anh lặng lẽ dọn đi, không đòi hỏi hay hạch sách gì. Con gái quấn mẹ từ bé, nên con anh cũng không tranh giành. Nhìn chung, đó là một cuộc ly hôn êm thấm về con cái và tài sản.
Sau ly hôn, anh đều đặn chu cấp mỗi tháng 5 triệu đồng nuôi con. Anh thuê nhà gần nhà tôi để tiện tới lui trông nom, đưa đón bé. Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn đi ăn tối, xem phim... cùng con vào những ngày như sinh nhật bé, ngày 8/3... Nhìn chung, nếu ai không quen thân nhìn vào thậm chí còn không biết chúng tôi đã ly hôn, vì chúng tôi cư xử với nhau chừng mực và tôn trọng.
Chồng cũ tôi vẫn tới lui chăm sóc con gái (ảnh minh họa)
Về phía nhà chồng cũ, tôi không quá thân thiết nhưng cũng không xa cách. Bố mẹ chồng thỉnh thoảng vẫn gọi tôi lên nhà chơi. Tôi đi công tác hay du lịch vẫn mua quà biếu ông bà. Chị chồng tôi mở hàng ăn hay spa, tôi đều ghé ủng hộ và giới thiệu cho bạn bè. Mọi người đối xử với nhau rất chân tình, không vì chuyện giữa tôi và chồng cũ mà hiềm khích nhau.
Khi có ai hỏi thăm hậu ly hôn thế nào, tôi hay nói đùa mình có thêm một gia đình và một... ông anh trai nuôi mà tôi luôn có thể gửi con để đi du lịch, công tác, hay tung tăng cùng chúng bạn. Thậm chí, đôi khi... kẹt tiền, tôi cũng có thể hỏi mượn anh. Ngày sinh nhật, chúng tôi vẫn nhắn tin chúc mừng nhau như những người bạn.
Khoảng 4 năm sau ly hôn, anh tái hôn và chuyển về nhà bố mẹ anh sống, cách nhà tôi hơn 20 cây số. Khoảng cách địa lý, cộng với vấn đề tế nhị với vợ mới, anh không còn tới lui nhà tôi như trước, nhưng tiền chu cấp con vẫn gửi đều đặn.
Thay vì ghé nhà thăm con, anh hay ghé trường bé hoặc đón bé về nội chơi. Mỗi mùa hè, bé đều đi du lịch với cả nhà nội và được các cậu, các dì hết sức thương yêu. Phải nói rằng, tôi quá may mắn khi có một người chồng cũ biết điều, biết chuyện và có trách nhiệm với con.
Những người đàn ông tốt hậu ly hôn quá ít, nên chồng cũ của tôi trở thành "hàng hiếm" (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, những gì chồng cũ tôi đã và đang làm, thực chất chỉ là những gì mà một người đàn ông hậu ly hôn nên làm. Không đủ duyên chung sống cùng nhau, họ cũng nên tôn trọng người phụ nữ đã từng đầu ấp tay gối và là mẹ của các con họ.
Mối quan hệ vợ chồng kết thúc, nhưng mối quan hệ cha con vẫn còn, hiển nhiên cha phải có trách nhiệm chu cấp và chăm sóc con đến khi trưởng thành. Tiếc rằng, phần lớn đàn ông sau ly hôn đều phủi tay, thậm chí quấy phá, bạo hành vợ cũ để trả thù; thành ra những trường hợp "biết điều" như chồng cũ tôi trở thành "của hiếm" và bỗng dưng họ được xem là... tốt quá chừng.
Hy vọng rằng mỗi người phụ nữ bước ra từ cuộc hôn nhân đổ vỡ đều may mắn có một ông chồng cũ "biết điều", không tham lam, không sân si, luôn yêu thương con và biết hành xử đúng mực, để những câu chuyện tổn thương hậu ly hôn vì chồng cũ ngày một ít đi.
Vợ cũ tái hôn, tôi gửi 200 triệu đồng mừng cưới trong nước mắt Kể từ khi ly hôn, tôi đã có chút hối hận và muốn lấy lại vợ cũ. Nhưng mẹ tôi luôn mồm nói: "Con ơn, mày đẹp trai, công việc ổn định, cũng đã già đâu, kiếm đâu chả được vợ. Chờ mẹ giới thiệu cho vài mối tốt, quên con vợ mày đi". Mẹ đưa Ipad ra trước mặt tôi, trong đó...