Sự khác biệt có thể dẫn đến phân biệt đối xử và bạo hành
“Em bị cô giáo chủ nhiệm cho là người lệch lạc. Giờ chủ nhiệm nào em cũng bị kêu lên bục giảng và bị cô nói trước toàn lớp về điều này.”
Đó là lời tâm sự nghẹn đắng của V. – một người chuyển giới nam, đang theo học tại một trường THPT tại quận Bình Thạnh tại buổi hội thảo “Nuôi mầm khoan dung – Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung” do Trung tâm ICS – Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam phối hợp với tổ chức UNESCO và Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 28-8.
Buổi hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng, ứng xử với người LGBT trong môi trường học đường, hướng đến một môi trường hòa nhập cho tất cả học sinh.
V. kể bắt đầu nhận thức bản thân có nhiều điều khác lạ khi học cấp 2. Một thời gian dài, V. bị bạn bè cùng lớp bắt nạt do có biểu hiện khác thường. Chịu không nổi áp lực, V. đã phản kháng và có trận xô xát lớn với các bạn.
“Em bị cô giáo chủ nhiệm cho là người lệch lạc. Giờ chủ nhiệm nào, em cũng bị kêu lên bục giảng và bị cô nói trước toàn lớp về điều này. Có lần em đi vệ sinh thì có nguyên xô nước từ trên trời rơi xuống dội vào người, V. nhớ lại thời gian tủi cực của mình.
Bạn V. nghẹn ngào khi kể việc mình bị kỳ thị ở trường học
Khi V. lên cấp 3, tình trạng kỳ thị đối với người LGBT có đỡ hơn, bản thân V. mạnh dạn tham gia vào công tác đoàn và tìm hiểu thêm về cộng đồng LGBT là gì, nhận thức rõ hơn bản thân là ai. Đến nay V. đã có thể kể lại câu chuyện của mình trước đông đảo mọi người.
“Người khác kỳ thị vì họ không biết gì về mình. Đối với họ, mình là thứ xa lạ khiến họ chán ghét và không muốn tiếp cận. Đến buổi hội thảo, mình mong muốn môi trường trường học sẽ ngày càng thân thiện hơn, các bạn LGBT sẽ không lo sợ gặp ánh mắt, hay hành động kỳ thị, bạo lực ở ngay chính nơi mình học” – V. nói.
Đồng cảm với tâm sự của các bạn LGBT, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cũng rưng rưng nước mắt khi nhớ về quãng thời gian đi học của mình cách đây đã gần 50 năm.
TS Hồng kể thời gian đi học bà từng bị các bạn ném đá, bắt nạt chỉ vì được mặc váy trắng, đi dép cộng thêm làn da trắng “khác người” giữa một cộng đồng các học sinh ở nông thôn nước da đen nhẻm và còn phải chân trần đến lớp.
TS Khuất Thu Hồng chia sẻ câu chuyện của bản thân
Và TS Hồng còn kể thêm chính con trai bà cũng không muốn đi học nữa chỉ vì con khác biệt.
Video đang HOT
“Con kể ở lớp con hay làm mấy động tác kỳ quặc như thè lưỡi, thế là các bạn nói con bị thiểu năng. Con đi méc cô giáo thì cô cũng cười bảo “Con cũng giống thiểu năng lắm”. Tôi đã quyết định chuyển con đi đến một trường khác học dù không được như trường trước” – bà nói.
Có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu tâm lý, TS Hồng rút ra kết luận sự khác biệt là một trong những lý do khiến bất kỳ ai cũng có thể bị phân biệt, bạo hành.
Việc tạo ra môi trường thân thiện, an toàn, thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt là biểu hiện của một nền dân chủ. “Tôi mong muốn những tháng ngày đến trường đáng sợ của chính tôi và các bạn LGBT sẽ không bao giờ xảy ra nữa” – TS Hồng bày tỏ.
Thống kê tình trạng Phân biệt đối xử vì là LGBT trong trường - Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8% – Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23% – Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4% – Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3% (Nghiên cứu Thanh thiếu niên LGBT của tổ chức Save the Children và Viện nghiên cứu Y – Xã hội học ISMS tại TP HCM năm 2015)
HOÀNG LAN
Theo PLO
Học sinh đồng tính và nỗi lo bị kỳ thị ở trường
Tại nhiều trường ở Mỹ, học sinh đồng tính, chuyển giới phải đối mặt những lệnh cấm vô lý như cấm dùng nhà vệ sinh, không được tham gia dạ hội hay nhận học bổng.
Vừa qua, việc trường THCS và THPT Việt Anh (quận Phú Nhuận, TP HCM) không cho học sinh đồng tính ở nội trú nhận được nhiều quan tâm của dư luận.
Trên thực tế, học sinh thuộc giới tính thứ ba tại nhiều nước trên thế giới, thậm chí những nước tiên tiến như Anh, Mỹ, vẫn thường xuyên bị đối xử bất công. Chiến dịch đòi công bằng cho cộng đồng LGBT (đồng tính, chuyển giới và song tính) chưa bao giờ dừng lại.
Những quy định vô lý
Không cho sử dụng nhà vệ sinh là một trong những loại cấm đoán phổ biến nhất đối với học sinh thuộc cộng đồng LGBT. Một số trường trung học ở Mỹ như Gloucester (bang Virginia) hay Elko (bang Nevada) cấm học sinh đồng tính sử dụng phòng vệ sinh.
Sự việc bắt đầu nổi lên từ trường hợp Gavin Grimm, học sinh trường Gloucester, bị cấm sử dụng nhà vệ sinh (trường nhận được thư khiếu nại nặc danh).
Những học sinh đồng tính, chuyển giới khác cũng vấp phải sự cấm đoán này. Sau đó, nhà trường cải tạo kho đựng chổi thành nhà vệ sinh cho những học sinh đặc biệt.
Lãnh đạo nhà trường cho rằng, đây là quy định nhằm đảm bảo an toàn, cũng như quyền riêng tư cho học sinh khác.
Một số trường học khác ở bang South Dakota, Texas, Illinois, Mississippi và Virginia cũng áp dụng quy định tương tự.
Cặp đôi đồng tính Raymond Tullier (trái) và Nicholas Newport bị cấm tham gia dạ hội do trường tổ chức. Ảnh: Daily Mail.
Trong khi đó, tháng 7/2016, trường Thống nhất Kenosha ở bang Wisconsin yêu cầu Ash Whitaker và các học sinh chuyển giới đeo vòng tay màu xanh để phân biệt với những "học sinh bình thường khác".
Quy định của trường khiến Ash tổn thương, đặc biệt trước ánh nhìn ái ngại cùng thái độ dè dặt, tò mò của bạn học về giới tính thực sự, cũng như việc cậu từng phẫu thuật chuyển giới.
Cấm học sinh đồng tính tham dự dạ hội do trường tổ chức cũng là biểu hiện của tình trạng kỳ thị giới tính tại các trường ở Mỹ.
Hồi tháng 3, trợ lý hiệu trưởng trường Trung học French Settlement ở bang Louisiana cấm cặp đôi đồng tính Raymond Tullier và Nicholas Newport tham gia dạ hội vì cho rằng nó vi phạm quy định của trường.
Cảm thấy bất công, Raymond phàn nàn với mẹ. Tuy nhiên, lời phàn nàn từ phụ huynh không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến sự việc trở nên tồi tệ. Raymond Tullier bị đình chỉ học ngay sau khi mẹ cậu gửi ý kiến lên trợ lý hiệu trưởng.
Năm 2010, một trường học ở Mississippi thậm chí hủy bỏ buổi dạ hội chỉ để ngăn các cặp đôi đồng tính khiêu vũ với nhau một cách công khai.
Học sinh thuộc cộng đồng LGBT còn bị phân biệt đối xử trong vấn đề đồng phục. Một số trường bắt buộc học sinh mặc đồng phục theo quy định căn cứ nhận dạng giới tính thay vì giới tính thực sự. Thậm chí, học sinh chuyển giới vẫn phải mặc đồng phục theo giới ban đầu.
Kỳ quặc hơn, nam sinh Liam Jameson bị trường Dowling ở Iowa cấm nhận học bổng vì những cống hiến của cậu trong công tác xã hội chỉ vì Liam đồng tính.
Cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ vì bình đẳng giới
Bình đẳng giới là cuộc chiến kéo dài ở Mỹ. Nó cũng phức tạp như cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.
Điều IX của Luật Sửa đổi Giáo dục 1972 của nước này quy định cấm mọi hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính trong trường học.
Căn cứ điều này, hồi tháng 4, nam sinh Gavin Grimm, học sinh trường Gloucester, đã chiến thắng trong vụ kiện với ban lãnh đạo nhà trường. Đây cũng là thắng lợi có ý nghĩa trong chiến dịch đòi quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT, theo Washington Post.
Gavin giành chiến thắng trong vụ kiện trường về vấn đề sử dụng nhà vệ sinh. Ảnh: Newsday.
Sau đó, nhiều trường buộc phải xây dựng thêm nhà vệ sinh phi giới tính để phục vụ học sinh đồng tính, chuyển giới trong trường.
Trước đó, năm 2014, Sở học chính Orono ở bang Maine buộc phải bồi thường cho Nicole Maines 75.000 USD sau khi cấm em sử dụng nhà vệ sinh chung vì lý do giới tính.
Cuộc đấu tranh bình đẳng giới ở Mỹ không chỉ dừng lại ở phụ huynh, học sinh và nhà trường mà còn liên quan vấn đề chính trị. Tình trạng phân biệt đối xử đối với học sinh đồng tính, chuyển giới diễn ra nghiêm trọng đến mức cần sự can thiệp từ luật pháp, chính trị.
Tháng 7/2015, thượng nghị sĩ Al Franken kêu gọi người dân xóa bỏ nạn kỳ thị giới tính trong trường học.
Tháng 5/2016, Tổng thống Barack Obama yêu cầu các trường công lập trên cả nước cho phép học sinh sử dụng nhà vệ sinh theo đúng giới tính thực.
"Chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, cũng như phẩm giá của mỗi học sinh", phát ngôn viên Nhà Trắng lý giải động thái của ông Obama.
Lời kêu gọi của đương kim tổng thống vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các đối thủ chính trị. Nhiều người cho rằng, đây là hành động không cần thiết vì học sinh LGBT chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và không thể hy sinh lợi ích của người khác chỉ để đảm bảo sự công bằng cho thiểu số.
Một số người khác nhận định, việc cho phép học sinh tự do sử dụng nhà vệ sinh theo giới tính thực sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong trường học, gây ra các sự cố đáng tiếc.
Bộ Giáo dục Anh còn hành động quyết liệt hơn nhằm góp phần giảm bớt tình trạng kỳ thị người đồng tính trong trường học.
Đầu tháng 5, Bộ cấm trường Do Thái Hasidic tuyển sinh cho đến khi trường đồng ý tuyển học sinh đồng tính, chuyển giới và đưa ra các chương trình giảng dạy về LGBT.
Tuy nhiên, tình trạng phân biệt đối xử vẫn diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, tháng 3/2016, bang Kansas (Mỹ) ban hành luật cho phép các trường phân biệt đối xử đối với những học sinh thuộc giới tính thứ 3.
Theo Zing
Cô gái bị nghi là khủng bố vì đọc sách về Syria trên máy bay Một phụ nữ Anh đang đọc cuốn sách về nghệ thuật của người Syria trên máy bay thì bị tiếp viên nghi là khủng bố và thông báo với cảnh sát. Cô Faizah Shaheen. Ảnh: Independent Faizah Shaheen, nhà tâm lý học người Anh bị cảnh sát bắt giữ khi cô đang đọc một cuốn sách về nghệ thuật Syria trên chuyến bay...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quang Linh Vlogs gửi lời xin lỗi những người đã mua kẹo Kera

Trộm thẻ ATM, dò đúng mật khẩu rút được hàng chục triệu đồng

Nữ tội phạm bất ngờ khi bị cảnh sát bắt giữ trong khách sạn

Khởi tố điều tra, xử lý nghiêm đối tượng gây tai nạn giao thông bỏ chạy

Quang Linh Vlogs "nhúng chàm": Bán rẻ lương tâm, đổi lấy đồng tiền bẩn!

Trục xuất 3 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Tạm giữ 14 đối tượng mang hung khí tự chế để giải quyết mâu thuẫn

Chồng ra tay sát hại vợ trước ngày ra tòa ly hôn

Kẻ trộm 21 chỉ vàng ở Nghệ An bị bắt khi đang chạy trốn lên Lào Cai

Cuộc sống trước khi vướng vòng lao lý của Hằng Du Mục

Sự sụp đổ của Quang Linh Vlogs sau một câu nói?

Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục sẽ đối mặt với hình phạt như thế nào?
Có thể bạn quan tâm

Bị cấm thi đấu 1 trận nhưng Mbappe, Rudiger vẫn cùng Real Madrid đấu Arsenal
Sao thể thao
21:58:13 05/04/2025
'Biểu tượng sexy' Y Phụng quyến rũ tuổi 46, Phương Oanh trốn con đi hẹn hò
Sao việt
21:55:43 05/04/2025
Tranh cãi về hành động khơi lại cảnh nóng của cố nghệ sĩ Sulli trên màn ảnh
Hậu trường phim
21:52:46 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam
Thế giới
21:08:17 05/04/2025
Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái
Góc tâm tình
20:57:18 05/04/2025
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng
Lạ vui
20:35:53 05/04/2025
Cụ ông U80 không ngại 'lặn lội' 80km đến dỗ dành bạn gái quen trên mạng
Netizen
20:30:29 05/04/2025
Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong
Tin nổi bật
20:26:43 05/04/2025