Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và chuỗi khối hứa hẹn tiềm năng đầu tư
Các dự án kết hợp giữa hai xu hướng dẫn đầu “làn sóng” công nghệ hiện nay – tiền mã hóa (cryptocurrency) và trí tuệ nhân tạo (AI) ( AI-crypto) – đang gia tăng đáng kể, thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
Trí tuệ nhân tạo (AI). Ảnh minh họa: CCO
Theo công ty dữ liệu Kaiko, đầu tháng 2 vừa qua, khối lượng các đồng tiền mã hóa kết hợp AI lớn nhất, gồm SingularityNET, Fetch.AI và Render, được giao dịch trung bình mỗi ngày đạt 1 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục trong 2 năm.
Các sản phẩm chuỗi khối ( blockchain) liên kết với AI được sử dụng trong nhiều dịch vụ bao gồm thanh toán, mô hình giao dịch và thị trường dựa trên chuỗi khối cho ứng dụng AI, trong đó người dùng sẽ chi trả cho các nhà phát triển tiền kỹ thuật số.
Giám đốc điều hành nền tảng tài chính phi tập trung Injective Labs, Eric Chen cho biết đây là ví dụ về những ứng dụng đầu tiên của AI trong chuỗi khối trên quy mô lớn. Tuy nhiên, ông Chen cũng lưu ý rằng không gian tài sản kỹ thuật số vốn đi đôi với những “cơn sốt” thị trường, sự suy đoán và kỳ vọng quá mức, do đó nhà đầu tư cần cẩn trọng.
Đến nay, những khoản đầu tư cho AI-crypto cho thấy tiềm năng lớn về lợi nhuận. Chỉ số tính toán CoinDesk, trong đó gồm các token (tài sản kỹ thuật số) liên kết với AI, đã tăng khoảng 60% trong năm nay. Chỉ số này tăng đáng kể vào tháng 2 trong bối cảnh chatbot ChatGPT do OpenAI phát triển chứng kiến lượng người dùng tăng vọt.
Video đang HOT
Nhà phân tích Dessislava Aubert của Kaiko cho biết tuy khối lượng token được giao dịch giảm vào tháng 3, song giá trị của những token này vẫn ở trên mức trung bình dài hạn của lĩnh vực tiền điện tử, trong đó lợi nhuận của nhiều token thậm chí còn cao hơn cả Bitcoin, lãi từ 150%-180%. Đầu tư trong lĩnh vực này cũng tăng thêm 10 triệu USD trong tháng qua. Trường hợp đối với CryptoGPT là một ví dụ, trong đó người dùng có thể bán dữ liệu của họ cho các công ty AI.
Bất chấp các khoản lợi nhuận tiềm năng, lĩnh vực AI-crypto vẫn được xem là một thị trường “ngách”. Tổng vốn hóa thị trường của các đồng AI-crypto theo CoinGecko là 2,7 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với thị trường crypto trị giá 1.200 tỷ USD. Nhiều chuyên gia cảnh báo một số dự án AI-crypto có thể chỉ đang phát triển dựa theo trào lưu, thay vì dựa trên một chiến lược phát triển bền vững, đồng nghĩa lượng người thật sự hưởng lợi từ các khoản đầu tư này sẽ không nhiều.
Nhà phân tích nghiên cứu của Bitwise Ryan Rasmussen nhận định sự kết hợp giữa AI và blockchain có khả năng tìm được chỗ đứng trên thị trường, song cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả của các dự án kết hợp. Các nhà đầu tư hy vọng có thể tìm thấy những dự án AI-crypto thực sự giá trị, giúp thu hút thêm đầu tư cho các sản phẩm chuỗi khối và đảm bảo thu về lợi nhuận.
Nhà quản lý danh mục đầu tư tại Vanetsk Pranav Kanade xếp AI-crypto thành 2 loại, loại mang lại lợi ích trong ngắn hạn và loại đầu tư cho dài hạn. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường dựa trên blockchain là cơ hội đối với các nhà phát triển hệ thống muốn mở rộng thị phần, cũng như tạo điều kiện cho người dùng tiếp xúc với các công nghệ AI mới.
SingularityNET là một trong số các thị trường như vậy, khi mức vốn hóa thị trường của token tăng vọt từ 52 triệu USD lên 414 triệu USD trong năm nay. Một ứng dụng tiềm năng khác cho thị trường AI-crypto là sử dụng blockchain để phân biệt giữa nội dung do AI sáng tạo và do con người phát triển. Các nhà đầu tư hy vọng một vài sự đầu tư thành công vượt trội có thể bù đắp cho những rủi ro mà họ đã chấp nhận khi lựa chọn đầu tư cho lĩnh vực mới mẻ này.
Nhật Bản: Chính quyền Yokosuka sử dụng ChatGPT để giảm tải cho công chức
Một thành phố tại Nhật Bản đã tiên phong sử dụng ChatGPT trong các văn phòng chính quyền địa phương.
Một công chức tại Yokosuka sử dụng ChatGPT tại tòa thị chính. Ảnh: Kyodo
Tờ Japan Times đưa tin khoảng 4.000 nhân viên tại văn phòng chính quyền thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng ChatGPT trong một tháng nhằm nỗ lực cải thiện hoạt động của cơ quan công quyền địa phương.
ChatGPT là công cụ trò chuyện (chatbot) trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty Mỹ có tên OpenAI phát triển và ra mắt vào cuối năm 2022. Người dùng có thể tận dụng chatbot này để sáng tạo thơ, bài báo, truyện ngắn hay các các dạng văn bản khác.
Đại diện quan hệ công chúng của Cơ quan quản lý điện tử của Yokosuka - ông Takayuki Samukawa nhận định: "Dân số ngày càng giảm, số lượng nhân viên có hạn và còn nhiều thách thức về quản lý. Do đó, chúng tôi hướng đến sử dụng công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như ChatGPT để có thể giải phóng nguồn nhân lực tập trung vào những công việc chỉ có thể thực hiện theo hình thức giữa người với người".
Ông Samukawa cho biết một nhóm đã được tập hợp để nghiên cứu phương thức ChatGPT có thể mang lại lợi ích cho thành phố. Trong thời gian thử nghiệm, thành phố Yokosuka hy vọng sẽ sử dụng công cụ này để hỗ trợ các nhiệm vụ như tóm tắt, tạo các ý tưởng, soạn thảo văn bản hành chính cơ bản và kiểm tra lỗi chính tả.
Tuy nhiên, cũng có lo ngại về vấn đề an ninh liên quan đến sử dụng chatbot. Về điều này, ông Samukawa đảm bảo rằng Yokosuka dự định sử dụng ChatGPT tuân thủ theo chính sách an ninh điển hình của OpenAI.
Động thái này diễn ra sau khi CEO của OpenAI Sam Altman đến thăm Nhật Bản. Ông Altman còn gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tháng này. Ông Altman tuyên bố OpenAI sẽ hướng đến mở một văn phòng tại Nhật Bản trong tương lai gần.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết sau khi xử lý các lo ngại về an ninh, chính phủ sẽ tìm cách "sử dụng AI để giảm khối lượng công việc của các công chức quốc gia". Trước đó vài ngày, Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản Taro Kono cũng đề cập đến tiềm năng sử dụng AI cho các công việc hành chính của chính phủ.
Biểu tượng OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Samukawa nhấn mạnh thành phố không có ý định làm gương cho các chính quyền địa phương khác trên khắp Nhật Bản về việc sử dụng ChatGPT. Ông nói: "Nó tùy thuộc vào từng thành phố để cân nhắc cách họ có thể sử dụng những công cụ này như thế nào".
Dân số già hóa của Nhật Bản đã giảm trong nhiều năm. Lãnh đạo nước này gần đây cảnh báo rằng Nhật Bản "đang trên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội". Thành phố Yokosuka cũng không phải ngoại lệ. Theo trang web của chính phủ, dân số 376.171 người của Yokosuka dự kiến sẽ tiếp tục giảm.
Tính đến ngày 1/10/2022, dân số Nhật Bản là 124.947.000 người, giảm 556.000 người so với một năm trước đó và năm 2022 là năm thứ 12 liên tiếp dân số nước này giảm. Báo cáo công bố ngày 12/4 của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cũng cho thấy số công dân Nhật Bản giảm 750.000 xuống 122.031.000 người - mức giảm lớn nhất kể từ khi số liệu này được thống kê vào năm 1950.
Thông cáo báo chí của Yokosuka cho biết các lãnh đạo thành phố đặt nhiều kỳ vọng vào việc triển khai ChatGPT.
Ở cuối thông cáo này, có một đoạn mang nội dung: "Bản phát hành này do ChatGPT soạn thảo và được các nhân viên của chúng tôi hiệu đính".
Dược phẩm do AI phát triển bắt đầu 'nóng', châu Âu đau đầu nghĩ cách quản lý Làm thế nào để điều chỉnh một loại thuốc được phát triển bởi trí tuệ nhân tạo (AI)? Đó là câu hỏi mà các cơ quan quản lý của châu Âu đang phải đau đầu khi các loại thuốc AI bắt đầu tăng tốc xuất hiện trên thị trường. Nhiều công ty dược đang đầu tư cho phát triển thuốc bằng công nghệ...