Sự im lặng kỳ lạ trong cuộc đối đầu tại Crưm
Giữa lúc tình hình ở Ukraina còn nhiều hỗn loạn, một sự đối đầu kỳ lạ diễn ra ngay tại một căn cứ quân sự của đất nước này trên bán đảo Crưm.
Một nhóm hàng trăm người đàn ông mặc bộ đồng phục màu xanh thẫm, nhưng không có phù hiệu, vây quanh căn cứ Perevalnoye của Ukraina gần thủ phủ Simferopol của Crưm vào ngày hôm qua. Những người này nói tiếng Nga và đi xe quân sự mang biển số Nga.
Lực lượng vũ trang không đeo phù hiệu, được cho là binh sĩ Nga, đã phong tỏa căn cứ quân sự Ukraina tại Crưm, không cho họ ra hoặc vào căn cứ. Mọi động thái diễn ra trong hòa bình.Ảnh: AP
Nhưng trái ngược với cảnh tượng căng thẳng mà mọi người hình dung khi hai lực lượng đối đầu sẽ chĩa súng vào nhau, những người đàn ông này đều đi lại rất bình tĩnh gần khu vực có 15 binh sĩ Ukraina đứng gác tại căn cứ quân sự.
Những người đàn ông trong bộ quân phục xanh thẫm không trả lời khi được hỏi danh tính. Các binh sĩ Ukraina cũng hành động tương tự.
Họ vẫn giữ thái độ như vậy trong khi đám đông dân thường nói về tình hình rối ren đang xảy ra tại Ukraina vài tháng gần đây.
Video đang HOT
Binh sĩ Ukraina và binh sĩ được cho là của Nga đứng gần nhau, nhưng không chĩa súng vào nhau.
Các tướng lĩnh Nga đã đưa binh sĩ tới ba căn cứ trong khu vực Crưm và yêu cầu các lực lượng Ukraina đầu hàng và giao nộp vũ khí. Người phát ngôn của Trung tâm thông tin Crưm thuộc Bộ Quốc phòng Ukraina cho biết quân đội Nga đã phong tỏa các lối vào căn cứ quân sự Ukraina tại Crưm.
Nhưng ông này nói thêm, &’giữa các lực lượng Nga và Ukraina không hề có đối đầu tại Crưm’. Đồng thời, quân đội Ukraina vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ Ukraina.
Cũng tại căn cứ quân sự Ukraina, những người biểu tình thân Nga hô vang khẩu hiệu ngoài phố. Còn những người biểu tình ủng hộ chính quyền Ukraina cũng đi tuần hành song song. Một nhóm phụ nữ hát vang thể hiện sự ủng hộ Ukraina. Những người muốn Nga can thiệp vào Ukraina lại mang theo cờ Nga. Họ hô vang “Crưm là một phần của Nga”. Đôi bên có sự va chạm nhưng vẫn duy trì hòa bình.
Nhóm vũ trang đi tuần tra, phía trước là một người dân thường ở Crưm mang theo cờ Nga.
Các quan điểm về phương án tốt nhất cho khu tự trị Crưm vẫn đang rất mâu thuẫn.
Tại Kiev, hàng ngàn người tuần hành tại Quảng trường Độc lập. Họ trưng các biểu ngữ: “Crưm, chúng tôi luôn bên bạn” và “Putin, hãy buông tha cho Ukraina”.
Nhưng tại căn cứ quân sự khác của Ukraina gần Simferopol – thủ phủ Crưm, một người đàn ông 66 tuổi tên là Nikolai Petukhov đã mang theo lá cờ Nga, đi tới lối vào căn cứ. Ông nói rằng ông muốn Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể giúp tạo điều kiện bầu cử dân chủ ở Ukraina.
Khi được hỏi liệu ông có cho rằng Crưm nên trở về Nga hay không, ông Petukhov nói rằng: “Nếu như anh nghĩ một cách logic thì Crưm nên là một phần của nước Nga”.
Một người phụ nữ Ukraina là Kseniya lại nghi ngại rằng khó có thể duy trì hòa bình được lâu. Nhìn những người mặc quân phục lạ mặt, Kseniya nói rằng họ &’nói rằng họ ở đây để bảo vệ chúng tôi, nhưng họ sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi ai cơ chứ?’.
Vẫy cờ Nga trên tay, ông Petukhov lại kiên quyết khẳng định rằng Crưm là của Nga, và phải trở về với nước Nga với sự giúp đỡ của Tổng thống Putin.
Lê Thu (theo CNN)
Theo_VietNamNet
Đụng độ giữa những người thân và chống Nga
Tại khu tự trị Crưm (Crimea), Ukraina, hôm qua đã diễn ra đụng độ giữa hàng ngàn người ủng hộ và chống Nga ngay trước cửa tòa nhà quốc hội tại Simferopol.
Hơn 10.000 người Tartar theo đạo Hồi đã tuần hành ủng hộ chính quyền lâm thời. Nhóm này đụng độ với một nhóm người thân Nga tuần hành ở gần đó.
Những người biểu tình đã ném nhau bằng các chai lọ, đá và giày dép. Những lá cờ được giương lên trong gió.
Crưm là khu tự trị tại Ukraina nhưng đa phần người dân tại đây có mối quan hệ mật thiết và nói tiếng Nga.
Cuộc bạo loạn kéo dài hơn ba tháng với ưu thế đang thuộc về phe đối lập thân phương Tây.
Điều này dấy lên nghi ngại rằng thời gian tới, xung đột trong nội bộ Ukraina sẽ diễn ra tại những khu vực có đông người nói tiếng Nga sinh sống giữa những người thân và chống Nga.
Lê Thu (theo Truyền hình Nga)
Theo_VietNamNet
Bạo lực, biểu tình phá hỏng bỏ phiếu sớm ở Thái Một lãnh đạo biểu tình bị bắn chết, các điểm bỏ phiếu ở Bangkok bị phe chống chính phủ bao vây khiến cuộc bỏ phiếu sớm của tổng tuyển cử diễn ra vào 2/2 tới bị phá hỏng. Người biểu tình kéo tới hàng loạt điểm bỏ phiếu ở thủ đô và các tỉnh phía nam, ngăn không cho quan chức bầu cử...