Sự im lặng của Nhà Trắng về chuyến tuần tra Trường Sa
Khi cho tàu chiến tuần tra gần đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, Nhà Trắng yêu cầu các quan chức không đưa ra tuyên bố về vụ việc.
Tàu khu trục USS Lassen của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Trong nhiều tháng qua, các nghị sĩ và nhiều chuyên gia về an ninh quốc gia Mỹ đã hối thúc Tổng thống Barack Obama có những hành động quyết liệt chống lại hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Thế nhưng khi ông Obama bật đèn xanh cho chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực này, Nhà Trắng đã giữ một thái độ im lặng khác thường, NYTimes cho hay.
Với việc ra lệnh cho tàu khu trục tên lửa USS Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa, chính quyền của ông Obama đã thực hiện điều họ gọi là quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế.
Theo bình luận viên Helene Cooper, động thái của Mỹ nhằm trấn an các nước đồng minh và đối tác trong khu vực rằng Mỹ sẽ đứng lên chống lại âm mưu đơn phương thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng những đảo nhân tạo không có giá trị pháp lý về chủ quyền.
Tuy nhiên, sau khi cho phép hải quân thực hiện chiến dịch tuần tra, Nhà Trắng lại tìm cách giảm nhẹ tính chất vụ việc, vì lo ngại việc làm rùm beng thông tin có thể gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Cooper.
Nhà Trắng đã lệnh cho các quan chức Bộ Quốc phòng không công khai bàn luận bất cứ điều gì về chiến dịch tuần tra. Lầu Năm Góc không được đưa ra bất cứ thông báo hay thông cáo báo chí nào cho giới truyền thông về việc tàu USS Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo. Các quan chức Nhà Trắng cho hay, khi bị báo chí hỏi, họ được chỉ thị không phát ngôn khi có máy ghi âm về động thái trên.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã bị “xoay như chong chóng” trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ diễn ra chỉ vài giờ sau khi tàu USS Lassen rời khỏi khu vực 12 hải lý quanh bãi đá ngầm Subi.
Video đang HOT
“Điều đó có thật không? Có đúng là chúng ta đã làm vậy không?”Thượng nghị sĩ Dan Sullivan chất vấn ông Carter.
Trước câu hỏi này, ông Carter tỏ vẻ lưỡng lự. “Chúng ta đã nói và đang hành động trên cơ sở rằng chúng ta sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép…” Ông Sullivan đột ngột ngắt lời bằng câu hỏi: “Có phải chúng ta đã điều tàu khu trục vào khu vực 12 hải lý hay không?”
Một lần nữa, ông Carter cố tình né tránh câu khỏi, trong khi thượng nghị sĩ Sullivan quyết chất vấn đến cùng. Cuộc tranh luận căng thẳng đã khiến thượng nghị sĩ John McCain nổi giận và hỏi thẳng: “Tại sao ông không xác nhận, cũng không phủ nhận rằng điều đó đã diễn ra?”
Cuối cùng, Bộ trưởng Quốc phòng Carter phải nhượng bộ và nói: “Tôi không thích nói về các chiến dịch quân sự của chúng tôi. Nhưng những gì các ông đọc được trên báo là chính xác”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Independent
Hành động thay lời nói
Theo các chuyên gia phân tích, cuộc chất vấn gay gắt trên và thái độ né tránh của ông Carter là một điều lạ lùng, bởi chỉ vài giờ trước đó, các quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc đã âm thầm tuồn thông tin cho báo giới về cuộc tuần tra.
“Chiến dịch tuần tra này có vẻ như đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và được thực thi để giảm thiểu hết mức rủi ro có thể”, ông Derek Chollet, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng về an ninh quốc tế, nói. Ông cho rằng chính quyền Mỹ đang muốn “để hành động nói lên tất cả” thay vì những tuyên bố hùng hồn.
Trong thực tế, ông Carter chỉ đơn giản là đang tuân theo mệnh lệnh của Nhà Trắng, các quan chức chính phủ cho hay. “Chúng tôi không muốn làm quá sự việc lên so với thực chất của nó”, một quan chức giấu tên nói.
Trong khi đó, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ đối với cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ. Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc rằng Mỹ đang “cố tình khiêu khích” khi đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc.
“Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt đối với hành vi khiêu khích này”, ông Lục tuyên bố trong một cuộc họp báo. Trung Quốc cũng đã triệu tập Đại sứ Mỹ Max Baucus và yêu cầu Mỹ ngừng “đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh” của Trung Quốc, theo CCTV.
Dù có những lời lẽ quyết liệt như vậy, nhưng trên thực địa, hai tàu chiến của Trung Quốc là tàu khu trục tên lửa Lan Châu và tàu tuần tra Đài Châu chỉ lặng lẽ bám theo tàu chiến Mỹ và phát tín hiệu cảnh báo mà không có hành động nào khác. Các quan chức Mỹ cho biết tàu USS Lassen đã đi qua khu vực 12 hải lý gần đá Subi mà “không có bất cứ sự cố nào xảy ra”.
Lầu Năm Góc cho biết tàu Lassen đã ở trong khu vực 12 hải lý quanh đá Subi trong gần một giờ đồng hồ, và thiết bị trinh sát của Mỹ đã được sử dụng để chụp ảnh đảo nhân tạo Trung Quốc.
Trí Dũng
Theo VNE
Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu áp sát đảo nhân tạo ở Trường Sa
Một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết hải quân nước này sẽ tiếp tục cử thêm các tàu chiến tới đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Tàu khu trục lớp Arleigh-burke USS Lassen (DDG 82) tiến hành tiếp tế với tàu USNS Richard E. Byrd (USNS T-AKE-4) ở biển Hoa Đông hồi năm 2014. Ảnh:USNavy
"Chúng tôi sẽ làm lại lần nữa", AFP dẫn lời quan chức giấu tên nói. "Chúng tôi sẽ di chuyển trên vùng biển quốc tế với thời gian và địa điểm do chúng tôi lựa chọn".
Phát biểu tại phiên điều trần Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter gợi ý sẽ có thêm hành động trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. "Chúng tôi đang hành động dựa trên cơ sở chúng tôi sẽ di chuyển trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật quốc tế cho phép, bất cứ khi nào cần thực hiện chiến dịch", ông Carter nói.
Tàu Lassen hôm qua di chuyển trong phạm vi 12 hải lý của ít nhất một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố hai tàu nước này đã theo dõi tàu Lassen. Một quan chức Mỹ khác cho biết các tàu Mỹ và Trung Quốc đã có liên lạc "thông thường".
Đây là chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đáp đá trái phép ở Trường Sa cuối năm 2013.
Theo Điều 121, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và tiến hành bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tàu Mỹ tuần tra quanh Đá Xu Bi, Vành Khăn nhìn từ góc độ pháp lý Dưới góc độ pháp lý quốc tế, việc tàu khu trục USS Lassen của Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn không bị coi là vào lãnh hải, theo phân tích trên chuyên san The Diplomat. Dưới góc độ pháp lý, việc tàu khu trục USS Lassen của Mỹ đi vào khu vực 12...