Sự hợp tác của Apple và Google có ý nghĩa thế nào trong đại dịch Covid-19?

Theo dõi VGT trên

Trước đây ý tưởng tạo ra ứng dụng để người dùng tải xuống và theo dõi các cuộc gặp gỡ của họ với người khác là rất đáng lo ngại về quyền riêng tư. Nhưng khi dịch bệnh Covid-19 ập đến, suy nghĩ này đã thay đổi.

Sự hợp tác của Apple và Google có ý nghĩa thế nào trong đại dịch Covid-19? - Hình 1

Ứng dụng truy vết qua điện thoại có thể giúp phát hiện lịch sử tiếp xúc với người bệnh hiệu quả hơn

Đề xuất ở đây là sử dụng điện thoại thông minh của chúng ta để theo dõi các mối liên hệ thông qua công nghệ. Trong một bài báo quan trọng của các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) đăng tải trên tạp chí khoa học Science, họ khuyến nghị sử dụng hình thức giám sát này để có hiệu quả cao nhất. Ngay cả cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu châu Âu cũng đã ủng hộ việc đưa ra một ứng dụng giám sát tương tự trên toàn châu Âu.

Thực tế, sau khi Singapore và Hàn Quốc đưa vào sử dụng các ứng dụng lần theo dấu vết các mối liên hệ hằng ngày để kiểm soát lây lan của Covid-19, đến lượt chính phủ Pháp và Anh (thông qua dịch vụ y tế quốc gia) cũng đang phát triển các ứng dụng truy vết của riêng họ. Và người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết phương pháp này “đang được đánh giá tích cực” sau khi thử nghiệm ở một số khu vực bờ biển Mỹ.

Mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn cả là sự hợp tác chưa từng có trên một nền tảng có thể tương tác giữa Apple và Google, họ đã kết hợp cùng nhau trong hai tuần và chính thức công bố sự hợp tác đó vào hôm 10.4, tạo tiền đề cho một hệ thống theo dõi sự liên hệ giữa người với người trên toàn cầu rất mạnh mẽ và đầy tiềm năng.

Ý tưởng theo dõi (truy vết) mối liên hệ này tương đối đơn giản. Khi ai đó bị nhiễm bệnh, nhân viên y tế công cộng cần biết người đó đã liên hệ gần đây với ai để có thể xác định vị trí, xét nghiệm và có thể cách ly cộng đồng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Cách thức truy vết truyền thống và hiện đại

Trong nhiều năm trước, kỹ thuật này đòi hỏi sự vất vả khi phải phỏng vấn bệnh nhân về lộ trình di chuyển của họ, kiểm tra chéo với các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn… để xác định những người tiếp xúc với bệnh nhân. Đây cũng là cách mà người ta dùng để theo dõi đường lây lan của HIV, Ebola và sởi. Tuy nhiên, thách thức của phương pháp này là sự thành thật của người bệnh khi khai báo và mất nhiều thời gian cũng như nguồn lực.

Tại Vũ Hán (Trung Quốc), có tới 9.000 nhà dịch tễ học đã phải thực hiện nhiệm vụ truy vết này và làm việc theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 người để dò theo lịch sử liên hệ của người bệnh với cộng đồng. Một nguồn lực rất lớn để kiểm soát dịch bệnh trong khi tính khả thi và hiệu quả sẽ giảm xuống nếu số người mắc bệnh tăng.

Đây là lúc kỹ thuật số cần xuất hiện để hỗ trợ, nếu sử dụng các ứng dụng theo dõi qua smartphone thì những dấu vết và mối liên hệ đó có thể được tìm thấy gần như ngay lập tức. Bất cứ ai đã tiếp xúc với bệnh nhân – dùng chung thang máy hoặc văn phòng, xe buýt hoặc xe lửa – đều nhận được tin nhắn hướng dẫn họ cách kiểm tra y tế khẩn cấp. Trong một cuộc khảo sát ở Anh, có khoảng ba trong số bốn người được hỏi cho biết họ chắn chắn hoặc có thể cài đặt loại ứng dụng này nếu cần.

Ngay bây giờ, hầu hết người Mỹ và nhiều công dân tại các nước khác đều đang phải chịu sự cách ly xã hội bằng cách chuyển sang sinh hoạt tại nhà để giảm thiểu tiếp xúc xã hội, để giữ an toàn cho mọi người vì không ai biết ai đã bị nhiễm và ai không bị, biện pháp cách ly xã hội này đưa ra với ý tưởng bất cứ ai cũng có thể nhiễm Covid-19. Nhưng nếu cài đặt ứng dụng truy vết và có kiểm tra y tế tốt ngay từ đầu, có lẽ các chính quyền sẽ không còn phải đưa ra giải pháp “cực chẳng đã” này, bởi cách ly xã hội kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế và sự căng thẳng chung của con người.

Video đang HOT

Sự hợp tác của Apple và Google có ý nghĩa thế nào trong đại dịch Covid-19? - Hình 2

Ứng dụng truy vết qua điện thoại PEPP-PT của châu Âu

Nhưng để theo dõi hiệu quả, thứ gắn kết giữa mọi người với nhau phải mang tính hiện diện liên tục và hiện nay đó là điện thoại thông minh. Hiện ở Mỹ, có khoảng 80% người dân sở hữu điện thoại thông minh, tỷ lệ này thay đổi theo từng quốc gia nhưng nó vẫn là thiết bị được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Vấn đề là làm sao để mọi người có thể chia sẻ lộ trình và dấu vết “điện tử” của họ qua điện thoại?

Lúc này, Apple và Google đã lên tiếng nói. Không giống như các công ty khởi nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các sáng kiến từ các trường đại học, các công ty này đã có một lượng lớn người dùng quan trọng và rộng rãi hơn bất cứ phần mềm nào. Chỉ cần một bản cập nhật phần mềm, khoảng 3 tỉ điện thoại trên toàn cầu có thể bổ sung tính năng theo dõi truy vết.

Nhưng nó kéo theo nhiều mối quan ngại về sự giám sát vị trí này, bởi niềm tin vào ngành công nghệ đã sụt giảm nghiêm trọng từ trước khi Covid-19 xuất hiện. Trong trường hợp xấu, các chuyên gia về quyền riêng tư lo ngại việc theo dõi có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc và trở thành một tiền lệ xấu về cấu trúc xã hội.

Nhưng thực tế thì dù cho phép hay không nhưng Bộ An ninh nội địa Mỹ thông báo rằng họ đã mua dữ liệu vị trí điện thoại di động từ các công ty tư nhân để cho Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) giám sát và phát hiện những người nhập cư bất hợp pháp. Trong khi ở Israel, để đối phó với đại dịch Corona chủng mới, chính phủ nước này đã khai thác dữ liêu vị trí điện thoại di động từ cơ quan tình báo trong nước để truy vết các tiếp xúc xã hội. Tại Hàn Quốc, chính phủ cũng phát đi các cảnh báo qua điện thoại về những người bị nhiễm ở gần đó, bao gồm họ tên, tuổi tác và địa điểm của người bệnh. Trong khi ở một số khu vực tại Trung Quốc, một thuật toán được tích hợp trong các ứng dụng ví điện tử để xác định rủi ro sức khỏe của người dùng, từ đó xác định xem liệu họ có quyền tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng hay không.

Các sáng kiến dữ liệu dựa trên vị trí mà chúng ta đã thấy ở Mỹ hiện vẫn dựa vào dữ liệu vị trí tổng hợp theo hình thức ẩn danh, một loại tương tự được dùng hằng ngày trên Google Maps để xác định mật độ giao thông, nhưng dữ liệu này không cung cấp các địa điểm và lộ trình cụ thể của từng cá nhân do lo ngại về quyền riêng tư. Nhưng trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát khó kiểm soát, có thể các quyền tự do dân sự phải nhường bước cho các ứng dụng truy vết để ưu tiên kiểm soát sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, bất kỳ sự xâm phạm nào vào quyền tự do dân sự đều phải có sự hiệu quả tương xứng.

Việc sử dụng dữ liệu vị trí GPS được coi là quá lộ liễu, giải pháp an toàn mà một số dự án hiện nay đang sử dụng là dùng tín hiệu Bluetooth. Hệ thống sẽ sử dụng các điện thoại để phát các tín hiệu ẩn danh qua Bluetooth. Các điện thoại khác trong vùng lân cận nhận và lưu trữ các tín hiệu được gắn cờ, chúng thường xuyên thay đổi và phát ra tín hiệu riêng. Quá trình này tạo ra một bản ghi của hai điện thoại khi tiếp xúc gần nhau, nhưng chỉ được biết đến dưới dạng 2 điện thoại mà thôi.

Nếu một người nào đó xét nghiệm có kết quả dương tính với Covid-19, các quan chức y tế có thể yêu cầu người bệnh gửi hồ sơ của họ đến một máy chủ phát sóng tới các điện thoại khác và cảnh báo cho bất cứ điện thoại nào có hồ sơ trùng khớp với người bệnh, tức là có lịch sử tiếp xúc gần với người bệnh thông qua lịch sử khoảng cách giữa hai điện thoại, để khuyến khích họ đi xét nghiệm y tế.

Hệ thống truy vết chung của Apple và Google

Sự hợp tác của Apple và Google có ý nghĩa thế nào trong đại dịch Covid-19? - Hình 3

Các điện thoạt sẽ phát cờ hiệu Bluetooth để nhận biết khi ở gần nhau là chìa khóa để giám sát tiếp xúc xã hội theo hệ thống mới của Apple và Google

Các hợp tác của Apple và Google cũng dựa trên hình thức hoạt động của truy vết theo thẻ Bluetooth. Đầu tiên, họ cùng tạo ra một API chung để có thể tương tác với cả điện thoại chạy Android và iOS phục vụ mục đích theo dõi truy vết dựa trên Bluetooth cho các ứng dụng y tế cộng đồng. Dự kiến, API này sẽ sẵn sàng vào giữa tháng 5 tới, sau đó họ sẽ cập nhật chức năng theo dõi liên lạc riêng của họ vào các hệ điều hành tương ứng. Trong thời gian đó, sẽ cần các ứng dụng y tế cộng đồng đầy đủ chức năng để tận dụng chúng.

Nhược điểm của phương pháp truy vết qua Bluetooth là nó không theo dõi được việc lây truyền virus qua các bề mặt vật lý (các bề mặt tiếp xúc), đó cũng là lý do chúng ta nên khử trùng khi nhận các đơn hàng hằng ngày. Nhưng về góc độ riêng tư, nó lý tưởng để không tạo ra bản ghi chi tiết về nơi bạn đã ở hoặc thời gian ở, điều duy nhất nó thể hiện là liệu bạn có gặp phải ai đó dương tính với Covid-19 trong 14 ngày đã qua hay không và nó cũng không tiết lộ đó là ai.

Nó sẽ chỉ được chọn và tối thiểu hóa dữ liệu đi đến một máy chủ trung tâm. Apple và Google nói rằng họ không lưu trữ các dữ liệu về các cuộc gặp của người dùng và đã công bố các thông số kỹ thuật ban đầu để mọi người xem xét trên mạng. Việc hai gã khổng lồ điện thoại thông minh lớn đã xây dựng kiến trúc này có nghĩa là mọi đơn vị y tế và các cơ quan, chính phủ đều được khuyến khích giám sát dữ liệu y tế dựa trên kết quả hợp tác đó.

Vấn đề gây khó chịu chung cho các nhà phát triển là phiên bản hệ điều hành không đồng nhất, đặc biệt là Android. Hiện Android 10 mới chỉ phổ cập khoảng 31% thiết bị, trong khi nhiều thiết bị đang chạy Android 9 hoặc cũ hơn. Google nói rằng hệ thống theo dõi hợp tác này sẽ được phát hành thông qua Google Play và sẽ hỗ trợ từ Android 6.0 trở lên. Còn người dùng iOS may mắn hơn khi Apple kiểm soát gần như hoàn toàn đối với thiết bị của họ, chỉ cần hỗ trợ iOS 13 trở lên là đã cán mốc 80% thiết bị iOS trên toàn thế giới. Điều ám ảnh duy nhất còn lại là những người ít cập nhật thiết bị nhất (Android và cả iOS) thường là những người lớn tuổi, đây cũng là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh Covid-19.

Thông báo của Apple và Google có vẻ sẽ giúp giải quyết hai thách thức quan trọng: cung cấp khả năng theo dõi liên lạc cho nhiều người nhất có thể và thể chế hóa các thực tiễn bảo mật mạnh mẽ. Nhưng vẫn chưa rõ liệu mọi người sẽ chọn tham gia theo phương thức truy vết này hay không – cả hệ thống và ứng dụng y tế công cộng dựa trên API chung của họ.

Thách thức chính ở đây không hẳn là công nghệ – Apple và Google có thể có dữ liệu vị trí chi tiết hơn về các dấu vết tiếp xúc của người dùng. Nhưng thách thức là khiến cho công nghệ tuân thủ và tôn trọng quyền riêng tư, sau đó là chứng minh nó đủ để thuyết phục cho mọi người có thể an tâm sử dụng. Tất cả chúng ta đều có động cơ về sức khỏe để tuân thủ một biện pháp y tế cộng đồng đầy tham vọng này, nhưng để mua sự tin tưởng vào một hình thái giám sát mới đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhất là khi niềm tin vào ngành công nghệ đã bị xói mòn nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Cách tiếp cận này không thể thành công trừ khi nó đạt được sự chấp nhận rộng rãi, chứ không chỉ đơn độc mỗi nỗ lực chung của Apple và Google hay bất cứ cơ quan y tế nào khác.

Thành Luân

Apple hợp tác Google chống dịch Covid-19 bằng hệ thống theo dõi tiếp xúc

Bỏ qua chuyện là đối thủ của nhau, Google và Apple đang bắt tay nhau để tạo nên hệ thống theo dõi tiếp xúc nhằm chống Covid-19. Tuy nhiên, điều đó đã làm bùng lên lo ngại về bảo mật riêng tư cho người sử dụng.

Apple hợp tác Google chống dịch Covid-19 bằng hệ thống theo dõi tiếp xúc - Hình 1

Sơ đồ giải thích cách hoạt động của hệ thống

Giải pháp mà 2 công ty đưa ra là theo dõi điện thoại của người sử dụng thông qua nhận dạng thiết bị. Điện thoại sẽ đóng vai trò như trạm tín hiệu thông tin không định danh; sử dụng Bluetooth trên Android và iOS để vận hành hệ thống theo dõi mở rộng. Khi bạn tiếp xúc với một ai đó, bạn sẽ trao đổi một khóa định tính vô danh. Việc trao đổi này sẽ được ghi nhận lại trên hệ thống máy chủ của Google và Apple; cho phép họ mô hình hóa được bạn đã tiếp xúc những ai trong từng thời gian cụ thể.

Apple hợp tác Google chống dịch Covid-19 bằng hệ thống theo dõi tiếp xúc - Hình 2

Hệ thống chống dịch sẽ sớm xuất hiện trong iOS và Android

Khi một người dương tính với virus Corona chủng mới, họ có thể ghi nhận lại kết quả xét nghiệm vào một ứng dụng do cơ quan y tế cộng đồng phát hành. Ứng dụng này không nhất thiết phải được phát triển bởi Apple hay Google. Người khác khi tiếp xúc với người dương tính này sẽ nhận được cảnh báo cho dù là nhiều ngày sau đó. Sẽ không ai nhận được danh tính cụ thể của người bị nhiễm bệnh vì lý do riêng tư.

Apple và Google cho biết hệ thống theo dõi tiếp xúc sẽ được chạy chính thức trong vài tháng tới. Vào tháng 5 này, 2 công ty sẽ cho phát hành các giao thức hỗ trợ lập trình ứng dụng (APIs) tích hợp vào các ứng dụng chạy trên iOS và Android do các cơ quan y tế cộng đồng phát triển.

Apple hợp tác Google chống dịch Covid-19 bằng hệ thống theo dõi tiếp xúc - Hình 3

Người tiếp xúc với người dương tính với virus Corona chủng mới sẽ nhận được cảnh báo đỏ

Quan ngoại về vấn đề bảo mật thông tin riêng tư

Trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc sử dụng ứng dụng điện thoại để theo dõi Covid-19, những phương pháp tương tự được giới thiệu tại Anh và Mỹ vẫn bị hoài nghi. Dân chúng có quyền lo lắng về việc bị theo dõi và có dấu hiệu cho thấy nó là một hệ thống theo dõi diện rộng.

Apple và Google đã xây dựng một số tính năng bảo vệ thông tin riêng tư cho hệ thống. Các công ty không thu thập thông tin nhận dạng người dùng hoặc vị trí GPS. Danh sách những người đã tiếp xúc cũng không được lưu trên bất cứ thiết bị của ai. Nếu một người dùng cập nhật kết quả dương tính vào ứng dụng sức khỏe cộng đồng kết nối với Apple và Google, hệ thống sẽ cần sự đồng thuận của người này trước khi phát đi cảnh báo những người khác về việc tiếp xúc trong 14 ngày vừa qua.

Việc cần người sử dụng xác nhận đồng ý cung cấp thông tin sẽ làm giảm đi sự chính xác cho hệ thống. Tuy nhiên theo The New York Times, Giáo sư Michael Parker từ Trường đại học Oxford cho rằng "ở Mỹ và châu Âu thì không thể làm giống như Trung Quốc được".

Theo TechRadar, mặc dù có sự đảm bảo từ phía Google và Apple, chính phủ Mỹ cũng sẽ gây áp lực rất lớn lên những công ty này dưới danh nghĩa chống đại dịch Covid-19. Bằng cách chỉ chuyển giao một khóa định tính vô danh, Apple và Google cam kết sẽ bảo vệ chặt chẽ thông tin cá nhân của người dùng để bảo vệ danh tiếng của công ty.

Cả Apple lẫn Google đều nhấn mạnh hệ thống theo dõi tiếp xúc chống Covid-19 này phải ưu tiên trước hết cho vấn đề bảo mật thông tin. Tuy nhiên vẫn có nhiều hoài nghi cho việc người ta sẽ vận hành nó thế nào; sau khi hết dịch liệu nó còn tiếp tục theo dõi hay không là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Dù sao đi nữa, hệ thống theo dõi tiếp xúc rõ ràng là một giải pháp cấp thiết cho dù nó có làm dấy lên nhiều quan ngại.

Lệ Quân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?
23:26:39 18/12/2024
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?
22:52:43 18/12/2024
"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!
23:30:31 18/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"
23:04:51 18/12/2024
Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'
22:39:03 18/12/2024
Diễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trướcDiễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trước
22:42:50 18/12/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn
Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết
Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung
Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...
Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia
Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...
Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter
Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm
Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR
'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn
Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn
Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Nghĩ đến cảnh cuối năm về quê chồng ăn Tết, tôi lại lo mất ăn mất ngủ

Nghĩ đến cảnh cuối năm về quê chồng ăn Tết, tôi lại lo mất ăn mất ngủ

Góc tâm tình

07:56:04 19/12/2024
Cuối năm, nghĩ tới cái cảnh cả ngày ở nhà chồng bị mẹ chồng sai bảo suốt dịp Tết mà tôi thấy rùng mình lo sợ. Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ nông thôn
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Du lịch

07:47:52 19/12/2024
Nhật chiếu kim sơn là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Pháp luật

07:27:43 19/12/2024
Tại cơ quan Công an, đối tượng châm lửa đốt quán Hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, bản thân có mâu thuẫn với nhân viên quán.
Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao việt

07:24:43 19/12/2024
Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển tình bể bình với loạt ảnh mới, Xoài Non và Gil Lê thoải mái trao nhau cử chỉ tình tứ trong chuyến du lịch.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Thế giới

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Lạ vui

06:52:00 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm tỷ quả có một được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng)
Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim châu á

06:08:06 19/12/2024
Gia Đình Hoàn Hảo sở hữu một kịch bản hay xuất sắc và cực kỳ nặng đô cùng dàn cast đỉnh cao, được giới chuyên môn chấm điểm tuyệt đối.
Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Hậu trường phim

06:07:32 19/12/2024
Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là Ma Da , Quỷ cẩu và Làm giàu với ma .
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Tin nổi bật

06:05:34 19/12/2024
Theo nhân chứng, có đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Ẩm thực

06:00:54 19/12/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, hãy thử ngay công thức bò hầm trứng cút với nấm hương.