Sự “hờn dỗi” chết người của ông Kim Jong-un
Chuyến thăm Hàn Quốc của Tập Cận Bình hôm nay là lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ qua, một Chủ tịch Trung Quốc đến Seoul trước khi đến Bình Nhưỡng.
Ảnh minh họa
Hôm qua, 2/7, Triều Tiên đã lại cho bắn hai tên lửa tầm ngắn ra biển.
Việc thử nghiệm tên lửa ngay trước chuyến thăm Hàn Quốc của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được giới quan sát cho là hành động nhằm răn đe Hàn Quốc, đồng thời thể hiện sự bực bội trước việc lãnh đạo Bắc Kinh ưu tiên cho Seoul hơn là Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, các tên lửa dường như đã được bắn đi từ các giàn phóng đa nòng, có tầm bắn 180km.
Trong những ngày gần đây, Bình Nhưỡng đã tiến hành hai loạt bắn tên lửa khác, tất cả đều hướng về phía biển Nhật Bản. Do vậy, giới phân tích cho rằng mục tiêu của Triều Tiên, ngoài việc “khoe” khả năng quân sự, thì quan trọng hơn là biểu thị thái độ “hờn dỗi” của mình đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với Trung Quốc, nước lâu nay vẫn được coi là đồng minh duy nhất và là người bảo trợ của Triều Tiên.
Chuyến thăm Hàn Quốc của Tập Cận Bình hôm nay là lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ qua, một Chủ tịch Trung Quốc đến Seoul trước khi đến Bình Nhưỡng.
Quan hệ Trung – Triều đang tuột dốc không phanh trong thời gian gần đây. Từ khi lên thay cha để lãnh đạo Triều Tiên năm 2011, Kim Jong Un chưa từng được Trung Quốc mời sang thăm. Giữa Tập Cận Bình và Kim Jong Un cũng chưa có lần gặp gỡ chính thức và chụp ảnh chung nào.
Không những thế, theo New Focus International, một trang tin của người Triều Tiên lưu vong có rất nhiều thông tin quan trọng từ nội bộ chế độ Bình Nhưỡng, Triều Tiên mới đây còn ra một nghị quyết phê phán gay gắt Tập Cận Bình và “giấc mơ Trung Quốc” mà ông này luôn cổ vũ.
Nghị quyết này chỉ trích đích danh Tập Cận Bình, cho rằng Trung Quốc đã “đặt đồng tiền lên trên ý thức hệ”, “đồng sàng, đồng mộng với những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc” và ám chỉ Bắc Kinh không còn là người đồng chí chung chí hướng cách mạng với Bình Nhưỡng.
Cũng theo nghị quyết này, các công ty Triều Tiên được lệnh thoát ly dần các mối quan hệ với Trung Quốc để chuyển hướng ưu tiên sang Nga và các nước châu Âu.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết, các trường quân sự của Triều Tiên đã treo khẩu hiệu, gọi Trung Quốc là “kẻ trở cờ, kẻ thù của chúng ta”.
Theo Trí Thức Trẻ
"Trung Quốc không có đồng minh trong khu vực trừ Triều Tiên"
Bộ trưởng truyền thông Úc Malcolm Turnbull đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề nếu tiếp tục gây căng thẳng trên biển Đông.
Bộ trưởng truyền thông Úc Malcolm Turnbull
Theo báo Wall Street Journal, ông Turnbull, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền Canberra, người được xem là "phó tướng" quan trọng của Thủ tướng Úc Tony Abbott, chỉ trích Trung Quốc "dùng sức mạnh cơ bắp với một hoặc vài nước láng giềng, thậm chí tất cả các nước láng giềng ở những thời điểm khác nhau". Ông cho rằng chính sách của Trung Quốc "hoàn toàn phản tác dụng" và "ảnh hưởng tiêu cực" đối với an ninh khu vực.
"Trung Quốc thật sự không có đồng minh nào trong khu vực ngoại trừ CHDCND Triều Tiên - Bộ trưởng Turnbull nhấn mạnh - Hậu quả của chính sách đó là các nước láng giềng của Trung Quốc xích lại gần Mỹ hơn bao giờ hết. Do đó, tôi cho rằng chính sách của Trung Quốc so với mười năm trước đây là hoàn toàn phản tác dụng".
Những lời chỉ trích của Bộ trưởng Turnbull rất đáng chú ý bởi trước đây giới quan sát đánh giá Úc rất ngại can thiệp vào xung đột trên biển Đông, vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này với thương mại song phương đạt tới 133 tỉ USD năm 2013. Khoảng 36% tổng xuất khẩu của Úc là sang Trung Quốc. Hiện chính quyền Thủ tướng Abbott đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do với Bắc Kinh.
Trước đó ngày 30-6, tạp chí Mỹ The National Interest đăng bài viết với tựa đề "Kế hoạch cứu biển Đông khỏi thảm họa" của chuyên gia Stewart Taggart thuộc Tổ chức nghiên cứu Grenatec. Trong bài, chuyên gia Taggart cho rằng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là việc đầu tiên Việt Nam cần làm. "Cơ chế trọng tài quốc tế là phương án tốt nhất. Việt Nam và Philippines cần tiếp tục quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Sự chỉ trích của quốc tế đối với Trung Quốc sẽ buộc nước này phải giảm sự hiếu chiến" - bài báo viết.
Theo Tuổi Trẻ
"TQ không còn mặn mà với Triều Tiên như trước" Giáo sư Tài Kiên cho rằng quan hệ Trung-Triều đang dần trở thành quan hệ trao đổi đơn thuần giữa các phái đoàn ngoại giao. Ngày 25/2, tờ South China Morning Port của Hồng Kông cho biết Trung Quốc đang tính đến chuyện thay đổi chính sách của mình với Triều Tiên do mối quan hệ với nước này đang ngày càng trở...