Sự hồi sinh kỳ diệu của bệnh nhân 19 mắc COVID-19 từng ‘thập tử nhất sinh’
Bệnh nhân 19 tưởng chừng không qua khỏi hiện hồi phục kỳ diệu, dự kiến ra viện trong tuần tới.
Bệnh nhân nằm viện lâu nhất
Theo chị Nguyễn Thị Thường – Điều dưỡng trưởng của khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh nhân 19 “rất đặc biệt”.
Đây là bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nhất, có lúc tưởng chừng không thể qua khỏi. Nhưng đến nay, sau hơn hai tháng từ chỗ thập tử nhất sinh bệnh nhân đang dần bình phục, thậm chí có bước đi đầu tiên dưới sự hỗ trợ của y bác sĩ.
Bà H. được bác sĩ chăm sóc.
Bệnh nhân thứ 19 là N.T.H, 64 tuổi, bác ruột của bệnh nhân số 17. Bà H. kể khi cháu gái từ Anh về không nghĩ là mắc COVID-19, nên cũng không ai đề phòng. Bà còn là người nấu cơm đưa cháu đi viện.
Khi cháu gái có kết quả dương tính với virus corona thì bà cũng bị sốt và được đưa đi cách ly ngay. Kết quả bà mắc COVID-19. Vào viện mấy ngày đầu, sức khoẻ của bà tốt. Bà tỉnh táo, trò chuyện với mọi người. Nhưng sau đó tình trạng nặng lên nhanh chóng.
Chiều 15/3, bà có triệu chứng khó thở tăng. Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp tăng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chỉ định đặt ống khí quản, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch, chạy ECMO (tim phổi nhân tạo). Bà được chuyển tới khoa Hồi sức tích cực, lọc máu, theo dõi điều trị.
Sau khi cai được ECMO, sức khoẻ bà H. tiến triển tốt. Nhưng bất ngờ lúc 1h sáng 8/4, bà H. xuất hiện 3 lần ngừng tuần hoàn, sốc tim. Các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn xuyên đêm. 45 lần bóp tim, họ bắt đầu cảm thấy bất lực, nhưng vẫn cố gắng tìm lại sự sống cho bệnh nhân. Đến lần thứ 47, nhịp tim của bà đập trở lại.
Hiện bệnh nhân có thể tự ăn cơm.
Điều kỳ diệu
Đến nay, bà H. ổn định, có thể tự ăn cơm được. Các con trai tự mang vào cho mẹ. Đây dường như là động lực giúp bà vượt qua bệnh tật, nhanh chóng trở về bên gia đình.
Hàng ngày, các cháu nội ở TP.HCM tíu tít gọi điện hỏi thăm càng khiến bà H. thêm vui.
Anh Ngọc, con trai cả của bà H. chia sẻ, khi nghe tin mẹ bị dương tính virus corona cả gia đình đều buồn và lo lắng. Nói chuyện qua điện thoại thấy sức khoẻ của mẹ bình thường nên mọi người yên tâm. Nhưng từ khi bệnh của bà nặng, hai anh em từ TP.HCM bay ra Hà Nội để được ở gần chăm sóc, trò chuyện với mẹ.
Thời điểm đó, anh Ngọc và em trai chỉ có thể hỏi thăm tình hình mẹ qua bác sĩ điều trị. Khi nghe bác sĩ nói tình trạng của mẹ rất nặng, anh Ngọc chỉ có suy nghĩ duy nhất là bằng mọi giá phải cứu mẹ.
Anh Ngọc gửi lời cảm ơn tới các y bác sĩ của bệnh viện. Bởi mẹ anh vượt qua được cửa tử, sức khỏe hồi phục như ngày nay là nhờ sự chăm sóc và chuyên môn của bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế của bệnh viện.
Từ chỗ chỉ nhìn thấy mẹ qua cửa kính của phòng Cấp cứu hồi sức, đến nay anh Ngọc và em trai có thể vào tận giường bệnh chăm sóc cho mẹ. Anh còn có thể trò chuyện với mẹ. Hàng ngày, anh Ngọc và các điều dưỡng sẽ giúp mẹ anh tập đi lại.
BS Mạc Văn Hưng, người điều trị cho bệnh nhân số 19.
Bác sĩ Mạc Duy Hưng, người trực tiếp điều trị bệnh nhân 19 cho biết, có rất nhiều thời điểm bà H. đối mặt với nguy hiểm tính mạng. Lúc chuyển đến khoa Cấp cứu, bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, phải thở máy, can thiệp ECMO, sau đó, phải cấp cứu vì ngừng tuần hoàn.
Các bác sĩ cũng rất vất vả, nỗ lực cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bà H. Khi bệnh nhân tim đập trở lại cũng là lúc mọi người kiệt sức, nhưng ai cũng vui vì bệnh nhân thoát được tử thần.
Cả kíp trực hôm đó không ai chợp mắt, ai cũng nhìn từng chỉ số trên các máy móc thiết bị để theo dõi chặt chẽ nhất. Đến nay, bệnh nhân khoẻ hơn. Đó là may mắn với bệnh nhân, người nhà, nhưng cũng là nỗ lực của cả ngành y tế.
Với bác sĩ Hưng và đồng nghiệp, đây có lẽ là một trong số ít bệnh nhân để lại dấu ấn với họ nhất. Bệnh nhân có thời gian nằm viện lâu nhất (từ 7/3/2020 đến nay), trải qua hơn 2 tháng điều trị.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có nhiều lúc rơi vào nguy kịch tưởng như không thể qua khỏi, từng trải qua 3 lần ngưng tim, có lần bệnh nhân ngưng tim tới 40 phút, các bác sĩ phải nỗ lực ép tim liên tục để bệnh nhân có tim đập trở lại. Bệnh nhân phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu.
Video: BN19 tay chân linh hoạt tập đi sau hơn 2 tháng trên giường bệnh
Đồng Nai: Chồng xin được cách ly tập trung phòng Covid-19 cùng vợ và hai con
Được xác định là F2 (tiếp xúc xa), người chồng được cách ly tại nhà nhưng vợ và hai con là F1 (tiếp xúc gần bệnh nhân nhiễm Covid-19) phải cách ly tập trung ở bệnh viện, người chồng xin được cách ly chung với vợ con.
Bệnh viện phổi Đồng Nai Ảnh: Lê Lâm
Ngày 18.3, Sở Y tế Đồng Nai cho biết liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 66, tại Đồng Nai có 5 người ngụ TP.Biên Hòa đi cùng chuyến bay với bệnh nhân này. Ngay khi phát hiện, ngành y tế tỉnh Đồng Nai đã đưa 5 người (trong 2 gia đình) đi cách ly tập trung.
Bệnh nhân thứ 68 nhiễm Covid-19 ở Việt Nam là người Mỹ lấy vợ Đà Nẵng
Trong đó, gia đình thứ nhất gồm bà N.T.B.T. (33 tuổi) và 2 người con H.N.M.Đ. (6 tuổi), H.N.M.M. (3 tuổi) được đưa đi cách ly tập trung ở Bệnh viện Phổi Đồng Nai. Do tiếp xúc với vợ, con nên ông H.N.T.A. thuộc F2 và được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, ông A. xin được cách ly tập trung chung với vợ và 2 con. Hiện lực lượng chức năng đã bàn giao cả gia đình cho Bệnh viện Phổi Đồng Nai để thực hiện cách ly. theo quy định.
Gia đình thứ hai là vợ chồng ông N.Đ.C. và vợ P.T.H. (cùng 66 tuổi) cũng đã được bàn giao cho Bệnh viện phổi Đồng Nai thực hiện cách ly tập trung.
Theo thanhnien.vn
Dịch COVID-19: 49 người cùng chuyến bay với bệnh nhân 68 Trên chuyến bay chở bệnh nhân COVID thứ 68 đến Đà Nẵng có 40 hành khách (bao gồm cả bệnh nhân) và tổ bay 10 người. Chiều 18-3, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin về trường hợp bệnh nhân M.Y (quốc tịch Mỹ, sinh năm 1979). Đây là bệnh nhân COVID thứ tư tại Đà...