Sự hối cải của tên cướp “siêu quậy”
Sao thời đó em lại ấu trĩ thế, nếu sớm giác ngộ thì cái án của em chắc đă được rút đi nhiều rồi”, Công nói. Cái thời đó như Công nói đâu có xa, mới 9 năm thôi nhưng cũng để con người ta lớn lên cả về tuổi tác và nhận thức
15 năm tù là cái án mà Trần Quang Công, SN 1985 ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc đang phải thi hành ở trại giam Ninh Khánh cho tội danh Giết người, cướp tài sản.
Sinh ra trong một gia đình nghèo nên Công đã sớm bỏ học để bươn chải, mưu sinh. Từ khi dạt lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề đánh giày, đời đã khiến Công bầm dập nhưng cũng đã dạy cho anh ta nhiều mánh khóe. Những ngày sống thuê trọ ở phường Lĩnh Nam, Công kết bạn với một thanh niên cùng tuổi tên Hải. Và rồi, Hải rủ Công đi cướp. Cùng tham gia còn có một đứa nữa sau này Công mới biết là Lê Xuân Toàn, cùng ở phường Lĩnh Nam.
Phạm nhân Trần Quang Công
Khoảng 0 giờ 15 ngày 15/1/2004, sau khi đột nhập vào nhà, hai tên uy hiếp cháu Long, con trai ông Thảo khi đó mới 9 tuổi, buộc gia đình đưa tiền, vàng, xe máy cho chúng. Trước sự hung dữ của hai tên cướp, ông Thảo xin điều đình vì trong nhà không có nhiều vàng song không được chấp thuận. Vợ ông Thảo khi đó đã lén gọi điện thoại cầu cứu cơ quan Công an. Trong lúc Công và Toàn đang hung dữ đòi hỏi thì lực lượng Công an quận Hoàng Mai xuất hiện. Không chịu đầu hàng, Toàn dùng dao đâm vào bụng cháu Long để gây áp lực hòng buộc gia chủ phải giao xe cho chúng “mở đường máu” tháo chạy nhưng vẫn bị bắt giữ. Kết quả giám định cho thấy, cháu Long tổn hại 14% sức khỏe, trong đó 9% là thương tật vĩnh viễn do phải cắt bỏ tuyến ức. Với hành gi giết người, cướp tài sản, Công bị tuyên phạt 15 năm tù còn Toàn do đang trong độ tuổi vị thành niên nên án phạt nhẹ hơn.
Vào trại khi mới 19 tuổi, Công sợ hãi khi trong đầu lúc nào cũng hình dung cảnh sẽ bị ăn hiếp, bị bắt nạt và bị bạn tù đánh đập. Cho rằng chỉ có cách gây sự trước sẽ làm bạn tù cùng buồng gờm mình, Công luôn tìm cách gây sự, cãi chửi nhau và đánh lộn với các bạn tù.
“Thực lòng ngày đầu em rất sợ lại cô đơn nữa. Nhiều khi nghĩ về gia đình, lâu không thấy lên thăm tưởng coi mình là đồ bỏ đi nên càng tiêu cực”, Công kể. Nhưng rồi những lá thư của em gái gửi vào đã khiến Công dần thay đổi. Qua thư của em gái, Công nắm được thông tin về gia đình, hiểu được những nhọc nhằn vất vả của cha mẹ nên không còn đòi hỏi như trước. Từ chỗ thường xuyên quậy phá, vi phạm nội quy, Công dường như ý thức được con đường mình phải trải qua nên chăm chỉ cải tạo hơn, không còn quậy phá, trốn lao động nữa. Từ phạm nhân bị quản thúc, Công được ra lao động ở ngoài hàng rào trong khu vực chăn nuôi và giờ đây là ở đội khai thác đá. 3 năm vừa qua, năm nào anh ta cũng xếp loại hạnh kiểm khá, được xét giảm án từ 3 tháng đến 9 tháng.
Khác hẳn một phạm nhân Công của những ngày đầu quậy phá, bướng bỉnh, Công giờ đây đã tiến bộ rất nhiều. Nhờ thành tích lao động và sự tiến bộ trong tư tưởng Công được cán bộ tín nhiệm giao cho trực máy nổ trong dây chuyền khai thác đá bằng hơi nước của phân trại. Nghĩ lại thời gian 9 năm thụ án đã qua, Công cứ tiếc mãi 6 năm đầu quậy phá. Nếu sớm giác ngộ ngay từ đầu hẳn thời gian 15 năm tù của anh ta đã được rút ngắn rất nhiều và biết đâu giờ này anh ta chuẩn bị được tha tù. Tuy nhiên bị kỷ luật cũng chưa chắc đã là điều xấu bởi có như thế, Công mới hiểu ra giá trị của cuộc sống, vững vàng hơn cho chặng đường tiếp theo sau này.
Video đang HOT
Theo Công lý
8 kỷ lục Phật giáo 2013 chào mừng đại lễ Phật đản
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam sơ kết giai đoạn 1 Hành trình tìm kiếm Kỷ lục Phật giáo, công bố 8 kỷ lục Phật giáo năm 2013.
1. Trường Phật giáo đào tạo nhiều tăng ni sinh nhất (Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM)
Học viện Phật giáo Việt Nam tọa lạc tại số 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận. Số lượng sinh viên theo học ngày càng nhiều làm cho Học viện trở thành trung tâm thu hút các học giả và các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới. Ước tính đến nay, Học viện đã đào tạo gần 3.500 tăng ni sinh viên.
2. Tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá saphire lớn nhất (Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc)
Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hội đá quý Hà Nội tiến cúng đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) một pho tượng Phật bằng đá ngọc corindon có chứa 80-90% saphire (có độ cứng là 9, chỉ sau kim cương). Tượng cao 3,45m nặng 31 tấn, tạo tác đức Phật Thích Ca đang ngồi kiết già. Điều đáng quí là tượng được tạc từ đá ngọc Việt Nam có chứa 80-90% saphire (ở huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An), được các nghệ nhân thổi hồn dân tộc Việt Nam vào tượng Phật nên tượng mang bản sắc văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật Việt Nam.
3. Tượng Phật nhập niết bàn bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam (Chùa Hội An - Bình Dương)
Kỳ Lam Ngọc Phật là pho tượng Phật được làm từ một loại đá quý có chứa nhiều chất liệu corindon (saphire) màu xanh dương đậm. Viên đá này (ở xã Châu Thành, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An), có chiều dài 4,2m, nặng trên 46 tấn, khi hoàn thiện, trọng lượng pho tượng Phật còn lại khoảng 35 tấn. Pho tượng được an vị trong khuôn viên chùa Hội An, ngay trung tâm thành phố mới Bình Dương vào ngày mùng 9 tháng Giêng năm Quý Tỵ (nhằm ngày 18/2/2013).
4. Ngôi chùa sản xuất phim Phật giáo nhiều nhất (Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn, TPHCM)
Chùa Hoằng Pháp được sáng lập năm 1957. Thực tế đa phần những bộ phim Phật giáo đang lưu hành tại Việt Nam đều chuyển ngữ từ phim nước ngoài, trong khi đó, đất nước ta cũng có rất nhiều bậc danh tăng. Vì lẽ đó, chùa Hoằng Pháp những năm qua đã thực hiện nhiều bộ phim về Phật giáo. Hiện tại, chùa đã phát hành 17 bộ phim (phim ký sự, phim truyện, hoạt hình). Sự ra đời của các bộ phim về Phật giáo do chùa sản xuất và phát hành không chỉ đáp ứng về mặt tinh thần cho cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước mà còn khẳng định rằng Phật giáo đã, đang và sẽ chuyển mình cùng nhịp sống của thời đại.
5. Kênh truyền hình sản xuất và phát sóng nhiều chương trình nhất về chủ đề Phật giáo Việt Nam (kênh AVG)
Kênh truyền hình An Viên (AVG) là kênh truyền hình có nội dung tư tưởng của đạo Phật, được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp giấy phép. Ngay từ khi ra đời, kênh An Viên đặt mục tiêu trở thành một kênh truyền hình tổng hợp, trong đó xây dựng nhiều chương trình mang tính giáo dục cao, dựa trên nền tảng tư tưởng, giáo lý nhà Phật. Đến nay, kênh truyền hình An Viên đã xây dựng được được gần 20 chương trình như: Dưới bóng Bồ Đề, Chùa Việt Nam, Đâu là đúng, Ngày An Viên, Sống yêu thương, Thiền, Xưa và Nay, Hiểu và Thương, Phim truyện Phật giáo, Vườn yên tĩnh, Phim tài liệu Phật giáo,... Thời lượng phát sóng các chương trình về chủ đề Phật giáo là 2 giờ/ngày.
6. Người biên tập và biên soạn kinh sách Phật giáo nhiều nhất (Thượng tọa Thích Nhật Từ)
Thượng tọa Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại TPHCM, trụ trì chùa Giác Ngộ từ năm 1992 đến nay. Từ năm 2006 đến nay, Thượng tọa đã viết 28 cuốn sách, đồng chủ biên 8 cuốn sách, biên dịch và biên soạn hơn 100 các đầu sách cùng các tác giả khác... Đến nay, Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay do Thượng tọa Thích Nhật Từ chủ biên bao gồm các nghi thức tụng niệm thuần Việt và trên 200 đầu sách nghiên cứu và ứng dụng về Phật học, thuộc loại sách cần thiết cho mọi đối tượng độc giả. Một số cuốn sách của Thượng tọa được lấy cảm hứng để dựng phim và làm thành bài giảng sinh động.
7. Người đọc sách nói Phật giáo nhiều nhất (Bà Nguyễn Hướng Dương)
Bà Nguyễn Hướng Dương, Giám đốc "Quỹ từ thiện sách nói dành cho người mù", sau tai nạn bất ngờ mất đôi chân năm 25 tuổi, đã dành thời gian và công sức để đọc sách nói dành cho người mù. Số lượng đầu sách bà đọc thuộc chủ đề Phật giáo hiện tại là 200 quyển. Sách nói Phật pháp hiện đang được phát hành tại chùa Giác Ngộ, quận 10 và chùa Dược Sư - quận Bình Thạnh, TPHCM. Hiện tại Thư viện sách nói dành cho người mù của bà đã đưa được sách nói lên mạng internet để phục vụ rộng rãi hơn cho người mù.
8. Bộ sưu tập tem về đề tài Phật giáo nhiều nhất (Ông Nguyễn Đại Hùng Lộc)
Đây là bộ sưu tập tem của ông Nguyễn Đại Hùng Lộc (TPHCM), được sưu tập công phu trong 10 năm. Bao gồm 24 khung tem theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng cộng có 384 trang khổ 23x29mm. Bộ sưu tập được thuyết minh chi tiết theo các chủ đề Phật giáo. Tổng cộng có gần 2.400 vật phẩm bưu chính thuộc 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có nhiều tem hiếm, tem dị bản (error), bì thư thực gửi quý hiếm, bản in thử (proof), bản in đặc biệt (epreuve de luxe), block tem đặc biệt... Hình ảnh trên mỗi con tem được thiết kế và in ấn rõ ràng với màu sắc hài hòa, trên mỗi mẫu tem đều có những dòng chú thích thuyết minh.
Theo Dantri
Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức mạnh Dù mới được thành lập và với số lượng cán bộ chiến sỹ còn hạn chế nhưng bằng những cách làm hay và thiết thực, lực lượng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ - Công an quận Hà Đông đã khơi dậy tiềm năng, phát huy tinh thần tự giác của mỗi người, mỗi gia đình, qua đó tạo nên...