Sự “giàu có” của Bí thư Hội An
“Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, nhưng không khinh mình đó là giàu”, Bí thư Hội An chia sẻ.
Bí thư Hội An Nguyễn Sự tiếp tục cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam về chủ đề quan chức làm giàu.
Nhân nào, quả đó
Có vẻ ông rất tâm đắc với chuyện “tri túc” của người làm quan. Nhưng có bao giờ ông so sánh thế này không: ông là một ông bí thư đương chức ở Hội An, ông có khả năng kiếm được rất nhiều tiền nếu chịu đi đêm với doanh nghiệp đến làm ăn ở đây, nhưng ông lại lựa chọn cho mình cuộc sống trong một ngôi nhà cấp 4, đi xe đạp đi làm, ăn mặc xuề xoà, uống café vỉa hè và trong túi chỉ có vài trăm bạc. Vậy khi đọc báo, thấy những quan chức có biệt thự nọ, xe hơi kia, có đất đai bạt ngàn, ông có thấy tủi thân hay giận dữ không?
Tôi không giàu có, nhưng nhìn người khác giàu có, tôi sẽ nghĩ họ giàu có từ đâu? Nếu họ giàu có là do ông cha để lại, do gia đình họ giỏi kinh doanh, thu vén, làm giàu chính đáng thì tôi không bàn. Việc làm giàu bằng trí tuệ thì tôi khâm phục.
Nhưng việc làm giàu không phải do sức mình, ô tô nhà lầu không phải do trí tuệ của anh mà do anh lợi dụng chức quyền của mình, thì đó là điều đáng giận dữ. Thứ nhất, dân nhìn vào quan chức như thế sẽ nghĩ quan chức ai cũng vậy. Đó là nỗi buồn của người làm quan chức. Thứ hai, quan trọng hơn là dân sẽ mất lòng tin, mà khi dân không tin, thì nói dân không nghe. Hình ảnh người cán bộ trong dân không còn trong sáng, dân sẽ không còn tin chính quyền nữa.
Chuyện tủi thân thì không. Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân – Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi.
Tôi tin tiền bạc là thứ dễ kiếm nếu mất đi. Nhưng danh dự, nhân phẩm thì không. Nếu tôi không làm quan chức một cách ngay ngắn, con cháu tôi sau này sẽ phải chịu tiếng xấu cả đời. Tôi muốn để lại cho con mình lòng tự hào, chứ không phải tiếng xấu để đời đó. Mà trong đời mình tôi sợ nhất là con mình khinh mình. Đó là bi kịch.
Những đứa con là người biết rõ hơn ai hết cha nó là người ngay ngắn hay không. Tôi dạy con mình sống đàng hoàng, không uống rượu, không đánh bạc, thì tôi phải là tấm gương đã. Nếu để con tôi về nói với tôi: bố ơi, bố dạy con như thế nhưng bố vẫn nhận tiền thiên hạ thì bố dạy con cái gì?
Phố cổ Hội An. Ảnh: Chudu
Toàn lời khen chưa chắc đáng mừng
Trước khi đến gặp ông, tôi đã ở Hội An vài ngày và có thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ về ông trong mắt người dân Hội An. Cũng có nhiều ý kiến lắm: có người nói ông là người có trách nhiệm với Hội An; có người nói ông Bí thư Hội An tốt chứ chưa phải là có tài, đáng lẽ Hội An phải giàu hơn mới phải; có người chê ông dân dã quá. Họ muốn ông phải ăn mặc chỉn chu hơn, phải comple cà-vạt; có người khen ông là một ông quan thanh liêm – dù ông không thích từ này. Nhưng cũng có người nói họ không tin ông nghèo?
Nếu người dân khen tôi 70% hay khen 100%, đó chưa chắc đã phải là đáng mừng, mà có khi lại là nỗi lo. Vì họ không biết hết về mình. Và họ cũng kỳ vọng về mình nhiều quá, như vậy có thể tôi sẽ dễ làm họ thất vọng hơn.
Video đang HOT
Nếu dân chê tôi, tôi sẽ điều chỉnh, nhưng tôi cũng biết tỉnh táo giữa những lời chê bai đó. Khen chê là câu chuyện đầy cảm tính. Tôi cho đó là chuyện bình thường. Dân có thể nghi tôi “giả chết”, vì các ông cán bộ khác giàu, chẳng có lý do gì ông Sự không giàu. Nhiều bạn bè ở Sài Gòn về Hội An đến nhà chơi cũng không tin tôi nghèo.
Nhưng tôi cứ sống là mình. Tôi tin thời gian sẽ là câu trả lời rõ nhất. Có điều sẽ không ai dám nói là ông Sự tham ô, vì chắc chắn tôi không làm thế để có điều tiếng đến họ.
Ông Nguyễn Sự. Ảnh: Lan Hương
Và ông có dám thách thức ai đó tìm kiếm bằng chứng, nếu họ nghi ngờ ông có của chìm, của nổi?
Làm điều đó để làm gì? Tôi cho là người dân có quyền thắc mắc. Nếu tôi là dân tôi cũng có quyền thắc mắc về cuộc sống của ông quan chức nơi tôi sống. Những gì dân đặt dấu hỏi về mình là động lực để tôi sống và làm việc, sao cho để những dấu hỏi đó không còn tồn tại nữa.
Ông có nói cơ chế minh bạch của chúng ta chưa đến nơi đến chốn. Ông có ủng hộ việc công khai tài sản của quan chức với dân?
Tôi ủng hộ công khai, nhưng công khai không chưa đủ, phải cả minh bạch nữa.
Ông Sự công khai 5 lô đất. Nhưng tiền nào để mua 5 lô đất đó, đó chính là cái thực sự phải công khai, minh bạch. Hiện nay chúng ta mới chỉ dừng lại ở kê khai. Chúng ta chưa xác minh được tài sản đó từ đâu ra, làm chưa tới…
Không có một cơ chế kiểm soát rõ ràng về vấn đề quyền lực, về minh bạch về tài sản thì sẽ tiếp tục còn tham nhũng. Còn cơ chế xin – cho thì cũng sẽ còn tham nhũng. Quyền lực và tiền bạc là thứ dễ khiến cho con người tha hoá hơn cả nếu chúng ta không có cách kiểm soát hiệu quả.
Nếu nói về tài sản của mình, ông có thể khẳng định gì?
Tôi ngẩng cao đầu nói rằng tôi không lợi dụng vị trí này, chức vụ nọ để thu lợi cá nhân. Tôi là lãnh đạo của Hội An, nhưng không hề có một milimet đất của thành phố. Đất đai tôi có là do cha mẹ để lại. Con cái tôi lấy vợ, làm nhà, cũng đều trên mảnh đất do ông bà để lại.
Ở Hội An có thể cấp đất cho người nghèo, cho gia đình chính sách, còn cán bộ muốn có nhà thì phải đi mua. Tôi cũng tự hào là dù không dám khẳng định 100%, nhưng ở Hội An, chuyện quan chức gây khó cho doanh nghiệp, cho người dân, chuyện tham ô, tham nhũng là rất hiếm.
Có khi nào ông đắn đo: mình chấp nhận du di một chút thôi, thì cuộc sống vật chất sẽ thoải mái hơn?
Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, nhưng không khinh mình – đó là giàu.
Ở vị trí của mình, ông tâm niệm điều gì?
Tri bỉ – tri chỉ – tri túc. Biết mình là ai – biết giới hạn đến đâu là vừa – biết thế nào là đủ.
Và ông hạnh phúc….
Tôi trở về nhà mỗi ngày, biết rằng mọi quyết định mình đưa ra đều vì nghĩ đến lợi ích cho người dân Hội An; và biết rằng mình vẫn giữ được sự tôn kính trong lòng con cái.
Lan Hương (thực hiện)
Theo VNN
Cả làng đòi xử mẹ kế độc ác
Sau khi thẳng tay quất bé trai 10 tuổi tới nát khúc roi tre, bà Hồ Thị Thảo (trú tại xã Ea M'droh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) lại nắm con dao cạo rạch liên tiếp 7 nhát khiến bố của bé- cũng chính là chồng bà Thảo- phải nhập viện cấp cứu.
Hùng Anh tại bệnh viện Hùng Anh tại bệnh viện
Vụ việc đẩy cơn phẫn nộ của dân chúng quanh vùng lên tới đỉnh điểm. Mấy ngày qua, khắp xã Ea M'droh (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) đi tới đâu cũng nghe người dân giận dữ kể về vụ dì ghẻ hành hạ con chồng, rồi lại cắt nát thịt chồng, ác độc hiếm thấy.
Nhân chứng phẫn nộ
Cháu H.A. (SN 2004) con riêng của ông K. (SN 1968) cán bộ địa chính xã. Bốn năm trước, ông K. và vợ trước là bà N. (SN 1981) ly hôn, con gái đầu theo mẹ sang xã khác sống, con trai sau ở với bố. Sau đó, ông K. tái hôn với bà Hồ Thị Thảo (SN 1983) cũng từng có 1 đời chồng. Nhà ông K. ở gần các cơ quan xã và trường học, tiện cho bà Thảo mở tiệm cắt tóc gội đầu, bán hàng tạp hóa lặt vặt.
Bà T. bán bánh trước nhà ông K. bức xúc kể: "Nhiều lần tôi chứng kiến cô Thảo đánh cháu H.A. rất tàn nhẫn, hầu như ngày nào cháu cũng bị cô Thảo đánh ít nhất một trận. Cách đây khoảng 1 tháng, cháu đang chơi bi-da trong buôn thì cô Thảo tới dùng gậy bi-da quất thẳng vào đầu làm cháu gục xuống bất tỉnh tại chỗ. Có lần ông K. mua hộp cơm về cho con, cô Thảo đổ luôn vào sọt rác. Tôi chưa thấy mẹ kế nào ác với con chồng như vậy".
Vết roi trên người cháu H.A.
Bà P. hàng xóm cho biết: Cháu H.A. học lớp 4 trường tiểu học Bùi Thị Xuân gần nhà, nên cứ giờ ra chơi bà Thảo bắt cháu về ngồi bán hàng. Ngày 2/4 vừa qua, giờ cháu ra chơi bà Thảo gọi về đánh đập không thương tiếc, khiến cháu H.A. bầm dập khắp người. Tới chiều ông K. về hỏi vợ sao ác vậy? Liền bị bà ta vớ lấy con dao cạo trên bàn gần đó rạch liên tiếp vào người, hàng xóm thấy ông K. máu me dầm dề phải đưa ông ra bệnh viện Thiện Hạnh cấp cứu, gom góp tiền cho ông nộp viện phí, phải khâu tới 58 mũi. Sáng hôm sau bà con trong xóm chở cháu H.A. đi chụp phim, báo cho mẹ cháu biết rồi đưa cháu vào điều trị tại Bệnh viện huyện Cư M'gar.
Cô giáo H Nưm Ayun, giáo viên chủ nhiệm lớp 4B cho biết: H.A. rất hiền lành, chăm ngoan, lễ phép, học kì I năm học này đạt học sinh khá, hạnh kiểm tốt, biết cháu bị mẹ kế hành hạ như vậy thầy cô giáo và bạn bè rất thương. Bố cháu thương con nên hằng ngày phải dậy từ sớm để giúp con giặt đồ, rửa bát.
Công an vào cuộc
Sáng 5/4, bà N. đưa con trai đến trụ sở Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên để gửi đơn tố cáo vợ kế của chồng cũ ngược đãi, đánh đập trẻ em. Tận mắt nhìn thấy những vết roi mới, cũ chằng chịt trên thân thể cháu bé, chẳng ai không đau xót.
Sau khi ly hôn với ông K., bà N. cũng đã đi bước nữa. Cuộc sống khó khăn, bà N không có nguồn thu nhập nào khác ngoài khoản trợ cấp của người chồng hiện tại vốn cũng còn đang nặng nợ gia đình, nên dù thương con trai, nghe H.A. nghẹn ngào thỏ thẻ: "Con chỉ muốn được về ở với mẹ thôi! ", bà N. đành chỉ biết cúi đầu rơi nước mắt, mà không có cách nào đón được con về ở chung.
Một cán bộ xã Ea M'droh cho biết xã đã nhận được đơn tố cáo của mẹ cháu H.A. Cán bộ này cũng cho biết công an đang vào cuộc điều tra nên Bí thư Đảng ủy xã dặn chớ cung cấp thông tin gì cho nhà báo nữa.
Chiều 5/4, phóng viên ghé Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, xem bệnh án để xác thực ông K. bị 7 vết cắt dài, có vết sâu đứt gân cơ, phải nẹp vải cẳng tay, tối thiểu 1 tuần nữa mới được xuất viện. Ông K. từ chối trả lời nhà báo, nhưng rồi cũng than thở: "Số tôi không khổ về kinh tế, mà khổ về đường vợ con. Vợ đầu vô sinh tôi bỏ. Vợ hai thì bỏ tôi. Còn cô Thảo này do ít học, nhận thức kém, tôi khuyên nhiều mà cô ấy không nghe. Nhưng cô ấy đã có con với tôi. Chồng muốn vợ vào tù e cũng không phải, tôi mong cô ấy còn có cơ hội sửa sai. Sau vụ này, tôi sẽ yêu cầu cô ấy muốn tiếp tục chung sống thì dứt khoát tính nết phải sửa đổi".
Hỏi rồi cháu H.A. sẽ về đâu? Ông K. cho biết: Sắp tới sẽ gửi cháu vào một trường nội trú, chu cấp để cháu tiếp tục học hành.
Một cán bộ xã Ea M'droh cho biết xã đã nhận được đơn tố cáo của mẹ cháu H.A. Cán bộ này cũng cho biết công an đang vào cuộc điều tra nên Bí thư Đảng ủy xã dặn chớ cung cấp thông tin gì cho nhà báo nữa. Tuy nhiên, dân chúng trong vùng do quá bức xúc nên đã phô tô ảnh cháu H.A. thương tích đầy mình dán khắp nơi, kèm theo những câu khẩu hiệu đòi xã hội phải thẳng tay trừng trị bà mẹ kế này. Tới nay, ông K và cháu H.A. vẫn phải điều trị tại 2 bệnh viện trong huyện, ngoài tỉnh mà bà Thảo vẫn không một lần thăm hỏi.
Theo HTN - Trung Hải
Tiền Phong
Vì sao càng trưởng thành, người Việt càng tụt hạng? Sáu năm nữa, Việt Nam cơ bản sẽ thành một nước công nghiệp hiện đại, với nền kinh tế tri thức, nhưng nước Việt vẫn mải mê với cái "hư danh". INhững ngày này, xã hội xôn xao về vụ việc tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines tham gia đường bay quốc tế Việt NamNhật Bản bị cơ quan cảnh sát điều...