Sự giả tạo đằng sau vẻ hào nhoáng: Những mánh khóe mà các ngôi sao mạng thực hiện để ngày càng trở nên nổi tiếng hơn
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một influencer tiếng tăm trên mạng xã hội. Vấn đề nằm ở cái giá phải trả là bao nhiêu!
Sự nổi tiếng có ý nghĩa như thế nào? Phải chăng là khi có người nhận ra bạn dù chỉ là lúc đi mua sắm? Hay việc được cánh paparazzi săn đón ở khắp mọi nơi? Hoặc là bạn có đến hàng trăm, hàng ngàn người theo dõi trên các trang mạng xã hội – dù có khi chỉ phân nửa số đó là người thật?
Đó là câu hỏi trọng tâm của Fake Famous – bộ phim tài liệu mới của HBO Max, mới công chiếu vào ngày 2/2/2021. Bộ phim khắc họa một thí nghiệm xã hội dài hơi do phóng viên Nick Bilton thực hiện, khi anh tìm cách biến 3 thanh niên ở độ tuổi 20 trở thành những người có tầm ảnh hưởng (influencer) trên Instagram.
“Khi tìm kiếm trên Instagram, bạn sẽ thấy có khoảng 140 triệu tài khoản sở hữu hơn 100.000 người theo dõi,” – Bilton chia sẻ. “Nghĩa là số lượng người tương đương dân số nước Nga đều trở nên nổi tiếng? Điều này là không thể!”.
Nick Bilton
Bilton trước kia từng làm cho tạp chí Vanity Fair và New York Times, nhưng cũng cảm thấy khó khăn trước một khảo sát mà mình trông thấy. Anh cho biết “trẻ em ở Mỹ có mong muốn trở thành influencer nhiều hơn bất kỳ ngành nghề nào”. Đối với Bilton, dự án này (Fake Famous) có mục đích bóc trần sự dối trá đằng sau cuộc sống ảo của các ngôi sao mạng, qua đó hé lộ mặt tối của cả ngành công nghiệp này.
Làm tất cả để câu follow
Đầu năm 2019, Bilton tổ chức một cuộc casting tại Los Angeles, với nội dung đăng tuyển chỉ nhõn 1 câu: Bạn có muốn nổi tiếng không? Có khoảng 5000 người đã đăng ký.
Mục tiêu của buổi casting là “chọn ra 3 người với 3 hoàn cảnh khác nhau, và theo dõi quá trình biến chuyển thành ngôi sao của họ,” – Bilton cho biết. “Chúng tôi muốn cho thấy sự thực là ai cũng có thể làm được.” Bởi xét cho cùng, đây chỉ là một trò chơi về số liệu thôi.
3 ứng viên được lựa chọn bao gồm: nữ diễn viên Dominique Druckman (@dominiquedruckman, có 1137 follower); nhà thiết kế Chris Bailey (@chrisvsmyself, có 1157 follower); và trợ lý điều hành Wylie Heiner (@wylezzz, có 2528 follower).
Nữ diễn viên Dominique Druckman với tấm hình tựa như đang ở trong một spa đắt tiền
Video đang HOT
Đầu tiên, họ được đưa tới một tiệm salon làm tóc để sở hữu những kiểu đầu hot nhất. Kế đến là một buổi chụp hình hết sức xịn xò. Bilton cùng một nhiếp ảnh gia đã giúp Druckman và Heiner có những tấm hình cực kỳ sang xịn – nhưng giả tạo, không giống thường ngày, chẳng hạn như ngồi uống nước táo bằng ly rượu champagne trong bộ đồ tắm dù nhà chẳng có hồ bơi.
Druckman nằm trong một chiếc bồn tắm trẻ em rải đầy hoa hồng, và khi lên Instagram trông nó giống như một buổi spa đắt tiền vậy. Bailey thì đăng ảnh tại phòng tập gym sang trọng ở Beverly Hills, dù thực chất nơi chụp chỉ là một nhà kho cuối đường.
Và khi đăng, tất cả đều gắn tag địa điểm cực kỳ sang trọng.
Bilton và ekip đầu tư khá nhiều thời gian lẫn tiền bạc để duy trì hình ảnh sang xịn cho cả 3. Anh đầu tư 650 đô cho Druckman cùng một người bạn để chụp ảnh trong một căn biệt thự cho thuê. Còn Bailey là mức chi phí 50 đô mỗi giờ chụp ảnh tại studio được sắp đặt sao cho giống như một chiếc chuyên cơ riêng.
Nhưng việc chụp ảnh sống ảo cũng không hề dễ dàng. “Nó bao gồm rất nhiều công đoạn, nhiều đến phát điên lên được,” – Bilton chia sẻ. “Chúng tôi chụp ảnh, chúng tôi mua mọi thứ cần thiết để phục vụ nó, rồi lấy ảnh, chỉnh sửa, đăng tải. Nhưng chỉ 4 – 5 ngày sau ảnh đã dùng hết, lại phải đi chụp tiếp.”
Công đoạn tiếp theo – cũng là quan trọng nhất – chính là mua vài con bot mạng. Bất kỳ ai cũng có thể lên mạng và mua lấy một lượng (lớn) follower trên Instagram. Mà thực tế, những con bot mạng chiếm một phần lớn trong số follower của các ngôi sao nổi tiếng, bao gồm Ellen DeGeneres, Katy Perry, nhà Kardashian… và dĩ nhiên là gồm cả những ngôi sao mạng nữa.
Chris Bailey
“Thực sự là khá sốc khi biết sự phổ biến của nó (bot mạng), bao nhiêu tiền được đổ vào đó, và cách các công ty công nghệ nhàn rỗi như thế nào. Bởi đơn giản đó chỉ là những con số,” – Bilton cho biết. Bản thân anh cũng từng chi khoảng 15.000 đô cho hơn 300 dịch vụ cung cấp bot nhằm phục vụ cho dự án này. “Tôi nghĩ chỉ cần bỏ ra khoảng 2000 đô cho mỗi người thôi. Chi vài ngàn đô và bạn sẽ trở nên nổi tiếng.”
Quả ngọt và mảng tối của ngành công nghiệp
Với Druckman, dự án nhanh chóng mang lại hiệu quả. Các công ty bắt đầu tìm đến cô đề nghị hợp tác, mời cô tham gia các chuyến du lịch sang chảnh, chỉ cần cô chụp lại ảnh là được. Giờ đây tài khoản của cô đang có khoảng 340.000 người theo dõi, với tỉ lệ khá lớn là người thật.
Nữ diễn viên 26 tuổi vốn cũng biết lượng người theo dõi trên mạng xã hội là yếu tố quan trọng để được các đạo diễn chú ý tới, nhưng không thực sự hiểu điều đó cho đến những tháng tham gia thí nghiệm của Bilton. Ở thời điểm lượng follower vượt quá 100.000, cô bắt đầu được mời đi thử vai nhiều hơn, nhận được nhiều quảng cáo hơn.
“Đây quả là một sự thật khó nuốt, mà tôi cũng chẳng bao giờ muốn nuốt,” – cô chia sẻ. Việc có nhiều follower “giúp một người cảm thấy tự tin hơn trong công việc, dù thực tế chúng chẳng liên quan đến nhau.” Dẫu vậy, Druckman cũng rất hài lòng vì đã tham gia, với lý do cô xem toàn bộ dự án là một vở diễn cho mình mà thôi.
Nhưng với Heiner và Bailey, mọi chuyện không được suôn sẻ đến vậy. Dù lượng theo dõi của Heiner chủ yếu là tài khoản ảo, anh vẫn cảm thấy lo lắng. “Tôi cảm giác đang bị theo dõi bởi rất nhiều người, và nó khiến tôi cảm thấy không thoải mái,” - Heiner chia sẻ. Có lần, một người bạn liên lạc với Heiner và chỉ trích anh sống giả tạo. “Tôi thực sự thấy xấu hổ, cảm giác rất ngu ngốc,” - anh hồi tưởng.
“Trở thành một ngôi sao mạng khó hơn tôi tưởng,” – Heiner kết luận. Anh sau đó từ bỏ thử nghiệm, và giờ chỉ sử dụng Instagram cho mục đích giải trí mà thôi. Sau khi bộ phim tài liệu xuất hiện, Heiner cũng đăng ký đi học trở thành một bác sĩ trị liệu, bởi anh tin rằng giữa các liệu pháp và mạng xã hội có mối liên hệ với nhau.
Wylie Heiner cảm thấy xấu hổ khi bị người bạn gọi tới bóc mẽ
Bailey (29 tuổi) thì vẫn tìm cách kiếm thêm follow, dù bằng con đường khó khăn hơn. “Sự thành thực có ý nghĩa rất lớn với tôi. Tôi không thể sống giả tạo. Tôi không thể đăng một tấm hình và review sản phẩm mà tôi không thực sự thích nó,” – anh cho biết.
Chính bởi tính cách này, Bailey hiếm khi đăng những tấm ảnh mà Bilton mất công dàn dựng. Ngay cả khi đăng, anh cũng liên tục xóa bỏ những bình luận quá tâng bốc đến từ những bot mạng. “Chúng tôi phát hiện anh ta không đăng chúng lên vì không muốn trở nên giả tạo trên Instagram,” - Bilton chia sẻ.
Bailey hiện tại sở hữu khoảng 18.000 người theo dõi, đang tập trung sáng tác nhạc và quảng bá cho thương hiệu thời trang riêng. “Tôi tin rằng chỉ giữ nguyên bản sắc của mình mới có thể đi xa.”
Bản thân Bailey cũng đồng tình. Anh cho biết chẳng con số nào có thể thay thế bản ngã của một con người cả. “Nếu bảo tôi lựa chọn giữa 100.000 follower fake và 100 người thật, dĩ nhiên tôi sẽ luôn chọn hàng thật.”
Từng gây trend một thời trên mạng xã hội, hóa ra đây là nguồn gốc của từ "thảo mai"!
"Thảo mai" chắc chắn không phải là từ xa lạ với quá nhiều người. Từng có thời cụm từ này trở thành trend trên mạng xã hội nhưng ít ai biết nguồn gốc của nó.
"Thảo mai" thường được dùng để ám chỉ một người có cách giao tiếp khéo léo, ngọt ngào. Tuy nhiên, trái ngược với những từ như "khéo miệng", "tinh tế"... thì từ "thảo mai" lại tạo ra cảm giác xấu xa vì hiên về giả tạo, không thật tình và đôi khi là để chỉ ai đó có tâm địa ghê gớm. Nhưng tại sao lại là "thảo mai" mà không phải một từ nào khác? Nguồn gốc của "thảo mai" từ đâu mà ra? Không ít người cho rằng từ này xuất phát từ truyền thuyết cổ trong dân gian từ lâu.
Chị "Nguyệt thảo mai" là người khởi đầu trend mới này
Từ tích truyện về Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ...
Theo chia sẻ của PGS - TS Phạm Văn Tình, từ "thảo mai" có thể xuất phát từ nhân vật Thảo Mai trong tích truyện sau:
Mẫu Đệ Tam hay Mẫu Thoải (một trong ba vị Mẫu được thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian) vốn là con gái vua Thủy Tề ở Long Cung. Công chúa kết duyên cùng chàng Kính Xuyên, là con trai vua Đất. Khi Kính Xuyên đi vắng, nàng ở nhà khâu vá thì không may bị kim đâm vào tay chảy máu, bèn dùng vải trắng lau máu. Tiểu thiếp của Kính Xuyên là Thảo Mai, vốn có lòng đố kị nên đã nhân cơ hội này lấy trộm tấm lụa. Đợi khi Kính Xuyên về, Thảo Mai bèn dùng tấm vải làm bằng chứng, vu oan cho công chúa tội danh nhân lúc chồng vắng nhà đi cắt máu thề nguyền để tư thông với người khác. Kính Xuyên cả tin liền ghen tuông mù quáng, một mực bắt vợ đóng vào cũi rồi vứt trên rừng để thú dữ ăn thịt.
Tuy nhiên, ở trên rừng, công chúa lại được muôn loài quý mến, chúng tìm đến dâng quả và nước uống. Một ngày nọ, có chàng thư sinh tên là Liễu Nghị, vốn nhờ tập ấm của cha mẹ để lại nên chuyên cần đèn sách. Trên đường đi thi, chàng chẳng may bị lạc vào khu rừng nơi công chúa bị chồng đày ải. Thấy cảnh lạ lùng, Liễu Nghị liền hỏi han. Khi đã hiểu rõ sự tình, chàng thư sinh đồng ý chuyển giúp công chúa một lá thư về Long Cung để tâu lên vua cha câu chuyện rồi đợi định đoạt.
Theo lời dặn của công chúa, Liễu Nghị đến sông Ngân Hán, nơi có cây ngô đồng mà rút cây kim thoa rồi gõ vào cây ba lần. Tức thì mặt biển dậy sóng, giữa dòng thấy có đôi bạch xà hiện lên. Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, rồi theo đôi bạch xà đến Long Cung để trao bức thư cho vua Thủy Tề. Đọc xong thư, nhà vua giận dữ nên sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai rồi truyện cho trưởng tử là Xích Lân lên đón công chúa về Thoải Phủ. Sau khi trở về, công chúa kết duyên cùng Liễu Nghị, chàng thư sinh được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan.
Đến cụm từ "thảo mai" gây sốt
Hiện từ "thảo mai" đã được đưa vào từ điển tiếng Việt
Nhiều giả thuyết cho rằng từ "thảo mai" được lấy theo tên người tiểu thiếp Thảo Mai gian xảo trong tích truyện. Từ này theo đó để chỉ những người miệng lưỡi ngọt ngào nhưng tâm cơ khó đoán, thường tạo cảm giác giả tạo. Trước hiện trạng được sử dụng phổ biến, cụm từ "thảo mai" (vốn không có trong từ điển tiếng Việt hiện đại) đã được xem xét đưa vào từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên trong lần tái bản tiếp theo với ý nghĩa mới mẻ này.
"Phú nhị đại" xuất hiện trong TV show về giới siêu giàu: Con gái tỷ phú công nghệ, cuộc sống hào nhoáng nhưng bị ám ảnh bởi những con ngựa Vị tiểu thư thường xuyên đi chơi cùng con gái của Steve Jobs, từ chối nối nghiệp bố để tiến vào giới thời trang chuyên nghiệp. Giữa tháng 1/2021, truyền thông thế giới bất ngờ đưa tin Netflix đang triển khai kế hoạch sản xuất series Bling Empire, TV show về giới siêu giàu châu Á. Trong số những khách mời đã đồng...