Sử gia Mỹ: Vì sao phương Tây thua tướng Giáp
Một sử gia người Mỹ phân tích trên báo Đức vì sao phương Tây đã phải cúi đầu khuất phục trước tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị tướng tài kiệt xuất của dân tộc đã ra đi ở tuổi 103, nhưng những ký ức về Đại tướng vẫn còn rõ nét trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, trong đó có các học giả, nhà sử học phương Tây, những người đã nghiên cứu rất sâu về tài năng quân sự và đạo đức của vị tướng này.
Sau khi Đại tướng qua đời, hãng truyền thông quốc tế Deutsche Welle (DW) của Đức đã có bài phỏng vấn chuyên sâu với nhà sử học quân sự người Mỹ Derek Frisby, người đã dày công nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng.
Nhà sử học quân sự Mỹ Derek Frisby
Cuộc phỏng vấn thú vị giữa DW và nhà sử học Frisby này đã cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thiên tài và di sản quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của học giả Mỹ.
DW: Điều gì khiến Võ Nguyên Giáp nổi trội hơn những vị tướng khác trong lịch sử?
Derek Frisby: Võ Nguyên Giáp là kiến trúc sư của Quân đội Việt Nam cũng như của một nước Việt Nam ngày hôm nay. Tướng Giáp là bậc thầy trong lĩnh vực hậu cần và phát động “chiến tranh cách mạng” với mức độ linh hoạt và khả năng ứng dụng vô tiền khoáng hậu.
“Ngọn núi lửa ẩn dưới tuyết” Võ Nguyên Giáp
Tướng Giáp có khả năng huy động không chỉ những nguồn lực vật chất của một xã hội phi công nghiệp để đáp ứng cho một cỗ máy quân sự có khả năng đánh bại cả những cường quốc hùng mạnh nhất, mà còn có thể tác động vào ý thức chính trị của nhân dân để thúc đẩy những nguồn lực này. Tướng Giáp không nổi trội quá nhiều so với những vị tướng khác trong lịch sử bởi ông vượt cao hẳn so với họ.
DW: Đâu là những điểm tài tình trong chiến lược quân sự của tướng Giáp?
Derek Frisby: Tướng Giáp là bậc thầy trong việc biến những điều không thể thành có thể. Ông đã khai thác triệt để quan điểm của các cường quốc phương Tây rằng chỉ cần hỏa lực là có thể làm nên chiến thắng. Sự tự tin thái quá và thái độ ngạo mạn của họ chính là nguyên nhân khiến họ thất bại.
Tài năng kiệt xuất của tướng Giáp được phát huy cao độ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông ấy đã thể hiện được sự linh hoạt và quyết tâm sắt đá của mình bằng cách yêu cầu bộ đội kéo pháo và súng phòng không bằng tay vào những vùng đồi núi tưởng chừng như không thể tới được.
Bộ đội Việt Nam kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ
Bằng cách biến những điều mà kẻ thù tưởng là không thể thành có thể, tướng Giáp đã đẩy quân viễn chinh Pháp tại lòng chảo Điện Biên Phủ vào thế không thể nào chống đỡ nổi.
Video đang HOT
DW: Tướng Giáp đã chiến thắng những cường quốc phương Tây như Pháp và Mỹ như thế nào?
Derek Frisby: Đại tướng William Westmoreland, chỉ huy các chiến dịch quân sự Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn luôn tin rằng tướng Giáp là người sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh và tổn thất trong những trận chiến tưởng như không thể thắng nổi. Chính những đánh giá sai lầm như thế này đã lý giải tại sao phương Tây đã phải cúi đầu khuất phục trước tướng Giáp.
Chỉ cần bộ đội còn chiến đấu, nhân dân vẫn sẽ ủng hộ hết lòng
Tướng Giáp hiểu rõ rằng trong một cuộc chiến tranh trường kỳ sẽ phải hứng chịu nhiều tổn thất, nhưng những tổn thất đó không phải lúc nào cũng có thể quy thành chiến thắng hay thất bại của cả cuộc chiến.
Các con số thống kê do quân đội Mỹ đưa ra cho thấy mặc dù họ không thua trong nhiều trận đánh nhưng họ đã thua tướng Giáp trong cả cuộc chiến, bởi chỉ cần Quân đội nhân dân Việt Nam còn tiếp tục chiến đấu thì từ tận tâm khảm mình người dân Việt Nam vẫn ủng hộ bộ đội chiến đấu cho đất nước tới cùng, và đó chính là bản chất của “chiến tranh cách mạng”.
DW: Tướng Giáp đã ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á?
Derek Frisby: Những chiến thắng lẫy lừng của tướng Giáp đã khiến các cường quốc phương Tây trở nên mệt mỏi với việc can thiệp vào những cuộc xung đột tương tự ở những vùng đất khác tại châu Á.
Chính điều này đã tạo điều kiện cho cả khu vực này phát triển mà không phải chịu nhiều sự can thiệp của các thế lực bên ngoài trong một vài chục năm qua.
Bản thân Việt Nam cũng đã trở thành một nước công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, và ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tới đây để khám phá vẻ đẹp của đất nước này.
DW: Tướng Giáp sẽ được nhớ đến như thế nào?
Derek Frisby: Đối với phương Tây, di sản quân sự mà tướng Giáp để lại vẫn là một thứ mà họ phải xuýt xoa ngưỡng mộ. Mặc dù chính bản thân nước Mỹ đã trải qua một cuộc “chiến tranh cách mạng” thành công vào cuối thế kỷ 18 để giành lấy nền độc lập, họ vẫn bị thất bại trong cuộc “chiến tranh cách mạng” của nhân dân Việt Nam. Với tất cả những cuộc xung đột mà Mỹ đã can dự trong cả thập kỷ vừa qua thì người Mỹ vẫn cần phải học lại bài học từ Việt Nam.
Người Mỹ vẫn cần phải học lại bài học từ Việt Nam
Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều tác phẩm viết về tướng Giáp nhưng theo tôi vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự toàn diện về cuộc đời của vị tướng tài ba này. Tôi tin rằng sau khi ông qua đời, nhân dân Việt Nam sẽ coi ông như một phần trong câu chuyện lịch sử của đất nước và đặt ông vào hàng ngũ những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất mọi thời đại của dân tộc Việt Nam.
Derek W. Frisby là phó giáo sư tại Đại học Bang Middle Tennessee, Mỹ, nơi ông giảng dạy về chuyên ngành lịch sử quân sự và nước Mỹ. Năm 2003, ông là nghiên cứu sinh lịch sử quân sự tại Học viện Quân sự West Point của Mỹ, và có 6 năm đảm nhiệm cương vị biên tập viên của West Tennessee Historical Society Papers.
Theo DW
Việt Nam khắc chế bom thông minh của Mỹ thế nào?
Bộ đội Việt Nam đã sử dụng phương án đơn giản nhưng đầy hiệu quả để khắc chế những quả bom thông minh, nguy hiểm của Mỹ.
Cường kích A-6E ném bom có điều khiển AGM-62A.
* Bài viết có sử dụng tư liệu "Cuộc chiến đấu với bom mìn Mỹ - Dũng cảm và Trí tuệ".
Tháng 8/1964, Mỹ dựng lên cái gọi là "sự kiện vịnh Bắc Bộ" lấy cớ đưa không quân và hải quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam.
Từ năm 1965, Mỹ bắt đầu các chiến dịch đánh phá dữ dội miền Bắc Việt nam. Mục tiêu chính trong những phi vụ không kích của Mỹ là nhằm vào phá hoại cơ sở kinh tế - xã hội, đánh sập tuyến giao thông trọng điểm ngăn chặn đường tiếp tế (hàng hóa, vũ khí) từ miền Bắc vào miền Nam.
Những cuộc không kích của quân Mỹ đã ít nhiều gây cho ta những thiệt hại đáng kể về người và của. Tuy nhiên, quân Mỹ cũng phải chịu thiệt hại không ít với hàng trăm máy bay bị hỏa lực phòng không bắn rơi.
Ngoài ra, mục tiêu chính của chúng là đánh sập tuyến giao thông huyết mạch (các cây cầu như Long Biên, Hàm Rồng) không thực hiện được. Các loại bom của địch đều là dạng bom rơi tự do, độ chính xác không cao, đó là chưa kể phi công địch vấp phải hỏa lực phòng không bảo vệ dày đặc của quân dân miền Bắc nên khó tiếp cận gần.
Để giải quyết điều đó, người Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất bom có điều khiển để đánh phá có độ chính xác cao hơn, mà máy bay mang thả đảm bảo an toàn nhờ bay độ cao lớn.
Bom thông minh
Năm 1967, Mỹ lần đầu sử dụng bom có điều khiển AGM-62A Walleye để đánh phá miền Bắc Việt Nam.
Bom liệng AGM-62A dài 3,45m, sải cánh 1,15m, đường kính thân 0,318m, nặng 510kg. Bom kết cấu với: thân, thuốc nổ, ngòi nổ, bộ phận ổn định, cánh lái, hệ thống điều khiển.
Bom lắp thiết bị dẫn đường bằng vô tuyến truyền hình, có thiết bị phát hiện nhận biết mục tiêu và thay đổi quỹ đạo bay để diệt mục tiêu với độ chính xác cao. Với đầu đạn nặng tới 374kg, nó có thể công phá những công sự kiên cố bằng bê tông.
Trong chiến đấu, máy bay mang khi cách mục tiêu 3.000-6.000m thì phóng bom và bay theo đường bay của bom để điều khiển cơ cấu nhận biết mục tiêu đưa bom tới đích.
Với cách điều khiển này đòi hỏi việc ném bom phải được thực hiện trong điều kiện ban ngày, thời tiết tốt (để thiết bị nhận biết quan sát rõ mục tiêu) và hơn hết phi công phải bình tĩnh.
Ngày 19/5/1967, Mỹ sử dụng bom AGM-62A đánh Nhà máy điện Yên Phụ, Hà Nội. Do các lực lượng phòng không của ta đánh trả quyết liệt, hai máy bay A-4E không tiếp cận được mục tiêu, phi công hoảng sợ không còn bình tĩnh để phóng và điều khiển bom. Và kết quả là các quả bom đã đánh không trúng mục tiêu, rơi trệch ra bãi cát sông Hồng.
Do những hiệu quả mà AGM-62A đem lại khá thấp, ngoài ra những hạn chế việc phải ném bom ban ngày làm máy bay mang bom cũng gặp nguy hiểm khi lực lượng phòng không quan sát rõ mục tiêu. Quân Mỹ bắt đầu chuyển hướng phát triển bom dẫn đường bằng lade.
Bom dẫn đường bằng lade GBU-1 cải tiến từ bom phá M117.
Thay vì phát triển bom mới, Mỹ đã cải tiến từ bom phá thông thường (như Mk 82, Mk 83, Mk 84, M-118) lắp thêm bộ phụ kiện dẫn đường bằng lade. Cách thiết kế này làm giảm chi phí và dễ dàng sản xuất bom.
Nguyên lý chung hoạt động của loại bom này là, một thiết bị chỉ thị mục tiêu lade trên máy bay sẽ phóng chùm tia lade liên tục vào mục tiêu. Tia lade gặp mục tiêu sẽ tán xạ trở lại. Sau đó, một máy bay khác sẽ phóng bom về phía mục tiêu bị chiếu xạ. Đầu tự dẫn có bộ phận thu năng lượng tia lade tán xạ từ mục tiêu về, biến đổi thành tín hiệu điều khiển bom hướng theo nguồn điểm tán xạ lao tới.
Thời kỳ đầu, quân Mỹ thường đánh các mục tiêu với một máy bay chỉ thị mục tiêu và các máy bay khác phóng bom. Sau này, một máy bay có thể làm cùng lúc hai nhiệm vụ, mang bom và thiết bị chỉ thị mục tiêu lade.
Với loại bom này, Không quân Mỹ đã có trong tay "vũ khí nguy hiểm" giúp chúng oanh tạc dễ dàng các mục tiêu cầu cống của ta. Ban đầu, khi oanh tạc mục tiêu quan trọng, Không quân Mỹ phải sử dụng 32 máy bay ném bom tự do, nhưng nhiều khi không thu được kết quả nào.
Ví dụ điển hình, khi đánh cầu Hàm Rồng, Không quân Mỹ đã phải huy động tới 600 phi vụ thả hàng nghìn tấn bom, bị bắn rơi 18 máy bay nhưng không thể phá hỏng cầu. Tuy nhiên, khi dùng bom lade, chúng chỉ cần 14 lần chiếc F-4 đã phá hủy được mục tiêu và không máy bay nào bị bắn rơi.
Với loại "bom có mắt lade" này, Không quân Mỹ đã đánh hỏng rất nhiều cầu cống quan trọng ở miền Bắc. Tính tới cuối tháng 5/1972, Không quân Mỹ đã đánh hỏng 68 cây cầu ở miền Bắc Việt Nam.
Một cây cầu của ta ở miền Bắc bị Không quân Mỹ đánh sập.
Thả khói "bịt mắt lade"
Đứng trước tình hình đó, với yêu cầu phải bảo vệ bằng được các cơ sở kinh tế - xã hội, tuyến giao thông quan trọng, Quân chủng Phòng không - Không quân cùng Viện kỹ thuật quân sự đã phối hợp nghiên cứu chống tác hại do bom lade gây ra.
Bằng nhiều nỗ lực, bộ đội ta đã thu giữ được một đầu tự dẫn lade bom còn nguyên vẹn. Các cán bộ ta đã "mổ xẻ" tìm ra nguyên lý hoạt động của "con mắt" này.
Qua đó, bộ đội ta đã phát hiện ra rằng, đầu tự dẫn bom lade là sự kết hợp quang học, cơ khí và điện tử. Đầu tự dẫn của bom có gắn 4 quang trở bằng silic kết hợp với các kênh bán dẫn và vi điện tử làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện.
Khi hoạt động, tín hiệu điện tác động vào động cơ nhỏ, động cơ quay nhờ hệ thống cơ khí làm lệch bánh lái bom, bom chuyển hướng vào nơi có cường độ tín hiệu lade cao nhất do một thiết bị chỉ thị mục tiêu lade thực hiện.
Sau khi nghiên cứu kỹ cơ chế của bom lade, bộ đội ta bắt đầu tìm và đưa ra phương án dùng khói đối phó với loại bom dẫn bằng lade. Việc thả khói giúp che được mục tiêu, hạn chế tầm nhìn phi công địch. Qua đó, phi công sẽ khó xác định mục tiêu và phóng chùm tia lade dẫn đường cho bom.
Việc thả khói ngụy trang được thực hiện với sự giúp đỡ từ Binh chủng Hóa học, toàn bộ mục tiêu quan trọng (nhà máy điện, cầu cống) được phủ kín khói. Bộ đội ta còn đưa xe thả khói ở các phố lân cận cơ sở kinh tế xã hội quan trọng khiến gió đổi hướng thì mục tiêu vẫn đảm bảo phủ kín.
Với biện pháp này, ta đã hạn chế phần nào sự nguy hiểm của bom lade, qua đó bảo vệ được các cơ sở kinh tế, cầu cống quan trọng.
Theo xahoi
Quân đội VN tham gia gìn giữ hòa bình TG Quân đội VN sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ vào đầu năm 2014 (Ảnh: TTXVN) Chiều 25/ 2, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Edmond Mulet, Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, phụ trách cơ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Tại buổi tiếp,...