Sư giả hốt bạc ở lễ hội đầu năm đền Bà Chúa Kho
Đàn ông thì cạo trọc đầu, phụ nữ thì đội mũ và mặc quần áo nâu, đi chân đất, đứng im như tượng giữa trời mưa phùn, trên tay cầm bát chìa ra xin tiền.
Một nam sư giả đang xin tiền khách đến đền Bà Chúa Kho
Trong cơn mưa phùn lạnh đầu năm mới, hàng ngàn người đã đổ về Đền Bà Chúa kho để tham dự lễ hội và cầu xin may mắn.
Một điều dễ dàng nhận thấy ở đây là đội quân ăn mày già, trẻ, lớn, bé kẻ đứng, người ngồi, kẻ lê la bò lổm ngồm, giả què, giả bệnh chèo kéo khách xin xỏ khiến nhiều du khách bực mình.
Video đang HOT
Ăn xin ngồi la liệt ở đường
Bên cạnh đó, nạn sư giả cũng lộng hành không kém, đàn ông thì cạo trọc đầu, phụ nữ thì đội mũ và mặc quần áo nâu, đi chân đất, đứng im như tượng giữa trời mưa phùn, trên tay cầm bát chìa ra xin tiền. Chốc chốc khi bát tiền đã đầy, sư giả lại vơ tiền nhét vào túi rồi lại chuyển ra địa điểm khác chìa bát hành nghề.
Ngoài ra, công việc hốt bạc mà nhàn hạ nhất tại đây phải kể đến dịch vụ trông giữ xe. Mặc dù giá vé gửi xe niêm yết của nhà đền chỉ 2.000 đồng/ xe máy nhưng bãi xe luôn chật kín khiến du khách buộc phải gửi xe với giá cao gấp… 10 lần. Nhà đền cũng tranh thủ tận thu lên 5.000 đồng/một xe máy so với giá vé 2.000 đồng/ một xe máy.
Đặc biệt, tại đền Bà chúa Kho, du khách đã về đền lễ đầu năm theo lệ bất thành văn là phải sắp mâm lễ vào đền khấn vái xin lộc. Chính vì vậy, dịch vụ sắp đồ lễ, tiền vàng mã và cúng thuê vô cùng đắt khách, dù giá dịch vụ đắt đến “cắt cổ”. Mâm lễ vào đền vay vốn bà Chúa về làm ăn có nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích của gia chủ như vay tiền, xin nhà lầu, xe hơi…
Dịch vụ sắp đồ lễ cũng hốt bạc
Trung bình các mâm lễ có gà luộc ngậm hoa hồng, xôi gấc đỏ, tiền vàng mã… có thể từ vài trăm nghìn đồng lên đến hàng chục triệu đồng. Sau khi cúng lễ, các gia chủ “đặt cọc” trước với Bà chúa bằng hương khói, hóa vàng, khiến cho không gian vốn đã lèn chặt người tại đền Bà chúa Kho trở nên đặc quánh, ngột ngạt.
Theo xahoi
Vĩnh Long: Giả sư đi bán nhang để xin tiền tiêu xài
Từ tố giác của quần chúng, Công an xã An Bình đã mời 2 sư giả về trụ sở làm việc. Tại đây, Thanh và Minh (2 đối tượng đóng giả sư) đã thừa nhận hành vi đóng giả sư đi bán nhang để xin tiền người dân tiêu xài từ 6 tháng nay...
Chiều 19/6, Công an huyện Long Hồ (Vĩnh Long) cho biết, đã bàn giao 2 đối tượng Nguyễn Văn Thanh (52 tuổi, ngụ xã Bình Đông, thị xã Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) và Phạm Văn Minh (24 tuổi, ngụ xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cho Công an xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long để xử phạt hành chính và giáo dục tại địa phương. Hai đối tượng này đã có hành vi giả sư đi bán nhang xin tiền người dân làm từ thiện nhưng thực chất là dùng vào việc tiêu xài cá nhân.
2 sư giả cùng tang vật tại Cơ quan Công an.
Trước đó, Nguyễn Văn Thanh và Phạm Văn Minh bị Công an xã An Bình lập biên bản và tạm giữ vào trưa ngày 13/6, khi cả 2 đang nhập vai "nhà sư" đi bán nhang và khuyên góp tiền "công đức" tại ấp An Hưng (xã An Bình). Tang vật bị tạm giữ, gồm: 27 hộp nhang, 2 xe gắn máy và 245 ngàn đồng tiền mặt mà 2 sư giả "lừa" được trong buổi sáng cùng ngày.
Khai nhận tại cơ quan Công an, 2 đối tượng thừa nhận đã giả sư từ 6 tháng nay để bán nhang, xin tiền từ thiện của người dân tại nhiều địa phương để tiêu xài cá nhân. Trung bình, mỗi ngày trong vai "nhà sư", 2 đối tượng này "khuyên góp" được khoảng 300 đến 500 ngàn. Ngay sau đó, cả 2 "sư giả" được bàn giao cho Công an huyện Long Hồ điều tra làm rõ
Theo
Làm ăn ở đền bà Chúa Kho Các dịch vụ ăn theo, chặt chém du khách ngày càng phát triển, trở nên "chuyên nghiệp hóa" ở đền bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, P.Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Sân đền ken cứng người làm lễ, dâng hương - ảnh: Minh Sang "Cò" lễ trọn gói Hàng nghìn hàng quán mở dịch vụ viết sớ, sắp lễ xuất hiện...