Sự ghét bỏ vô lý với tóc nhuộm và hình xăm ở Trung Quốc
Những tranh cãi gần đây xung quanh màu tóc của các cầu thủ bóng đá một lần nữa xoáy sâu vào những định kiến cố hữu tại đất nước tỷ dân.
Ngày 5/12, đội tuyển bóng đá nữ của Đại học Phúc Châu đã bị xử thua trước đội của Đại học Tập Mỹ vì có quá nhiều cầu thủ nhuộm tóc.
Theo thông báo được đưa ra trước trận đấu, các thành viên của đội Đại học Phúc Châu đã vi phạm các quy tắc về trang phục của ban tổ chức vì “tóc không đủ đen” và đeo đồ trang sức.
Những quy định này được áp dụng thống nhất tại các giải đấu đại học ở nhiều tỉnh, theo chính sách chung của Bộ Giáo dục.
Jia Xiuquan, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá nữ Trung Quốc, nói rằng ông ghét tất cả các hình thức xăm và nhuộm tóc. Ảnh: Getty.
Trên thực tế, không chỉ ở các giải đấu cấp trường đại học, ở những cuộc thi bóng đá lớn hơn của Trung Quốc, tóc nhuộm và hình xăm là hai thứ không bao giờ được chấp nhận.
Những tranh cãi gần đây xung quanh màu tóc của các cầu thủ bóng đá một lần nữa xoáy sâu vào những định kiến cố hữu tại đất nước tỷ dân.
Cấm trang điểm, xăm mình
Màu tóc không phải là điều duy nhất mà các cầu thủ Trung Quốc cần phải chú ý.
Năm ngoái, đội trưởng của đội tuyển nữ U-19 Trung Quốc, Shen Mengyu, đã bị truất quyền thi đấu tất cả các trận trong nước trong vòng sáu tháng vì tô son và đi tập muộn, tờ Soccer News của Trung Quốc đưa tin.
Nhiều người đã lên tiếng ủng hộ Shen, được coi là một trong những nữ tuyển thủ triển vọng nhất Trung Quốc, đồng thời thắc mắc tại sao trang điểm lại dẫn đến án phạt khắc nghiệt như vậy.
Năm 2018, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc ban hành lệnh cấm cầu thủ xăm mình. Quy định này khiến nhiều cầu thủ phải mặc áo dài tay hoặc dùng băng dán để che các hình xăm nghệ thuật trên tay và chân khi ra sân thi đấu.
Trong khi một số cầu thủ hàng đầu Trung Quốc công khai lên tiếng phản đối thì một số huấn luyện viên lại ủng hộ các quy định này.
Năm 2018, Trung Quốc đã cấm các cầu thủ phơi bày hình xăm ở đội tuyển quốc gia và giải trong nước. Ảnh: AFP.
Jia Xiuquan, cựu cầu thủ quốc tế là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá nữ Trung Quốc, nói với Soccer News vào năm 2017 rằng ông ghét tất cả hình thức xăm và nhuộm tóc.
Video đang HOT
“Bất kỳ cầu thủ nào muốn được chọn cho trận đấu tiếp theo nên xóa hình xăm và đổi màu tóc của họ”, Jia, người lúc đó là huấn luyện viên đội tuyển U-19 của Trung Quốc, nói.
Ông cho rằng những người chơi bóng đá nên tập trung vào chuyên môn chứ không phải những thứ như nên nhuộm tóc màu gì.
“Họ là những cầu thủ chuyên nghiệp, không phải diễn viên. Họ không cần thay đổi ngoại hình để phù hợp với vai diễn của mình.
Những cầu thủ này thường trở thành thần tượng trong giới sinh viên và hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Những yêu cầu khắt khe hơn đối với các cầu thủ bóng đá có thể tạo ra một hướng đi tốt hơn (cho những người khác)”.
Tòa án, truyền hình, trường học cũng nói không với tóc nhuộm
Alan Xu, chủ một tiệm xăm ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, cho biết dù giới trẻ ngày càng cởi mở, định kiến đối với những người có hình xăm hoặc tóc nhuộm màu vẫn còn phổ biến trong xã hội Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng việc cấm những người nhuộm tóc là hoàn toàn không cần thiết. Điều đó có liên quan gì đến đạo đức, tình trạng thể chất hay kỹ năng của một cầu thủ không?”.
Xu nói rằng mọi người ghét hình xăm và tóc nhuộm vì những người đầu tiên có chúng trong xã hội Trung Quốc hiện đại là xã hội đen. “Nhưng ngày nay nhiều người xem chúng chỉ là nghệ thuật”, anh nói.
Một nghệ sĩ xăm mình cho biết định kiến đối với những người có hình xăm vẫn còn phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Trong lịch sử Trung Quốc, xăm mình thường được gắn với hoạt động tội phạm, không chính trực nên bị coi thường, kỳ thị.
Giới cầm quyền cổ đại từng đánh dấu tội phạm bằng những hình xăm trên mặt hoặc cơ thể. Đó cũng là hình phạt được áp dụng vào năm 1.000 TCN. Chính vì vậy, một số người Trung Quốc xem hình xăm là biểu tượng của sự ô nhục.
Năm 2013, Phòng giáo dục thành phố ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến cấm các nữ giáo viên nhuộm tóc và sơn móng tay. Cùng năm, Tòa án nhân dân quận Tianxin, tỉnh Hồ Nam cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với các thẩm phán.
Đầu năm 2018, Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, cơ quan quản lý truyền thông chính thức của Trung Quốc, đã siết chặt các quy tắc phát sóng, bao gồm kiểm duyệt hình ảnh xăm mình, đàn ông đeo khuyên tai, búi tóc, nhuộm tóc…
Mới đây nhất, Hiệp hội taxi ở Lan Châu, Thiểm Tây cấm các tài xế xăm hình lên cánh tay và cổ.
Cô gái 'cải mệnh' để làm chú rể
Sinh ra là nữ, Hoàng Thị Linh đã chuyển giới thành nam và vượt bao định kiến để được "khoác lên mình bộ vest chú rể".
4h sáng, trong ngôi nhà ở huyện Kim Thành, Hoàng Thị Linh ngắm nghía tráp ăn hỏi, ngoài trầu cau, còn có một cành lựu đỏ. Hôm nay bố mẹ sẽ đi hỏi vợ cho Linh. Sở dĩ có cành lựu vì Linh gọi vợ sắp cưới của cậu, Nguyễn Thị Lưu là "chị Lựu".
Suốt quãng đường từ Duơng lên nhà gái ở Lục Nam, Bắc Giang, dòng suy nghĩ trong Linh cuồn cuộn tuôn trào về 30 năm cuộc đời và mối tình của cậu.
Hoàng Thị Linh, 30 tuổi và Nguyễn Thị Lưu, 35 tuổi sẽ tổ chức lễ cưới vào giữa tháng 12, sau 6 năm yêu nhau. Ảnh: Trường Hùng.
Linh là "con gái đầu lòng" của vợ chồng bà Vũ Thị Loan, ở Kim Thành, Hải Dương. Chào đời khi nằm trong bụng mẹ chưa đầy 8 tháng, cậu được mang đi nuôi lồng ấp người ta còn nói không sống được. Thế mà nó sống, qua 3 tháng tuổi thì được đặt tên Hoàng Thị Linh. Từ rất sớm, đứa trẻ đã biết bên trong mình là một tâm hồn con trai. Vào đại học, cậu cắt tóc ngắn, mặc đồ nam, sống chẳng khác gì một gã trai thích phiêu lưu.
Linh gặp Lưu vào một ngày đầu đông 6 năm trước. Cả hai cùng tham gia phân loại quần áo cũ trước khi tặng đồng bào vùng cao trong một dự án từ thiện. Bữa đầu gặp, thấy cô gái bị ốm, Linh mua cho bạn hộp cơm với liều thuốc. "Uống thuốc xong cô ấy khỏi ốm nhưng dính bệnh tương tư", Linh cười kể.
Gần Tết, cậu tham gia một chuyến thiện nguyện đến vùng sâu ở Lai Châu, không có sóng điện thoại nên mất liên lạc suốt một tuần. Mãi tới gần ngày về được một cô giáo mách "trên ngọn cây kia bắt được sóng". Chẳng ai dám leo, riêng Linh thì leo lên cành cao nhất, lần lượt gọi điện báo bình an với bố mẹ và bạn gái. Một người trong đoàn chụp được đúng lúc Linh chót vót trên cao buôn chuyện với Lưu và gửi cho cô.
Lần thứ hai họ gặp nhau, Linh rủ Lưu đi tụ tập với nhóm. Tối ấy, cậu uống say và được Lưu đưa về tận phòng trọ.
Những hành động quan tâm nhỏ khiến tình cảm cho nhau một lớn. Nghỉ Tết từ ngày 26, cô gái vẫn ở lại Hà Nội chờ tới ngày 28 để gặp "bạn trai". Hôm hai người đang chở nhau đi trên đường thì Lưu nhận điện của mẹ giục nhanh về xem mắt. "Chưa yêu mà chẳng hiểu sao nghe được câu chuyện cô ấy sắp đi lấy chồng hai chân tôi run cầm cập", Linh hồi tưởng.
Mấy ngày Tết cậu nghĩ "mình phải làm gì chứ để yên là sẽ mất". Vốn thích các món quà mộc mạc, cậu cần mẫn làm mô hình nhà bằng tăm. Tối 8/3, Linh ôm tác phẩm mới hoàn thành, đứng trước xóm trọ của Lưu tỏ tình. Nghe được lời yêu từ người mình cũng có tình cảm, tim Lưu đập dồn dập. Song, để đến với một người "giới tính khác", lúc đó cô nghĩ không chỉ nhịp đập con tim là đủ. "Cho mình một tháng suy nghĩ", Nguyễn Thị Lưu, năm đó 28 tuổi, làm nghề kế toán nói.
Đôi trẻ quen nhau vào mùa đông 2014, khi cùng tham gia một hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chưa hết một tháng hẹn, Lưu biết Linh tái phát bệnh dạ dày nên hàng ngày sau khi tan làm, cô nấu cơm canh mang đến cho bạn trai cách đó gần chục cây số. Ăn uống xong, cô dọn nhà, giặt giũ, đến 4h giờ sáng lại vượt hơn chục cây số về phòng mình. Tháng 7 mưa giông liên miên, nhiều hôm tới được phòng người yêu thì cô cũng ướt như chuột lột.
"Lúc mới yêu, hai đứa lén lút như kẻ phạm tội. Ăn với nhau bữa cơm tối có hôm vào lúc 10h khuya, đến 4h sáng lại mỗi đứa một ngả", Linh kể.
Họ yêu mà khổ. Cứ dăm hôm Linh lại nhận được cuộc gọi bắt phải chia tay bạn gái, dọa đánh. Lưu thì chịu áp lực kết hôn, liên tục được làm mối. Đỉnh điểm là năm 2016, bệnh của bố cô đến giai đoạn cuối. Trước lúc qua đời, người cha chỉ còn duy nhất một mong mỏi là đứa con gái lớn của ông phải yên bề gia thất. Song với Lưu, điều cô có thể làm chỉ là chăm sóc, phụng dưỡng cha, chứ không thể lấy người mình không yêu. "Trước ngày mất, bố gọi em trai và em gái tôi vào dặn dò. Bố chỉ không gọi tôi", Lưu nghẹn ngào kể.
Sau cái chết của cha, mối quan hệ của đôi trẻ cũng rơi vào bế tắc. Sống chung mà không khí căn phòng như muốn ngộp thở. Linh phải gồng mình lên tỏ vẻ không quan tâm, ngoảnh đi khi chạm mặt và gỡ tay bạn gái khỏi tay mình. "Bố mẹ tôi hy sinh cho tôi là vì trách nhiệm của người làm cha làm mẹ. Còn cô ấy hy sinh cho tôi là sự lựa chọn của cô ấy. Tôi cảm thấy nợ. Nhưng tôi lại không có khả năng cho cô ấy một gia đình bình thường", cậu giãi bày.
Giữa cái lúc mối quan hệ cả hai còn chưa có lối thoát thì Linh gặp tai nạn. Xe chở quần áo thiện nguyện năm đó tới đèo Pha Đin (ranh giới giữa Sơn La và Điện Biên) thì bị mất phanh, lao xuống vực. Linh và một tài xế bị thương nặng. Riêng Linh bị gãy 4 xương sườn, xương chậu, tổn thương gan, tràn dịch màng phổi, hôn mê suốt hai ngày.
"Cảm ơn em, trong nhiều người đã đến, chỉ có em ở lại..." Linh cảm kích vì tình yêu bền bỉ Lưu dành cho mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Đó là những ngày tháng lao đao với gia đình Linh và cũng là thời gian "mất nửa linh hồn" của Lưu. Tan làm là cô vào bệnh viện, vạ vật ở một góc nào đó nhìn Linh. Vì mối quan hệ của họ vẫn bị cấm đoán, nên cô chỉ dám lén lút quan tâm. Khi Linh được gia đình đưa về quê chăm sóc, cô gọi cho cậu mỗi ngày. "Tới ngày thứ 34 sau tai nạn thì anh ấy học cách đứng lên, tập đi như một đứa trẻ. Mỗi ngày sức khỏe anh ấy tốt hơn là nỗi lo trong tôi giảm bớt", cô nói.
Sau khi sức khỏe hồi phục, Linh hoàn thành việc học và sau đó bắt đầu khởi nghiệp với một mô hình du lịch trải nghiệm riêng. Ngày 30/8/2018, Hoàng Thị Linh giấu gia đình bay qua Thái Lan phẫu thuật chuyển giới.
Lưu lo lắng, song cô ủng hộ quyết định của cậu bởi hơn ai hết, cô đã nhiều lần chứng kiến cuộc đấu tranh nội tâm của Linh, giữa một là bên sống với con người cha mẹ sinh ra để làm tròn chữ hiếu, với một bên sống với con người thật của mình. Nhiều lần đi làm về cô thấy Linh nằm trên giường khóc như một đứa trẻ. Nhiều đêm cô nghe thấy tiếng nấc phát ra từ phòng tắm. Mỗi chuyến về quê lên, y như rằng mắt Linh đỏ ngầu. "Khó khăn tôi phải trải qua chỉ bằng một phần nhỏ khó khăn Linh phải chịu. Vì lẽ đó, tôi nuông chiều mọi cảm xúc và ủng hộ mọi quyết định của anh ấy", cô giãi bày.
Đêm 1/9, Linh lên bàn phẫu thuật. Cậu đã ngủ một giấc say sau hai tháng chập chờn do dự. "Tôi đã mơ về gia đình nhỏ của mình có 4 thành viên là tôi, vợ và hai đứa con nhỏ", Linh kể. Từ khi phẫu thuật, Linh cảm thấy nhẹ nhõm và tự tin khi không phải khúm núm trong chiếc áo rộng che đi "bộ ngực bất thường" và không mệt mỏi mỗi khi mặc trên người một chiếc áo nịt rồi mới được mặc sơ mi. Bố mẹ đã chấp nhận con người thực của cậu và gia đình nhà gái đã chấp nhận mối tình "lạc loài" của hai người.
Bà Vũ Thị Loan chia sẻ, nhiều lúc bà đã bảo con: "Mẹ thấy cái Lưu nó yêu con khổ lắm. Con buông cho nó đi lấy chồng". Cũng có lần bà bảo cô gái: "Cháu yêu Linh có hạnh phúc hiện tại nhưng không có tương lai". "Thế mà hai đứa vẫn kiên trì. Hai năm nay hiểu hơn về LGBT, vợ chồng tôi động viên nhau con mình nó không què quặt là được. Chúng muốn hạnh phúc, sao mình lại không toại nguyện cho chúng", bà vui vẻ nói và khoe nhà đang sửa sang để con bà làm chú rể.
Đánh dấu mốc 30 tuổi, Linh lên kế hoạch leo Himalaya và làm đám cưới. Cậu tưởng tượng tới lúc sẽ viết một lá thư cầu hôn gửi về từ Hikkim - ngôi làng trên độ cao 4.400 m. Hay khi đứng trên đỉnh tuyết trắng, livestream cảnh quỳ xuống cầu hôn Lưu. Nhưng do Covid-19, dự định của cậu vẫn chỉ là mơ mộng.
Không thực hiện được ước mơ thứ nhất, Linh đang thực hiện kế hoạch thứ hai. Từ tháng 8, cậu và người yêu đã đi đặt may váy cưới, đặt vest. Những ngày tháng 10 trời trong xanh, đôi uyên ương dẫn nhau lên địa đầu tổ quốc chụp ảnh cưới. Bức nào cũng thấy chất phiêu của Linh và nụ cười rạng ngời của Lưu.
"Chúng tôi đi đến ngày hôm nay là tình thương và tình nghĩa, chứ không đơn thuần là yêu nữa", đôi uyên ương nói.
Xem thêm ảnh về hành trình yêu của Linh và Lưu.
Khán giả lớn tuổi bày tỏ ý kiến trái chiều về hình xăm của Dế Choắt Hành trình của Rap Việt mùa đầu tiên đã kết thúc với người chiến thắng là Dế Choắt. Tuy nhiên, ngôi Quán quân cũng biến anh trở thành tâm điểm chú ý, bàn tán của mọi người. Một trong số đó chính là vấn đề về hình xăm trên người. Việc Dế Choắt xăm kín và trở thành Quán quân của một chương...