Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải ghi vào sổ sách theo dõi
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi; khi sử dụng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng phải bàn giao cho người được giao quản lý kho.
(Ảnh minh hoạ).
Bộ Tư pháp đang tổ chức thẩm định dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (gọi tắt là vũ khí).
Theo dự thảo, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau khi được trang bị vũ khí phải quản lý, bảo quản tại kho, nơi cất giữ và làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký theo quy định và chỉ được sử dụng khi có giấy phép sử dụng hoặc giấy xác nhận đăng ký.
Kho, nơi cất giữ vũ khí phải được bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ; xây dựng phương án bảo vệ; có nội quy được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị vũ khí phê duyệt.
Kho vũ khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự. Kho vũ khí không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh.
Video đang HOT
Vũ khí được bảo quản trong kho, nơi cất giữ phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng theo từng chủng loại, nhãn hiệu. Trường hợp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để cùng kho, nơi cất giữ thì phải sắp xếp độc lập chứ không để chung.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi; khi sử dụng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng phải bàn giao cho người được giao quản lý kho.
Trường hợp mất vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc xảy ra sự cố đối với kho, nơi cất giữ phải có văn bản báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý theo quy định.
Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí phải thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc cấp phát, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển, điều động, chuyển cấp, hư hỏng, mất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm.
Góp ý vào dự thảo nghị định, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp cùng đề nghị không quy định về tổ chức bộ máy chuyên trách theo dõi công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để bảo đảm phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công an cho biết đã tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo, bảo đảm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không quy định tổ chức bộ máy trong các văn bản quy phạm pháp luật không phải là văn bản về tổ chức bộ máy.
Dự thảo nghị định cũng đề xuất giao Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, VKSND Tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc trang bị, quản lý, sử dụng, sửa chữa, vận chuyển, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được trang bị cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí cấp giấy phép quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ….
Kha Xuân Lộc
Theo Dantri
Thanh Hóa thu giữ hơn 2.000 khẩu súng săn
Hàng nghìn súng săn, đạn ghém... đã được đồng bào dân tộc thiểu số giao nộp cho lực lượng Biên phòng Thanh Hoá.
Ngày 12/5, đại tá Lê Ngọc Long, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết, sau một năm triển khai kế hoạch thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên tuyến biên giới, lực lượng chức năng đã vận động đồng bào dân tộc giao nộp và thu hồi hơn 2.200 khẩu súng, nòng súng các loại, 40 g đạn chì, gần 1.400 hạt nổ...
Có thời điểm trong vòng một tháng, người dân tự nguyện bàn giao cho bộ đội biên phòng gần 300 khẩu súng các loại.
Số súng săn bị thu giữ chờ tiêu huỷ. Ảnh: Lê Hoàng.
Theo đại tá Long, trong các gia đình vùng cao vẫn còn một số hộ cất giấu vũ khí tại chòi rẫy, trong rừng sâu gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự trên tuyến biên giới.
"Một số kẻ vận chuyển, mua bán ma túy vẫn sử dụng vũ khí là súng tự chế để chống trả lực lượng chức năng, do đó công tác tuyên truyền, vận động giao nộp vũ khí vật liệu nổ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục", ông Long nói.
Theo Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, việc giao nộp vũ khí nêu trên cũng góp phần hạn chế nạn săn bắn thú rừng trái phép, vốn là tập tục nhiều năm qua của đồng bào vùng cao.
Hiện có 152/152 thôn bản tuyến biên giới ở Thanh Hoá ký cam kết không tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép.
Lê Hoàng
Theo VNE
Thường vụ Quốc hội bàn về việc quản lý, sử dụng vũ khí Dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ được trình UBThường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 3, bắt đầu hôm nay, 12/9, kéo dài gần trọn 2 tuần. Cụ thể, phiên họp thứ 3 của UB Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 12/9 và kéo đến 22/9....