Sử dụng viện trợ khẩn cấp phải đúng đối tượng
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ khẩn cấp phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 50/2020 quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-6 tới đây.
Theo đó, bên viện trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác cung cấp trực tiếp viện trợ không hoàn lại nhằm cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Bên tiếp nhận viện trợ là các tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung của các khoản viện trợ.
Video đang HOT
Cụ thể là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Đối tượng thụ hưởng viện trợ là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ là không tiếp nhận những hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Một nguyên tắc khác là không tiếp nhận các khoản viện trợ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với bên viện trợ.
Ra mắt mô hình Chợ Nhân đạo hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-19
Từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5 tới (Tháng Nhân đạo), Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ triển khai mô hình Chợ Nhân đạo nhằm hỗ trợ những người khó khăn do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Người dân nhận lương thực và nhu yếu phẩm tại Chợ Nhân đạo ngày 28/4. (Nguồn: Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)
Theo Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, mô hình Chợ Nhân đạo sẽ được triển khai tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, hỗ trợ những người bị mất thu nhập do Covid-19, trong đó tập trung hỗ trợ nhóm lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn.
Mô hình ưu tiên người nghèo/cận nghèo năm 2020, hộ gia đình có người khuyết tật, người già trên 65 tuổi hoặc đau ốm kinh niên, hộ gia đình có phụ nữ mang thai/đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, hộ phụ nữ đơn thân.
Đến với Chợ Nhân đạo, người dân sẽ được nhận những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu như: gạo, rau, trứng, hạt nêm...
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khẳng định: "Mô hình Chợ nhân đạo được triển khai để giúp cho người dân, đặc biệt là những người khó khăn do bị mất việc làm, người lang thang cơ nhỡ... do dịch Covid-19. Chúng tôi mong muốn mô hình được triển khai rộng khắp trên cả nước, để có nhiều người dân được nhận hỗ trợ, thông qua sự kết nối với các nhóm thiện nguyện và các doanh nghiệp hảo tâm".
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thu, thời gian tới, Trung ương Hội phấn đấu hỗ trợ 100.000 phiếu đổi hàng, mỗi phiếu đổi hàng trị giá tối thiểu 100.000 đồng, tổng giá trị 10 tỷ đồng.
Trung ương Hội cũng hỗ trợ một phần nguồn lực (tiền mặt hoặc hàng) trị giá 50 triệu đồng để triển khai mô hình Chợ Nhân đạo cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 46 tỉnh, thành chưa nhận được hỗ trợ nào khác từ Trung ương Hội trong đợt dịch bệnh Covid-19. Tổng nguồn lực trị giá 2,4 tỷ đồng được huy động từ nguồn vận động tài trợ và nguồn kinh phí cứu trợ khẩn cấp tại Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Tại Hà Nội, chiều 28/4, mô hình Chợ Nhân đạo đã được triển khai tại địa chỉ 68 Bà Triệu. Đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã trao 300 phiếu mua hàng tương đương 300 suất quà (trị giá 150.000 đồng/suất, bao gồm các nhu yếu phẩm: gạo, rau, hạt nêm, trứng,...) cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Chương trình cũng đồng thời kết hợp với mô hình "Quán cơm dã chiến" của nhóm thiện nguyện "Mùa Thu và những người bạn" để gửi những suất cơm đến với người khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Thăm hỏi, hỗ trợ người dân Lào Cai sau mưa đá, dông lốc Sáng 27/4, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tới thăm hỏi, trao hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng thiệt hại bởi mưa đá, dông lốc vừa qua tại tỉnh Lào Cai. Sáng 27/4, Phó Chủ tịch, Tổng Thư kí Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Hải Anh và Đoàn công tác đã tới thăm hỏi, trao hỗ...