Sử dụng thuốc theo đơn cũ, bé 7 tuổi suýt mù mắt
Gia đình sử dụng thuốc theo đơn cũ để tra mắt cho bé. Khi đến bệnh viện, bé chỉ còn nhìn được bóng bàn tay của mình. Theo các bác sĩ, việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể gây mù vĩnh viễn.
Ngày 14/4, bác sĩ Hoàng Cương (BV Mắt TƯ) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bé N.V.H. (7 tuổi, ở Hà Tĩnh) suýt mù mắt do tự ý dùng thuốc chữa bệnh glôcôm.
Trước đó, bệnh nhi được chuyển đến BV trong tình trạng bệnh glôcôm rất nặng, chỉ còn nhìn được bóng bàn tay của mình. Gia đình cho biết, thời gian trước đó bé bị viêm kết mạc dị ứng. Gia đình đưa đi khám và bác sĩ kê đơn thuốc cho bé. Những lần sau đó, hễ thấy mắt bé đau, gia đình lại mua thuốc theo đơn cũ rồi cho bé sử dụng mà không biết thuốc có chứa steroid. “Nếu thấy bé ngứa mắt quá thì nhỏ ngày 3 lần, còn bình thường thì nhỏ 1 lần/ngày”, người nhà bé cho biết.
Tại BV, dù đã được điều trị tích cực, thậm chí thay thủy tinh thể 2 mắt nhưng khả năng nhìn của bé chỉ còn 1/10.
Bệnh nhi đang được điều trị tại BV Mắt TƯ
Bác sĩ Hoàng Cương cho biết, glôcôm hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống là bệnh rất nguy hiểm. Bệnh glôcôm gây tổn hại các tế bào hạch võng mạc và các tổn hại thị giác trong glôcôm không hồi phục được. Trong các bệnh gây mù lòa về mắt, bệnh glôcôm được xếp vào loại mù lòa không chữa được.
Hiện nay, đáng báo động là tình trạng người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt không có chỉ định của thầy thuốc khiến cho mắt có thể bị glôcôm do tra steroid kéo dài. Tại BV Mắt TƯ, 30% bệnh nhân đến khám có nguy cơ mù do lạm dụng steroid.
Theo các chuyên gia, bệnh glôcôm thường khởi phát đột ngột. Biểu hiện dễ nhận thấy là mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng. Bệnh nhân thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay. Có trường hợp bệnh nhân chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, mi mắt, sưng nề, mắt đỏ, giác mạc phù nề mờ đục.
Khi phát hiện mắc bệnh glôcôm cần được điều trị ngay bằng thuốc tra mắt và uống thuốc hạ nhãn áp theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Bệnh nhân phải đi khám định kỳ, được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.
Video đang HOT
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách
Thuốc nhỏ mắt là một trong những loại thuốc phổ biến nhất được tìm thấy trong tủ thuốc gia đình và cũng rất dễ tìm mua ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách.
Đặc điểm sinh lý của hệ thống nước mắt
Nước mắt của người bình thường được tiết ra liên tục từ tuyến nước mắt với tốc độ khoảng 1 microlit (l) trong 1 phút, tạo ra một màng nước mắt bao phủ toàn bộ bề mặt của giác mạc và kết mạc.
Màng nước mắt này có tác dụng bảo vệ mắt chống nhiễm khuẩn, giữ cho mắt không bị khô và được chứa ở túi cùng kết mạc khoảng 20l-30l. Dịch nước mắt thừa ở túi cùng kết mạc được rút vào túi nước mắt qua các ống tiểu quản nhờ áp suất âm ở túi nước mắt.
Khi chớp mắt, túi nước mắt bị ép và nước mắt được bơm vào ống mũi lệ đổ vào khoang miệng khoảng 2l mỗi lần chớp mắt. Nước mắt là một dịch nước trong suốt có pH khoảng 7,4, có chứa các chất điện giải như Na , K , Ca , Cl, HCO3.
Cấu tạo của mắt - Ảnh minh họa: Internet
Khi nhỏ một giọt thuốc vào vùng trước giác mạc, phần thừa ngoài sức chứa của mắt sẽ trào ra má, phần còn lại được tháo vào ống mũi lệ và quá trình này tiếp diễn cho đến khi thể tích dịch nước mắt trở lại bình thường, làm cho liều thuốc đã nhỏ bị mất đi đáng kể.
Hơn nữa, khi thể tích nước mắt đã trở lại bình thường thì sự tiết nước mắt vẫn tiếp diễn, nước mắt tiết ra tiếp tục pha loãng lượng thuốc còn lại, làm giảm nồng độ dược chất, làm giảm tốc độ và mức độ khuếch tán dược chất qua giác mạc.
Tác động của hệ thống nước mắt càng bất lợi khi thuốc nhỏ mắt có pH càng khác 7,4 và được đệm bằng các hệ đệm có dung lượng đệm cao vượt quá khả năng tự điều chỉnh của nước mắt.
Thuốc sẽ gây kích ứng mạnh ở mắt, mắt buộc phải phản xạ lại bằng cách tăng tiết nước mắt. Nước mắt tiết ra càng nhiều nồng độ dược chất càng bị pha loãng, quá trình khuếch tán dược chất qua giác mạc càng giảm do nồng độ giảm.
Nước mắt tiết ra càng nhiều, liều thuốc đã nhỏ càng bị trôi rửa nhanh chóng, thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc càng ngắn, dược chất càng ít được hấp thu.
Những việc nên và không nên làm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt
Theo Bác sĩ Trần Thị Thùy Trang, bệnh viện Mắt Hà Nội, thuốc nhỏ mắt cần phải dùng đúng theo chỉ định và cần lưu ý cách sử dụng của thuốc như sau:
Nên làm:
- Rửa sạch tay với xà phòng và nước trước khi nhỏ mắt.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc nhỏ mắt.
- Sau khi mở lọ thuốc, ghi lên lọ ngày bạn mở nắp thuốc vì thuốc nhỏ mắt nên được sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở.
Dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet
- Nghiêng đầu về phía sau và nhẹ nhàng kéo mi dưới, nhỏ 1 đến 2 giọt thuốc.
- Sau khi nhỏ thuốc, day mũi, khe mắt để thuốc không xuống họng qua đường mũi.
- Sau khi nhỏ thuốc, nhắm mắt trong 10 giây, sau đó mở mắt và bắt đầu chớp mắt đến khi nhìn lại bình thường.
- Giữ 5 - 10 phút trước khi nhỏ loại thuốc thứ 2 để tránh rửa trôi thuốc trước đó.
- Dùng đúng liều chỉ định của bác sĩ.
Không nên làm:
- Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi mắt bị đỏ.
- Khi nhỏ mắt không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt.
- Không nhỏ thuốc lên tròng đen của mắt.
- Không nhỏ thuốc khi dùng kính áp tròng.
- Không nhỏ hai loại thuốc nhỏ mắt cùng lúc.
Theo phunusuckhoe.vn
Nhấn mí, nhấn cả... kim khâu vào mắt Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt T.Ư cho biết, bệnh nhân V.T.L. (24 tuổi) phải vào khoa Chấn thương khi đang tạo hình mí ở cơ sở làm đẹp thì bị mất kim, tua trực mặc dù đã phẫu thuật ngay nhưng vẫn không tìm được kim. Ảnh: PV Khi xem kết quả chụp phim X-quang, các bác sĩ phải quan sát...