Sử dụng thực phẩm chức năng ‘xách tay’: Biết ai để bắt đền?
Gần đây, một số chuyên gia cảnh báo tình trạng, nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được quảng cáo là hàng “xách tay”.
Giá mỗi nơi mỗi khác nhưng điểm chung của các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ “xách tay” thường được giới thiệu là người quen làm trong ngành hàng không hoặc ở nước ngoài mua hàng gửi về, bảo đảm là hàng “xịn” về chất lượng, giá rẻ hơn giá gốc…
Ảnh minh họa.
Một chuyên gia cho hay, các loại thuốc nói chung và TPCN nói riêng đều có khuyến cáo không thích hợp với một số đối tượng như tăng huyết áp, suy gan, suy thận… Do đó, nếu ai mắc một chứng bệnh mạn tính, cần đọc kỹ khuyến cáo trước khi mua TPCN. Cũng theo chuyên gia này, một số loại TPCN sẽ bị giảm tác dụng khi dùng cùng lúc với các loại thuốc khác. Chính vì thế, trước khi muốn sử dụng TPCN cùng với loại thuốc khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo lãnh đạo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hàng “xách tay” không phải lúc nào cũng được như ý vì ngay cả người bán cho mình cũng không rành rẽ. Họ chỉ thấy thị trường có nhu cầu thì mang về, còn nguồn không được xác định, không có hướng dẫn sử dụng, tư vấn. Đã có nhiều người tiêu dùng vì muốn giảm béo nhanh, sử dụng TPCN không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là dùng các nguồn hàng “xách tay”, dùng tăng liều không theo hướng dẫn sử dụng dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng như: Loạn thần, mất trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận…
Video đang HOT
Còn một lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, pháp luật quy định, các loại thực phẩm nhập khẩu vào cần phải công bố thông tin với cơ quan quản lý và phải có người đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cùng sự giám sát của cơ quan chuyên môn. Hơn nữa, hàng “xách tay”, theo luật pháp là chỉ được dùng cá nhân, không được bán.
Vì vậy, vị lãnh đạo này khuyến cáo, người dân không nên mua sản phẩm được tuyên truyền là hàng “xách tay”. Nếu người dân sử dụng các sản phẩm chức năng, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ là hàng “xách tay”, nếu xảy ra vấn đề, cơ quan chức năng không thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm do chưa đăng ký.
Theo ngaynay
Nhiều người bị nhiễm viêm gan A sau khi ăn quả mâm xôi
Số bệnh nhân nhiễm viêm gan A do liên quan đến việc sử dụng quả mâm xôi được bán tại chuỗi cửa hàng Fresh Thyme Farmers Market ở Hoa Kỳ tiếp tục tăng.
Số bệnh nhân mắc bệnh viêm gan từ một ổ dịch bắt nguồn từ quả mâm xôi tươi vẫn tiếp tục tăng, mặc dù sản phẩm này đã được bán cách đây 2 tháng.
Tính đến ngày 26/11, có 14 người trên khắp năm tiểu bang của Hoa Kỳ đã được xác nhận bị nhiễm viêm gan A liên quan đến quả mâm xôi tươi được bán tại các cửa hàng tạp hóa Fresh Thyme Farmers Market.
Tiếp tục có thêm những bệnh nhân nhiễm viêm gan A do sử dụng quả mâm xôi được mua tại một chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Hoa Kỳ. Ảnh: FSN
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, loại quả mọng này có thể được phân phối trong các cửa hàng của chuỗi cửa hàng tạp hóa này ở sáu tiểu bang khác.
Ngày khởi phát bệnh gần đây nhất là ngày 15/11. Bệnh này có thể mất 50 ngày hoặc hơn sau khi tiếp xúc với các triệu chứng nhiễm trùng để phát triển các triệu chứng. Các chuyên gia lo ngại rằng loại quả này có thể được mua và được cấp đông để sử dụng lâu dài tại các gia đình hoặc nhà hàng nên nó có thể là nguồn gây bệnh tiếp theo.
Theo nghiên cứu, kể cả khi sản phẩm được đông lạnh vẫn không thể tiêu diệt virus viêm gan A. Những người đã mua những quả mâm xôi từ chuỗi cửa hàng này không nên sử dụng sản phẩm. Những người đã ăn quả mâm xôi tươi hoặc quả mâm xôi đông lạnh được mua tươi từ các cửa hàng Fresh Thyme Farmers Market ở các bang liên quan nên tự theo dõi các triệu chứng.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đang kêu gọi người tiêu dùng không nên ăn bất kỳ loại quả mâm xôi tươi thông thường nào nếu được mua trong khoảng thời gian từ ngày 9/9 đến ngày 30/9/2019, từ các cửa hàng Fresh Thyme Farmers Market.
Viêm gan A là một loại virus truyền nhiễm có thể gây ra bệnh gan. Nhiễm vi rút viêm gan A (HAV) có thể ở mức độ nghiêm trọng từ một bệnh nhẹ kéo dài vài tuần đến một bệnh nặng kéo dài vài tháng. Trong những trường hợp hiếm gặp, đặc biệt đối với những người có tình trạng sức khỏe từ trước hoặc những người có hệ miễn dịch yếu, nhiễm trùng viêm gan A có thể tiến triển thành suy gan và tử vong.
Phần lớn các bệnh nhiễm trùng viêm gan A là do các nguyên nhân chưa biết hoặc do tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng viêm gan A là do ăn hoặc uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thu hoạch, chế biến và phân phối.
Bệnh thường xảy ra trong vòng 15 - 50 ngày sau khi ăn hoặc uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng của viêm gan A bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, vàng da, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt.
Trong một số trường hợp, đặc biệt ở trẻ em dưới sáu tuổi, nhiễm viêm gan A có thể không có triệu chứng. Những người bị viêm gan A thường hồi phục hoàn toàn trong vòng một đến hai tháng; tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, viêm gan A có thể gây nhiễm trùng kéo dài hoặc tái phát.
Do phạm vi nghiêm trọng của bệnh, mọi người nên tham khảo ý kiến các trung tâm chăm sóc sức khỏe nếu họ nghi ngờ rằng có các triệu chứng giống như nhiễm trùng viêm gan A. Tất cả mọi người dễ bị nhiễm viêm gan A. Tuy nhiên, những người đã bị viêm gan A trước đó hoặc đã được tiêm phòng đều miễn nhiễm với viêm gan A.
Thanh Vân
Theo FSN/vietQ
Mắc thêm 'cả đống' bệnh nguy hiểm vì giảm béo siêu tốc Có nhiều loại thuốc giảm béo tạo cho người dùng cảm giác no, ăn ít đi, nhưng nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Ngoài ra có thuốc còn tác động đến nội tiết gây rối loạn nội tiết. Một số thuốc khác gây chán ăn, tiềm ẩn nguy cơ suy kiệt cơ thể. Ảnh minh họa: Internet Thực...