Sử dụng thảm taplo ô tô, nên hay không?
Taplo ô tô là bảng điều khiển phía trước tay lái. Thảm taplo được sản xuất ra với mục đích bảo vệ taplo trước ánh nắng gay gắt của mặt trời
Sử dụng thảm che taplo liệu có cần thiết? – Ảnh minh hoạ.
Do nằm sát kính lái, taplo chịu tác động nhiều nhất từ ánh nắng mặt trời, “hứng” trọn tia UV và nhiệt độ cao từ ánh nắng. Nếu đậu xe lâu dưới trời nắng, nhiệt độ taplo có thể tăng lên đến 60 độ C, thậm chí 70 độ C. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt taplo và những chi tiết của bảng điều khiển nằm phía dưới.
Ưu điểm khi sử dụng thảm taplo
Thảm taplo ra đời như một trong những cách chống nóng và bảo vệ cho bề mặt taplo nhưng không ít ý kiến tỏ ra băn khoăn về việc nên sử dụng món đồ hay không.
Anh H.Hoàng (Kỹ thuật viên ô tô hãng KIA – Long Biên) cho biết: “Theo mình là nên dùng, vì ở Việt Nam nắng rất gắt, nên sau một thời gian taplo nhất định sẽ bị bạc màu”. Hầu hết bảng taplo trên các dòng xe hiện nay đều sử dụng vật liệu nhựa, nên khả năng chống chịu tác động của ánh nắng mặt trời rất kém. Sau thời gian sử dụng, bề mặt táp lô thường bị phai màu, thậm chí xuất hiện vết nứt nẻ, phồng rộp.
Bên dưới lớp nhựa bảng táp lô là nơi chứa máy móc, thiết bị liên quan đến hệ thống vận hành và an toàn. Những xe thường xuyên di chuyển hay dừng/đỗ lâu dưới ánh nắng mặt trời, bảng táp lô sẽ nóng lên, sản sinh tác nhân gây tác hại.
Kết quả một số cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu để ô tô “phơi mình” quá lâu dưới trời nắng, nhiệt độ bề mặt taplo có thể lên tới 60 – 70 độ C, ảnh hưởng trực tiếp đến các chi tiết gắn tại vị trí này.
Nhược điểm khi sử dụng thảm taplo
Video đang HOT
Thảm taplo sẽ trở thành nơi tích chứa bụi, vi khuẩn và cản trở hoạt động của túi khí – Ảnh minh hoạ.
Dạo qua các diễn đàn ô tô, nhiều ý kiến cho rằng, thảm taplo là một trong những món phụ kiện dễ “móc túi” chủ sở hữu xe nhất. Bởi các nhà sản xuất ô tô đã tính toán kỹ khả năng chịu nhiệt cho từng bộ phận trên xe và bảng táp lô cũng không ngoại lệ. Do vậy, thảm chống nóng cho taplo là trang bị không cần thiết, vừa tốn tiền, vừa tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, thậm chí còn làm cản trở hoạt động của túi khí.
Để đảm bảo an toàn, các hãng xe và các tổ chức an toàn khuyến cáo người sử dụng ô tô không nên để thảm, đồ trang trí trên bảng taplo. Chưa kể, nếu mua phải loại thảm kém chất lượng sẽ sinh ra bụi, mùi nilon khó chịu làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bằng lái xe B2 và những điều người dân cần biết rõ
Người dân bắt buộc phải tham gia khóa đào tạo lái xe và vượt qua kỳ thi sát hạch bằng lái xe B2 để đủ điều kiện lái xe.
Những điều cần nắm rõ khi học lái xe ôtô bằng B2. Ảnh: LĐO
Bằng B2 được điều khiển những loại xe nào?
Bằng lái xe (hoặc giấy phép lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người tham gia giao thông, điều khiển phương tiện giao thông một cách hợp pháp.
Theo đó, ngoài xe ôtô cá nhân, bằng B2 còn cho phép điều khiển các phương tiện khác. Theo Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Thời gian đào tạo lái xe hạng B2
Tổng thời gian: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
Các môn kiểm tra:
- Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn cấu tạo và sửa chữa thông thường và môn nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
- Chí phí học: Phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo lái xe.
Hồ sơ thi sát hạch bằng B2
Hồ sơ dự thi sát hạch nâng hạng bằng lái do cơ sở đào tạo lái xe lập và gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông - Vận tải, gồm có:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2017;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B2;
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Chí phí sát hạch bằng B2
Theo Biểu mức thu phí sát hạch lái xe tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, người dự thi bằng B2 phải nộp phí sát hạch như sau:
- Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần
- Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần
- Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần
Mẹo tẩy bụi sơn dính trên ô tô Toàn bộ nóc xe, nắp capo dính bụi sơn li ti màu trắng do đỗ xe dưới chân công trường xây dựng. Khắc phục cách nào? Bụi sơn thường là những đốm li ti xuất hiện dày đặc trên bề mặt xe. Khiến chiếc xe của bạn mất đi độ bóng, cướp đi sự sang trọng vốn có của nó. Ngoài ra, bụi...