Sử dụng sản phẩm “tăng cường sinh lực đàn ông” tùy tiện: Tự rước họa
Chỉ cần dạo 1 vòng qua các khu chợ dân sinh ở bất kỳ địa phương nào, hoặc lướt một vòng trên chợ online, cũng dễ dàng để mua được thuôc bôi, xit, hoăc những thứ dược liệu với lời quảng cáo là giúp tăng cường sinh lực cho nam giới.
Thực chất, các san phâm dược liệu này có tác dụng tới đâu vẫn chưa được kiểm chứng mà chỉ thấy nhiều đấng mày râu khốn khổ…
Hỏng “cậu nhỏ” do mua thuốc xịt trên mạng
ThS. BS. Hoàng Văn Hậu – Khoa Tiết niệu và Nam khoa (Đại học Y Hà Nội) cho biết, ngày càng có nhiều bệnh nhân bị tai biến vì dùng chất kích thích, thuốc xịt giúp cường dương không rõ nguồn gốc phải tới bệnh viện trong tình trạng “cậu nhỏ” bỏng rát, sưng phù, rối loạn cương dương nghiêm trọng. Như trường hợp anh N.T.T. (27 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ.
Theo anh T. chia sẻ, vì khả năng cương cứng bộ phận sinh dục không theo ý muốn nên anh đã tự ý mua thuốc xịt rao bán trên mạng mong lấy lại tự tin. Mỗi khi “lâm trận”, anh dùng thuốc xịt vào “cậu nhỏ” và thấy cương cứng tốt nên anh xịt rất nhiều. Nhưng sau khi lạm dụng thuốc, “cậu nhỏ” sưng nề đỏ rát và có dấu hiệu hoại tử, anh T. vội đến bệnh viện thăm khám.
Dược liệu quý được quảng cáo là tăng cường sinh lực bán nhan nhản.
Video đang HOT
Trên thị trường có nhiều loại thuốc hỗ trợ hoạt động tình dục cho nam giới với nhiều dạng bôi, xịt, tiêm… Nhiều loại được quảng cáo xuất xứ từ các nước như: Anh, Mỹ, Nga nhưng thực chất chỉ là hàng trôi nổi, chủ yếu được rao bán một cách lập lờ trên mạng. Thực chất các loại hàng phun, xịt này chứa chất lidocaine chỉ có tác dụng làm tê cục bộ, kéo dài thời gian sinh hoạt, không giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Người dùng khi sử dụng ban đầu có thể thấy rất hiệu quả, nhưng về sau dễ bị lệ thuộc thuốc. Các thuốc này không có chỉ định dùng lâu dài, nếu sử dụng từ 5 – 6 lần sẽ gây cảm giác bỏng rát khó chịu. Có trường hợp phải cấp cứu do dương vật bị cương cứng quá lâu, máu không lưu thông dẫn tới hoại tử. Nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rối loạn cương dương, xơ hóa dương vật, suy giảm khả năng tình dục, thậm chí vô sinh.
Nhiều loại sâm cau để ngâm rượu bị làm giả dược liệu.
Lầm tưởng rễ cây có độc là… viagra
Bên cạnh trào lưu dùng thuốc Tây để nâng cấp cậu nhỏ, nhiều đấng mày râu chọn giải pháp từ từ, dân gian như: sâm cau, ba kích, bìm bịp hay rắn rết, bọ cạp… ngâm rượu. Tuy nhiên, dược liệu quý này rất dễ nhầm với loại rễ củ độc khác, người sử dụng có thể bị ngộ độc.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích dược liệu, các loại sâm cau đang được chào bán nhan nhản ấy chủ yếu là rễ cây bồng bồng. Mặt khác, TS. Phạm Thanh Huyền – Trưởng khoa Tài nguyên Dược liệu – Viện Dược liệu cho biết: Thảo dược quý như các loại sâm cau, sâm Ngọc Linh,… của Việt Nam hiện nay đang bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó, có nhiều loại thảo dược có hình dáng rất giống với những loại thảo dược này nên người mua có thể bị mua phải thảo dược giả, nhái hoặc thảo dược nhập khẩu từ Trung Quốc. Ví dụ như: tam thất có hình dáng rất giống với sâm Ngọc Linh hoặc rễ cây bồng bồng rất giống với sâm cau…
Lực lượng chức năng thu giữ nhiều loại dược liệu không rõ nguồn gốc tại các cửa hàng kinh doanh.
Theo TS. Huyền: Nghiên cứu của Viện Dược liệu cho thấy có tới khoảng 90% thuốc Đông dược trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc không có nhãn mác. Hơn nữa, thuốc Đông y này đã bị chiết xuất hết dược chất hay còn gọi là rác dược liệu, nên không còn dược tính, thậm chí thuốc còn lẫn cát và xi-măng. TS. Huyền cũng cảnh báo: Không chỉ dược liệu giả mới gây hại, nhiều loại dược liệu thật cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi dược liệu bị nhiễm nấm mốc, chất bảo quản sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.
Uống nước trà xanh thế nào để có lợi cho sức khỏe
Một tách trà xanh mỗi ngày không những giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sinh lực mà còn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều lại gây phản tác dụng.
Nước trà xanh là một trong những đồ uống được yêu thích. Trà xanh có tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền, hơn nữa các hợp chất thực vật trong trà rất tốt cho việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, như ung thư, béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Mặc dù uống nước trà xanh vừa phải là một lựa chọn rất tốt cho hầu hết mọi người, nhưng vượt quá 3-4 cốc mỗi ngày có thể có một số tác dụng phụ tiêu cực.
Không nên lạm dụng trà xanh vì không có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Giảm hấp thụ sắt
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế, quá nhiều tannin - chất làm cho đồ uống như trà và rượu vang có vị đắng - ức chế sự hấp thụ sắt của cơ thể. Bởi vậy nên uống lượng trà vừa phải và ăn thực phẩm giàu chất sắt thường xuyên, tin tức trên VietNamNet.
Gây hại răng, xương khớp
Các nhà khoa học đã tìm thấy hàm lượng florua cao trong túi trà. Nếu tiêu thụ hơn 4 tách trà (một lít) mỗi ngày có thể vượt quá lượng tiêu thụ florua được phép. Tiêu thụ quá nhiều florua có thể làm hỏng răng, xương và khớp. Nghiên cứu chỉ thử nghiệm các loại trà của Vương quốc Anh.
Gây lo lắng, khó ngủ hoặc đau đầu
Trà có chứa caffeine (20 - 60 mg) mỗi cốc, ít hơn cà phê. Nhưng nếu uống quá nhiều trà, lượng caffeine đó sẽ tăng lên, làm gián đoạn giấc ngủ, ợ nóng, đau đầu và lo lắng. Tác động tiêu cực này có xu hướng xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều caffeine, từ 100 đến 200 mg mỗi ngày (2-10 tách tùy thuộc vào từng loại trà).
Buồn nôn, ợ nóng
Báo Lao động đưa tin, một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, đặc biệt là khi tiêu thụ với số lượng lớn hoặc khi bụng đói. Tannin trong lá trà tạo nên vị đắng, chát của trà, gây kích thích mô tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như buồn nôn hoặc đau dạ dày.
Chất caffeine trong trà có thể gây ợ nóng hoặc làm gia tăng các triệu chứng trào ngược axit. Caffeine có thể làm giãn cơ thắt thực quản, nơi ngăn cách thực quản với dạ dày, cho phép các chất chứa trong dạ dày có tính axit dễ dàng chảy vào thực quản hơn, không tốt cho hệ tiêu hoá.
Hầu hết các tác dụng phụ xuất hiện khi uống trà có liên quan đến hàm lượng caffeine và tannin. Nếu cơ thể gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi uống nước trà, thì nên thay đổi loại nước uống, và điều chỉnh số lần uống nước trà trong ngày, và đặc biệt không uống trà khi đói, mệt.
Nam giới đừng mặc định mình 'khỏe' Mặc định "phái mạnh" thì không thể "yếu" nên chẳng may gặp vấn đề về sức khỏe, các quý ông thường ngại đến viện mà sẽ tự điều trị... khiến nhiều ông lãnh đủ. Nhiều nam giới gặp vấn đề về sức khỏe tình dục nhưng vẫn "ngại" đến viện Tự ý chữa bệnh Thời gian gần đây, thấy không còn ham muốn...