Sử dụng quần áo giá rẻ kẻo mang bệnh
Trong thời điểm kinh tế khó khăn, giá cả leo thang chóng mặt, thói quen mua hàng của đại đa số người dân đang dần thay đổi. Đây là thời quần áo giá rẻ lên ngôi. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những ẩn họa khó lường…
Vỉa hè, chợ, cửa hàng… loạn quần áo giá rẻ
Theo tìm hiểu của PV, quần áo giá rẻ có thể phân chia làm 3 loại chính: một loại người ta quen gọi là hàng thùng, nghĩa là những quần áo cũ, đã qua sử dụng, nguồn gốc không rõ ràng, được nhập về loại thứ 2 cũng là hàng thùng, nhưng còn mới và trước khi đến tay người tiêu dùng (NTD), nó đã được trải qua các “công nghệ” tẩm, giặt, là bằng hóa chất, dán mác hàng mới và bán lẫn vào những mặt hàng chính hiệu khác trong cửa hàng. Tất nhiên, giá của nó vẫn dễ thở hơn loại thứ 3 là hàng mới hoàn toàn, chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc, và quy trình sản xuất ra nó cho đến giờ vẫn còn là một câu hỏi.
Quần áo giá rẻ có thể được bày bán tràn lan trên vỉa hè, được bày thành đống và người mua mặc sức lựa chọn hoặc có thể được bán trên những sạp hàng di động hoặc trong những cửa hàng, mà thường chúng ta dễ nhận thấy nhất qua những tấm biển hiệu thu hút khách hàng như “thanh lý”, “sale off”…
Quần áo giá rẻ đang ở thời kỳ hoàng kim của nó. Sở dĩ như vậy vì nó đáp ứng được tất cả nhu cầu của người mua, từ kiểu dáng, kích cỡ, cho đến giá cả… Anh N.T, chủ một sạp hàng quần áo ở chợ Đông Tác, Hà Nội cho biết, thường thường những hàng còn mới, kiểu dáng mẫu mã đẹp, sẽ được xếp vào loại 1. Tuy nhiên, giá của nó cũng ít khi vượt ngưỡng 100.000đ/ sản phẩm, mức giá thường là 70, 80 nghìn đồng.
Còn đối với loại 2, loại 3, đôi khi chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng đến 30.000 đồng, khách đã có thể mua được một chiếc áo, váy. Đây là mức giá quá rẻ trong bối cảnh hàng hóa tăng mạnh như hiện nay. Anh N.T tiết lộ, mỗi tối anh bán được cả trăm sản phẩm là bình thường.
Nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm
Trước ma trận tràn lan của quần áo giá rẻ, không ít người mua đặt dấu hỏi về nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng này. Còn các chủ hàng thì chỉ nhăn mặt: “Hàng bèo thế này, bán giá cho không, hỏi xuất xứ làm gì? Thích thì vào shop mà mua. Mà chắc gì đã là hàng xuất xứ đấy?”. Cũng chính vì không rõ nguồn gốc xuất xứ nên nguy cơ các bệnh truyền nhiễm từ mặt hàng này rất cao.
Chị T.Loan, nhà ở phố Trương Định, cho đến giờ vẫn chưa hết hoảng hốt. Tuần trước mua được bộ váy bày bán trên vỉa hè còn mới, giá chỉ có 80.000 đồng, rất thích nên chị mặc khá thường xuyên. Vài hôm sau chị bắt đầu cảm thấy da vùng kín bị ngứa. Chị nghĩ có lẽ do mình vệ sinh không sạch hoặc ăn phải thức ăn gây dị ứng, song vùng ngứa có xu hướng lan to hơn, ngứa nhiều và rát, chị hoảng hốt đến BV khám. “Đó là chiếc váy may liền với quần lót nên tôi không dùng quần nhỏ của mình mà mặc thẳng luôn, không ngờ bị viêm nhiễm từ chính chiếc quần đó”, chị Loan kể.
Hay như chị T. Hằng ở Cầu Giấy, chị mang bầu 8 tháng, cũng tá hỏa khi bác sĩ phát hiện chị nổi những nốt sùi ở vùng kín, có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và không thể sinh thường mà phải mổ. Đây là bệnh chỉ lây qua đường tình dục, hoặc dùng chung quần áo với người có bệnh. Tức khí, chị về nhà quát ầm và bắt chồng đi khám. Tuy nhiên, anh chồng cũng một mực khẳng định không hề tòm tem bên ngoài bao giờ.
Để vợ yên lòng, anh cũng đến BV da liễu khám, và mang về kết quả “zêrô” to đùng chứng minh cho vợ thấy. “Bác sĩ sau khi cân nhắc hết các khả năng, cho rằng có thể tôi bị lây bệnh khi mặc quần áo hàng thùng vì quả thật trước đây tôi rất thích tìm hàng này cho độc đáo, lại rẻ. Khi mình mang thai, sức đề kháng yếu là cơ hội cho vi rút phát triển tấn công”, chị Hằng thừa nhận.
Cách đây không lâu, thông tin gần một nửa mặt hàng quần áo và một phần ba số đồ dùng cho trẻ em được sản xuất tại Quảng Đông có chứa chất formadehyde đã gây xôn xao dư luận. Bởi không ít cửa hàng quần áo tại các chợ lớn ở Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, với ưu điểm là hàng Trung Quốc luôn có giá rẻ hơn những nước khác.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, formaldehyde hay được sử dụng để ướp xác các mẫu động vật trong nghiên cứu vì nó có chức năng tiêu diệt tế bào và vi sinh vật. Riêng với ngành dệt may, formaldehyde thường được sử dụng với mục đích chống mốc và vi sinh vật khi vận chuyển. Tuy nhiên, tác hại của hóa chất này được coi như là một trong những tác nhân gây nên ung thư, thường có biểu hiện ở ngoài da.
Đối với hóa chất nonylphenol ethoxylates (NPE) là hóa chất sử dụng tẩy rửa trong sản xuất hàng dệt tự nhiên và tổng hợp, trong một công bố mới nhất năm 2011, Tổ chức Bảo vệ môi trường Greenpeace cho biết, đây là hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản đã được phát hiện trong các sản phẩm quần áo. Trong đó, một số sản phẩm được sản xuất chủ yếu tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Malaixia…
NPE khi đổ ra tự nhiên, chất này chuyển thành nonylphenol (NP), sản phẩm phụ có độc tính cao. Bà Li Yifang, nhà vận động Greenpeace, nhấn mạnh : “Nonylphenol là chất phá vỡ tính cân đối của hoóc môn trong vật thể sống, có khả năng tích tụ bền vững, đe dọa khả năng sinh sản và gây ung thư”.
Lời khuyên của chuyên gia:
Video đang HOT
Đối với những hàng quần áo hoặc không còn mới, hoặc không rõ nhãn mác, xuất xứ, chúng ta nên giặt tẩy mạnh, nhúng nước sôi trước khi sử dụng đến.
Để phòng tránh bệnh tật lây nhiễm, hoặc ảnh hưởng của hóa chất, trước khi sử dụng, nên giặt bằng xà phòng có chất tẩy mạnh. Sau đó, phơi ngoài nắng lớn cho thật khô, rồi dùng bàn ủi ủi lại. Nếu cẩn thận hơn, nên nhúng nước sôi quần áo trước hoặc sau khi giặt xong rồi mới đem phơi. Giặt giũ quần áo càng kỹ, càng giúp tận diệt triệt để các tác nhân gây bệnh đang trú bám trên đó.
Theo plxh
Thương cậu bé không có khuôn mặt người
Hơn 4 năm rồi, khối u quái ác đã khiến em phải từ bỏ ghế nhà trường, lầm lũi trong căn nhà chịu đựng nỗi đớn đau đến cùng cực.
Nằm co quắp trên giường, em quay mặt vào tường để giấu đi khuôn mặt bị biến dạng của mình. Với hành trình giành giật sự sống từng ngày, có những lúc tưởng như không thể sống được, cậu bé vẫn thèm khát và hy vọng được sống chỉ bởi một điều thật giản đơn: được sống bên bố mẹ thì dù đau đớn mấy em vẫn cố chịu đựng.
Suốt 4 năm qua, Lê Trung Tuấn chịu đựng những hành hạ từ khối u quái ác trên mặt.
Cậu bé đáng thương ấy là Lê Trung Tuấn (SN 1998) tại khu phố 1, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Tuấn sinh ra kháu khỉnh, thông minh như bao đứa trẻ khác, suốt 5 năm liền ngồi trên ghế nhà trường, cậu bé Tuấn luôn là học sinh giỏi của trường tiểu học Hải Vân. Cuộc đời nghiệt ngã chỉ bắt đầu giáng xuống khi em lên 10 tuổi khiến việc học hành của em cũng dang dở, bắt đầu những ngày đau đớn, chiến đấu với bệnh tật trong cuộc sống khép kín đầy mặc cảm.
Đó là vào một ngày tháng 3/2009, khi đó Tuấn đang học lớp 5, lúc đầu em thấy khó chịu ở mặt rồi một bên mũi trái bị tịt. Em được gia đình đưa đi từ bệnh viện huyện, rồi tỉnh cho đến các bệnh viện lớn ở Hà Nội. Sau gần 1 năm trời đi khắp các bệnh viện, cuối cùng các bác sỹ kết luận em bị u não xoang. Đến tháng 10/2009, Tuấn tiếp tục đi khám tại Bệnh Viện Tai- Mũi- Họng TW và được các bác sỹ ở đây chuẩn đoán em bị "U loạn sản sinh xương" nên không có khả năng mổ cũng như không có khả năng điều trị bằng tia xạ. Đây là căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp và khả năng tử vong cao. Gia đình em cũng không ngờ được chỉ những biểu hiện đơn giản đó lại là dấu hiệu của một căn bệnh hiểm nghèo quái ác.
Cậu bé mặc cảm, lầm lũi làm bạn với 4 bức tường.
Không dừng lại ở đó trong thời gian từ 2009 đến nay gia đình cũng đã đưa em đi khám các bệnh viện như Việt Nam - Cu Ba, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (điều trị 15 ngày và không thể mổ), Bệnh Viện Bạch Mai (điều trị 1 tháng), Viện K, Bệnh Viện Hi Vọng, Bệnh Viện Hạt Nhân Quân Đội, Bệnh Viện Tai- Mũi Họng... Tuy nhiên kết luận cuối cùng của các bác sỹ đều là: Bệnh hiểm nghèo, hiếm gặp và không thể mổ.
Hôm vừa rồi, thấy thông tin trên báo nói về một trường hợp có căn bệnh gần giống với con mình, bố mẹ Tuấn lại gửi hồ sơ bệnh án vào bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm từ bệnh viện, nhưng niềm hy vọng sẽ cứu được con thoát khỏi khối u quái ác vẫn chưa bao giờ vụt tắt đối với những người sinh thành ra Tuấn.
Hiện nay, căn bệnh của Tuấn ngày càng xấu đi, đi lại cũng như ăn uống khó khăn vì mũi đã sưng to và đẩy 2 mắt về 2 phía nhưng chỉ có một mắt có khả năng thấy được còn mắt còn lại đã mờ đi và tai cũng bị điếc, mọi sinh hoạt như ăn, uống, thở của em đều bằng miệng. Không những thế, cứ vài ngày, máu từ mắt và mũi của em lại bị ộc ra ngoài. Nhìn cảnh cậu bé 14 tuổi nhỏ thó, nằm co quắp trong một góc giường, bên cạnh là những túi bông băng khiến cho ai chứng kiến cảnh ấy cũng không cầm nổi nước mắt.
14 tuổi nhưng Tuấn chỉ nặng 20kg, mỗi ngày em chỉ có thể ăn nửa bát cơm, chân và tay của em càng ngày cầng teo tóp lại. Cách đây 4 năm, lúc Tuấn 11 tuổi, em đã nặng 35kg, cao 1m42, nhưng từ khi bị bệnh, không ăn uống được nên ngày càng suy nhược. 4 năm bị bệnh, ngoài những ngày tháng theo xe cùng bố đi các bệnh viện, cậu bé chỉ biết ở trong phòng, không ra khỏi nhà vì những mặc cảm và tủi phận khi các ánh mắt đổ dồn về phía mình.
5 năm đi học, Tuấn luôn là cậu học trò ngoan và học giỏi.
Điều đáng nói là Tuấn sinh ra sau 10 lần mang thai không thành của mẹ. Vì thế em ra đời là niềm hạnh phúc vô bờ của bố mẹ và họ hàng. Không ngờ cái niềm vui ấy lại chẳng tày gang thì nỗi bất hạnh đổ ập xuống ngôi nhà bé nhỏ ấy.
Ôm đứa con trai tội nghiệp của mình vào lòng, chị Nguyễn Thị Hồng, mẹ của Tuấn sụt sùi kể lại: "Nhiều lần cháu ngủ dậy bảo đêm mơ thấy bà nội về (người bà đã mất) kéo tay cháu bảo đi với bà thôi, ở thế khổ lắm nhưng nó khóc bảo bố mẹ cứu con đừng để bà bắt con đi, con chỉ muốn ở với bố mẹ thôi, đau đớn con cũng chịu đựng được, thương con mà lòng đau như cắt".
Gạt những dòng nước mắt đang lăn, chị tiếp lời: "Những năm đi học cháu rất ngoan, luôn là học sinh giỏi của trường, không ngờ ông trời lại bắt cháu phải gánh căn bệnh quái ác này. Vợ chồng tôi cũng mang cháu đi khắp các bệnh viện, cứ nơi nào có hy vọng mổ được cho cháu là chúng tôi đều mang cháu đến nhưng đi đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Vừa rồi tôi nghe nói trong Bệnh Viện Chợ Rẫy TP.HCM đã mổ được một trường hợp gần như của cháu nên gia đình cũng gửi hồ sơ bệnh án của cháu vào nhưng nghe nói bước đầu hội chẩn cũng phải mất trên 500 triệu. Chồng chạy xe tải, tôi thì bán mấy hàng vặt chỉ đủ sống chứ làm gì có số tiền lớn như thế. Nhưng nếu y học chữa được bệnh cho con thì có bán nhà, có đi ăn xin để lấy tiền mổ cho con thì tôi cũng đi".
Giờ đây sau những năm tháng chịu đựng sự hành hạ của bệnh tật em trở nên mặc cảm, lầm lũi như một cái bóng, mỗi ngày em làm bạn với 4 bức tường, héo hắt chờ ngày qua, đêm đến...
Chia tay gia đình Tuấn, vẫn ám ảnh trong tôi lời nói của cậu bé: "Em thèm được trở về những ngày trước đây khi chưa bị bệnh, thèm khát được đến trường đi học, được vui chơi cùng bạn bè trang lứa mà không phải sợ ánh mắt của người đời". Có ai không nghẹn lòng khi nghe cái khát khao cháy bỏng của một cậu bé mà đối với đứa trẻ nào sinh ra bình thường cũng đều được hưởng...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 764: Anh Lê Trung Hà: Khu phố 1, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
ĐT: 0984.722.489
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Ông Vũ Khoan: "Ngân hàng đang lãi ảo" "Khi nền kinh tế khó khăn, ở tất cả các nước, đều nổ ở bất động sản và ngân hàng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tôi thấy kinh tế khó khăn thế mà ngân hàng vẫn lãi khủng chứng tỏ là ảo! Tái cơ cấu phải nhìn thấy điều đó để xử lý tập trung vào đây" - ông Vũ Khoan nhấn...