Sử dụng quá liều: Thuốc hạ sốt thành… thuốc độc
Không chỉ thuốc ngủ, thuốc diệt cỏ (paraquat), thuốc trừ sâu hay thuốc chuột mới gây ngộ độc, ngay cả thuốc hạ sốt cũng gây ra những nguy hiểm chết người nếu sử dụng quá liều…
Hạ sốt nhanh, bệnh nhi phải vào cấp cứu
Bị sốt 2 ngày liên tiếp không bớt, em Ph.T.B.Ng 6 tuổi, ngụ tại phường 8, quận 4, TP.HCM được người nhà ra nhà thuốc Tây tự mua thuốc uống, trong đó có gói thuốc hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen) 250mg. Muốn con hạ sốt nhanh nên mẹ cho Ng. uống liên tục 4 gói chỉ trong vòng nửa ngày, nhưng vẫn không hạ nhiệt. Tại một bệnh viện (BV), em được tiếp tục cho hạ sốt với 2 viên Efferalgan (Acetaminophen) 150mg nhét hậu môn và còn được chích 260mg Perfangan (cũng là Acetaminophen). Sau đó em có triệu chứng ói ra máu và lơ mơ nên được chuyển đến BV. Nhi Đồng 2.
Tại đây, các bác sĩ (BS) ghi nhận em Ng. đang ở trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên, lơ mơ và liên tục co gồng. Một bệnh nhi khác cũng nhập viện cùng thời điểm là em Đ.Ng 10 tháng, ngụ tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình phước, có bệnh 3 ngày sốt cao liên tục, ói và tiêu chảy nhiều lần. Theo lời khai của người nhà, em được cho uống lên tục 5 liều thuốc hạ sốt, mỗi lần với Paracetamol 325mg. Sau đó em có triệu chứng co gồng và được người nhà cho nhập viện BV. Nhi Đồng 2 với tình trạng môi tái, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, có tình trạng suy chức năng gan, thận, rối loạn đông máu.
Sau khi nhập viện, cả 2 em đều được các BS của khoa Cấp cứu và Hồi sức của BV. Nhi Đồng 2 tích cực điều trị. Xét nghiệm và đo nồng độ Acetaminophen trong máu cho thấy P.T.B.Ng. có nồng độ Acetaminophen trong máu rất cao là 199,18/mL> 12giờ (vượt qua ngưỡng ngộ độc là 50/mL giờ thứ 12). Riêng Đ.Ng., dù nồng độ Acetaminophen trong máu không quá cao, không vượt qua ngưỡng ngộ độc Acetaminophen, nhưng do tình trạng nhiễm trùng huyết nặng đồng thời do sử dụng quá liều thuốc hạ nhiệt Acetaminophen, nên tình trạng suy tế bào gan càng trầm trọng, rối loạn đông máu càng nặng hơn. Cả hai đều có triệu chứng tổn thương tế bào gan do ngộ độc vì uống thuốc quá liều.
Video đang HOT
Trước đó, vào đầu tháng 3, Khoa cấp cứu BV này cũng tiếp nhận cùng một lúc 2 em Yến V. (12 tuổi) và Phương T. (9 tuổi) là học sinh nội trú của một trường tiểu học dân lập Quốc tế TP.HCM với chẩn đoán là ngộ độc thuốc. Yến V. đã uống 20 viên Panadol và Phương T. uống 18 viên. Trong vài tháng đầu năm nay, đã có hàng chục ca nhập BV. Nhi Đồng 2 vì ngộ độc thuốc như thế.
Đưa trẻ nhập viện khi thấy dấu hiệu ngộ độc thuốc
Theo BS. Trịnh Hữu Tùng, BV. Nhi Đồng 2, ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol khi dùng quá liều, dùng trên 150mg/kg cân nặng/liều đơn độc ở trẻ em hay trên 7g cho một người lớn trung bình trong 24 giờ. Tất cả các bệnh nhân (BN) dùng liều trên 350mg/kg sẽ gây độc cho gan nặng. Khi ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol, BN sẽ có những triệu chứng: buồn nôn hay nôn mửa, vã mồ hôi, tái nhợt, thẫn thờ, lo âu. Từ 24 – 72 giờ sau uống, BN sẽ có triệu chứng của tổn thương gan rõ như: đau hạ sườn phải, gan lớn, tăng các men gan như AST và ALT, tiểu ít và suy giảm chức năng thận.
Một nghiên cứu của Trung tâm chống độc, BV. Bạch Mai, Hà Nội cách đây vài năm đã cho thấy tình hình ngộ độc thuốc Paracetamol có xu hướng gia tăng, vì thuốc này được coi là thuốc an toàn và BN có thể tự ý mua và tự điều trị mà ít cần đơn của BS. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ ngộ độc Paracetamol đã đứng hàng thứ hai (sau ngộ độc thuốc ngủ và thuốc an thần) trong số các BN ngộ độc thuốc phải điều trị.
Sau 3 ngày, BN có biểu hiện vàng da, lơ mơ, lú lẫn do bệnh cảnh não do gan, và có xuất huyết nội tạng, hạ đường huyết và suy thận cấp do hoại tử ống thận cấp. Tử vong xảy ra trong giai đoạn này thường do suy chức năng đa cơ quan. Từ 4 ngày đến 2 tuần, nếu BN còn sống sẽ bước vào giai đoạn hồi phục, thường bắt đầu ngày thứ 4 và hoàn toàn 7 ngày sau quá liều. Hồi phục có thể chậm hơn ở BN nặng, những triệu chứng và và xét nghiệm có thể không bình thường trong vài tuần.
BS. Tùng khuyến cáo, khi thấy trẻ có triệu chứng hay nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol, các bậc phụ huynh cần cho trẻ vào ngay BV để các BS xử trí cấp cứu. Để cấp cứu ngộ độc có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là nhận biết kịp thời chất độc hoặc thuốc mà BN đã dùng. Qua những trường hợp trên, các bậc phụ huynh nên lưu ý không được “ nóng vội” cho trẻ uống quá liều thuốc hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen). Tuân thủ liều điều trị thông thường là 40 – 60mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần hay 10 – 15mg/kg cân nặng/lần. Nếu trẻ dùng liều hạ sốt như trên mà vẫn không giảm được nhiệt độ, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của BS, chứ không nên tự tiện dùng tiếp thuốc hạ sốt thêm sẽ dẫn đến quá liều và ngộ độc thuốc.
Theo Sức khỏe đời sống
Làm gì khi bị ù tai?
Ù tai là thứ tiếng mà người ta nghe giống như tiếng rít, tiếng vo ve trong một bên tai hoặc cả hai tai... Ù tai trở nên khó chịu, thậm chí nặng nề tới mức không chịu đựng nổi.
Y học hiện chưa tìm ra được cách khử ù tai thật chắc chắn, trừ trường hợp đã biết rõ nguyên nhân. Ví dụ, cục ráy tai mà ta có thể lấy ra được hoặc rối loạn gắn liền với một bệnh cụ thể: huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết.
Ai cũng có thể bị ù tai, không phân biệt giới tính, môi trường xã hội hoặc tuổi tác. Nguyên nhân thông thường nhất là chấn thương do âm thanh, thường do nghe nhạc tăng âm hoặc do phơi nhiễm liên tục với âm thanh cường độ hỗn loạn. Tiếp theo là các bệnh về mạch hoặc liên quan đến tuổi tác. Còn có các nguyên nhân khác, nhưng hiếm hơn: ngộ độc thuốc, bệnh đặc thù về ốc tai, u lành não...
Trong một số trường hợp người ta có thể khử ù tai bằng:
- Thuốc: Hiện thời, nhóm thuốc tỏ ra có hiệu nghiệm tương đối với ù tai là benzodiazépine và đặc biệt là thuốc rivotrl. Nhưng thuốc có hiệu ứng phụ, chỉ dành cho những người bị ù tai nặng.
- Máy trợ thính: trong 90% ca bệnh, ù tai có hậu quả là mất thính giác. Có thể giảm đáng kể chứng ù tai bằng việc mang máy trợ thính.
- Phương pháp điện kích thích và châm cứu: Có thể điều trị ù tai bằng phương pháp điện kích thích hoặc kim châm (phương pháp châm cứu) ốc tai, cơ quan thần kinh cảm thụ của tai, giống như kích thích một vùng bị đau. Mỗi tuần điều trị 30 phút, trong 6 tuần, sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
- "Lặp quen". Đối với những người mắc chứng ù tai lâu ngày, có thể luyện não để làm quen với thứ tiếng động nhiễu (phương pháp "lặp quen" nhằm quên đi một phản xạ). Đây không phải là cách chữa khỏi ù tai, mà tạo cảm giác là ù tai không gây phiền nhiễu. Phương pháp "lặp quen" cho kết quả rất tốt: có tới 85% bệnh nhân được cải thiện.
- Máy phát tiếng động. Máy có kích thước nhỏ, có hoặc không ghép với bộ phận trợ thính, được gắn vành sau tai, luôn luôn phát ra cùng một dạng âm thanh. Cần đeo máy trong khoảng từ 12-18 tháng.
- Liệu pháp ứng xử và tĩnh tâm học. Chúng đều có mục tiêu là kiểm soát stress. Lợi thế là vừa nhanh vừa hiệu quả (cần từ 6-10 buổi điều trị). Một số giải pháp khác làm giảm thiểu ù tai như liệu pháp thôi miên hoặc một số phương pháp thư giãn như xoa bóp, yoga...
Theo PNO
Khắc phục 10 sai lầm về giấc ngủ Thay vì dùng thuốc ngủ để đối phó chứng mất ngủ, hãy tìm căn nguyên từ sự thiếu cân bằng của bản thân. Sai lầm 1: Không tuân theo một lịch ngủ nhất định Hãy tạo cho mình thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ. Đồng hồ sinh học điều chỉnh giấc ngủ khỏe mạnh phụ thuộc vào tính ổn định nhất...